Vườn quýt lục bình “siêu to khổng lồ” của nghệ nhân ở Hưng Yên: “Tôi mua 400 cây nhưng chỉ chọn được 30 cây”
Thời điểm Tết Tân Sửu đang đến gần, chính vì vậy, vườn quýt lục bình “siêu khủng” của nghệ nhân Nguyễn Trung Thành tại thôn Phi Liệt ( xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, Hưng Yên) cũng đã sẵn sàng cho dịp Tết sắp tới.
Từ lâu, nghệ nhân uốn cây Nguyễn Trung Thành (Văn Giang, Hưng Yên) nổi tiếng với loại quýt lục bình “khủng” cho dịp Tết đến xuân về. Ông luôn tung ra thị trường những sản phẩm quýt độc đáo, tốn công sức chăm bẵm suốt nhiều năm trời.
Vườn quýt lục bình của nghệ nhân Nguyễn Trung Thành đã sẵn sàng đón Tết Tân Sửu
Mỗi năm, ông Thành thường nhập khoảng 300 – 400 gốc quýt để chọn gốc, dáng, tạo những chậu quýt lục bình cỡ lớn, bắt mắt. Tuy nhiên, dù nhập nhiều cây nhưng chỉ từ 30 – 40 cây quýt đủ tiêu chuẩn để tạo dáng, làm thành chậu quýt lục bình đẹp.
“Tôi mua 400 cây nhưng chỉ chọn được 30 cây để làm thành chậu quýt lục bình cỡ lớn, không phải cây nào cũng có thể chọn làm được. Năm nay nhà tôi chỉ làm được 30 chậu đó, đến hiện tại đã bán được 10 chậu và còn 20 chậu tôi vẫn chăm sóc tỉ mỉ hàng ngày”, ông Thành chia sẻ.
Khoảng 400 gốc quýt chỉ chọn được khoảng 30 gốc có thể làm được chậu quýt lục bình khủng
Chậu cây quýt phải được chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ, tưới hàng ngày để luôn tươi tốt
Theo ông Thành, để có được một chậu quýt lục bình cỡ lớn, đẹp, đủ tiêu chuẩn phải tốn rất nhiều công sức và đòi hỏi kinh nghiệm cao mới có thể làm được.
“Chăm sóc cây tốt có độ già từ 3 – 5 năm mới đánh vào chậu được. Đánh vào chậu xong sẽ lại phải chăm sóc để cây khoẻ mạnh rồi tiến hành gò quả, tạo tán để thành hình cái bình sao cho đẹp. Người uốn dây thép, tạo tán giỏi thì mất hơn một ngày, người không giỏi phải làm hơn 2 ngày mới xong”, ông Thành cho biết.
Một chậu quýt lục bình “siêu to khổng lồ” có chiều cao khoảng 3,5m, đường kính khoảng 1,2m
Toàn bộ thân cây phải đảm bảo độ cân xứng
Video đang HOT
Khi gần đến dịp Tết, cây quýt được đánh vào chậu để chăm sóc
Trung bình, mỗi cây quýt lục bình có chiều cao khoảng 3,5m, đường kính khoảng 1,2m. Đặc biệt, hình dáng cây phải cân đối giống chiếc lục bình, phần cành lộc vươn cao lên phía trên. Mỗi quả quýt phải đủ độ chín và căng mọng.
Do quá cao nên phần ngọn thường được ông Thành trèo lên thang lên để chăm sóc
Do quýt lục bình khá “kén” khách, giá thành cao, đòi hỏi chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận nên không thể sản xuất được nhiều: “Cây quýt lục bình cỡ lớn này không phải ai cũng có thể mua về chơi được vì giá thành hơi cao. Tôi làm cũng tốn công, tỉ mỉ nên không làm được nhiều. Lượng khách mua chủ yếu là các công ty, công sở và giới đại gia”, ông Thành cho biết.
Những sợi thép nhỏ được uốn, buộc các cành và quả quýt lại một cách tỉ mỉ để tạo dáng
Mỗi chậu quýt lục bình có thể chơi Tết được đến hết tháng 3 Âm lịch và phải chờ nhiều năm sau để có thể tạo dáng lại đối với cây đó để tránh chết cây
Những cây quýt có chiều cao thấp, tán nhỏ, sẽ được gò theo hình tháp để phục vụ khách hàng
Mỗi chậu quýt lục bình hiện đang có giá từ 24 – 30 triệu đồng/cặp. Ông Thành cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên giá bán quýt lục bình năm nay có xu hướng giảm và ít khách mua hơn.
Bản đồ Việt Nam kết bằng hoa tươi rực rỡ ở làng hoa Xuân Quan
Rất nhiều tác phẩm được người dân trồng hoa làng Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên) đưa đến lễ hội hoa thu hút sự chú ý của du khách, độc đáo nhất chính là bức tranh 'Bản đồ Việt Nam' rực rỡ với nền đỏ và ngôi sao vàng.
Nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 20km, làng hoa Xuân Quan có hơn 500 hộ làm nghề trồng hoa và chăm sóc cây cảnh với tổng diện tích trên 100ha. Dù mới phát triển khoảng chục năm gần đây nhưng những hộ trồng hoa tại Xuân Quan đã có những bước phát triển, đầu tư vượt bậc, xuất hoa đi khắp mọi miền Tổ quốc.
Tại lễ hội hoa Xuân Quan năm 2020, hàng trăm loại hoa đua nhau khoe sắc. Lễ hội được xem là hoạt động quảng bá, giới thiệu làng hoa đến du khách, đồng thời thúc đẩy tiềm năng du lịch và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Tại Lễ hội hoa Xuân Quan năm 2020, khách tham quan có dịp chiêm ngưỡng nhiều loại hoa và các mô hình được trang trí bằng hoa của người dân nơi đây.
Đặc biệt, tại đây có mô hình bản đồ Việt Nam được làm hoàn toàn bằng sản phẩm của các hộ trồng hoa ở thôn 4, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
"Đến với lễ hội hoa, thôn 4 chúng tôi đã mang đến tác phẩm "Bản đồ Việt Nam", có các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Côn Đảo, Phú Quốc... Để làm lên tác phẩm này, chúng tôi đã mang đến 3.000 cây hoa xác pháo màu đỏ, tượng trưng cho lá cờ Việt Nam, 70 cây cúc vàng để làm hình ngôi sao. Mỗi ngày chúng tôi huy động 18 - 20 người, làm trong 3 ngày để hoàn thành tác phẩm này", ông Đàm Văn Hưng, đại diện thôn 4, xã Xuân Quan cho biết.
Ông Đàm Văn Hưng thường xuyên tưới nước để hoa tươi, bản đồ rực rỡ
Tác phẩm bản đồ Việt Nam của thôn 4 xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên) thu hút du khách
Hoa xác pháo làm nền màu đỏ rực rỡ cho "bức tranh" bản đồ Việt Nam ở lễ hội hoa Xuân Quan.
Hoa cúc kết thành hình ngôi sao vàng.
Hình ảnh các quần đảo tượng trưng được kết khéo léo, hài hòa màu sắc bằng cây và hoa.
Du khách rất hào hứng với hàng trăm loại hoa độc đáo và các tác phẩm ấn tượng của người dân làng hoa Xuân Quan.
Từ Côn Đảo ra thăm người thân tại Hưng Yên, anh Nguyễn Hải Đăng được người nhà đưa tới lễ hội hoa để tham quan và chụp hình. Lễ hội hoa đã gây ấn tượng mạnh với anh bởi vẻ đẹp đặc trưng miền Bắc, gợi không khí Tết đoàn viên đầm ấm.
"Tôi xa quê từ bé nên cũng không biết ở quê mình có một vùng hoa lớn như thế này. Tại đây tôi có cảm giác rất khác lạ so với các hội chợ hoa Sa Đéc trong miền Tây nơi tôi sinh sống".
Chị Nguyễn Thị Hà, một du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: "Tôi đến đây cùng bạn để ngắm hoa và chụp ảnh. Điều tôi cảm thấy thích thú nhất ở đây là con người rất nhiệt huyết và thân thiện. Họ đã mất rất nhiều công sức để tạo nên một khung cảnh đẹp như thế này nhưng du khách tới tham quan và chụp ảnh không mất một loại phí dịch vụ nào".
Toàn cảnh hội chợ hoa xã Xuân Quan nhìn từ trên cao.
Ông Lê Quý Đôn (Chủ tịch UBND xã Xuân Quan) cho biết: "Đây là dịp để Xuân Quan tri ân các khách hàng đã tin cậy tìm đến với làng hoa; đồng thời là dịp để địa phương quảng bá thương hiệu sản phẩm hoa do chính người dân nơi đây làm ra".
Nhiều tác phẩm trưng bày tại lễ hội hoa rất độc đáo, bắt mắt, thu hút du khách chụp hình lưu niệm.
Tác phẩm hoa chào mừng Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Hoa được phun tưới thường xuyên để đảm bảo luôn tươi xanh, rực rỡ.
Lễ hội hoa nhằm quảng bá sản phẩm hoa Xuân Quan tới mọi miền và mời gọi các nhà đầu tư chắp cánh cho thương hiệu "hoa Xuân Quan".
Nhiều người lớn tuổi cũng đến lễ hội hoa để chụp hình kỷ niệm. Ở đây có nhiều mô hình rất gần gũi với thôn quê, ít xuất hiện ở các địa điểm trưng bày hoa khác.
Huyện Văn Giang hiện có hơn 1.000ha chuyên trồng hoa cây cảnh, tập trung thành 3 vùng chuyên canh và hình thành 8 làng nghề chuyên sản xuất hoa cây cảnh thu hút trên 5.000 hộ tham gia, tạo việc làm cho trên 13.000 lao động. Tổng thu nhập từ trồng hoa cây cảnh mỗi năm của huyện đạt gần 800 tỷ đồng.
Lễ hội hoa Xuân Quan là dịp để khách tham quan được thưởng thức, mua sắm các loại hoa cây cảnh đẹp, độc và lạ; được giao lưu chia sẻ kinh nghiệm từ các nghệ nhân của các làng nghề về bí quyết chăm sóc hoa cây cảnh và thú chơi tao nhã của người Việt khi Tết đến Xuân về.
Ngắm cây dâm bụt mọc bờ rào thế "lạ", qua tay nghệ nhân hóa siêu phẩm Cây dâm bụt có thân uốn lượn kỳ quái, khiến nhiều người trong giới chơi cây cảnh "sửng sốt" dừng chân lại ngắm nhìn. Trên mạng xã hội gần đây chia sẻ hình ảnh cây dâm bụt cổ có thân thế "lạ" thu hút sự chú ý của nhiều người. Theo tìm hiểu cây cảnh độc lạ này lần đầu xuất hiện tại...