Vườn Quốc gia Vũ Quang hành trình đến “Vườn Di sản ASEAN”
Với các giá trị về đa dạng sinh học và vai trò to lớn trong công tác bảo tồn, Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã chính thức được công nhận là ‘ Vườn Di sản ASEAN’.
Những giai đoạn hình thành và phát triển
Năm 2019, Vườn Quốc gia Vũ Quang đã chính thức được công nhận là “Vườn Di sản ASEAN”. Ảnh: Huy Tùng
Khu Bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang được thành lập năm 1986 (theo Quyết định 194/CT ngày 9/8/1986 của Hội đồng Bộ trưởng), có tổng diện tích 16.000 ha, với vai trò chủ yếu là bảo tồn khu di tích lịch sử gắn liền với cuộc khởi nghĩa Cần Vương chống Pháp vào cuối thế kỷ thứ XIX của nhà yêu nước Phan Đình Phùng.
Với việc phát hiện 2 loài thú mới là sao la và mang lớn (năm 1992-1993) cùng tính đa dạng sinh học cao tại khu vực, ngày 14/6/1994, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang chính thức được thành lập. Ban được giao quản lý 52.366 ha rừng trên địa bàn 2 huyện Hương Sơn và Hương Khê với chức năng là bảo vệ rừng, bảo tồn tính đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa lịch sử.
Ông Nguyễn Danh Kỳ (bên phải) – Giám đốc Vườn Quốc gia Vũ Quang tham dự hội nghị và nhận danh hiệu Vườn Di sản ASEAN cho Vườn Quốc gia Vũ Quang từ hội đồng AHP.
Tiếp đó, dự án bảo tồn Vũ Quang của WWF Đông Dương được Chính phủ Vương quốc Hà Lan tài trợ với tổng ngân sách 2,4 triệu USD được kích hoạt vào tháng 5/1995 với thời gian thực hiện 5 năm.
Năm 2002, Khu Bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc chuyển Khu Bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang thành Vườn Quốc gia Vũ Quang.
Trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất Việt Nam
Hệ sinh thái Vườn Quốc gia Vũ Quang hết sức phong phú và đa dạng. Ảnh: Huy Tùng
Vườn Quốc gia Vũ Quang được biết đến là trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam, nơi đây lưu giữ nhiều nguồn gen rất giá trị cho công tác bảo tồn. Vườn nằm trong một vùng sinh thái có mức độ ưu tiên toàn cầu, được xác định là cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học cho cả khu vực thuộc dãy Trường Sơn.
Vườn Quốc gia Vũ Quang có sự hiện diện của nhiều loài đặc hữu cho cả Việt Nam và Lào. Trong đó, có những loài đặc trưng, quý hiếm như: sao la, mang lớn, thỏ vằn, cầy vằn, chà vá chân nâu, vượn đen, gà lôi lam đuôi trắng, rắn lục sừng, ếch cây sần Bắc Bộ…
Trong những năm của thập niên 90, các nhà khoa học tìm ra ở các khe suối trên vùng rừng Vũ Quang thêm 5 loài cá mới cho khoa học, gồm: cá lá giang, cá chuồn sông, cá bướm, cá đong chấm sọc, cá chiên thác bẹt và 3 loài tảo. Tại đây cũng đã xác định được 1.829 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 813 chi với 217 họ; ghi nhận sự góp mặt của 94 loài thú thuộc 26 họ, 315 loài chim, 58 loài bò sát, 31 loài lưỡng cư, 88 loài cá xương, 316 loài bướm, 73 loài kiến và 28 loài nhện.
Video đang HOT
Sao la (Kỳ lân châu Á) Pseudoryx nghetinhensis – loài mới được phát hiện đầu tiên tại Vườn Quốc gia Vũ Quang (Nguồn: internet)
Các loài mới cho khoa học nêu trên đều là các loài “đặc hữu” (edemic) cho vùng trung Trường Sơn nhưng được phát hiện, mô tả và công bố loài mới đầu tiên ở các sinh cảnh của rừng Vũ Quang. Khu vực này “có duyên” với việc phát hiện loài mới đến mức các chuyên gia và nhà báo nước ngoài từng nói rằng, “Vũ Quang là mỏ loài mới của Việt Nam”.
Vườn Quốc gia Vũ Quang có đầy đủ các tiêu chí để trở thành thành viên của Hiệp hội Các Vườn di sản ASEAN như: Tính toàn vẹn hệ sinh thái, tính đại diện, tính tự nhiên, tính độc đáo và các sinh cảnh đặc trưng, cùng các loài quý hiếm, tính hợp pháp và hợp lý, tính xuyên biên giới, kế hoạch quản lý, tầm quan trọng cho bảo tồn. Các tiêu chí nêu trên tại Vườn Quốc gia Vũ Quang được Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB) thật sự ấn tượng và đánh giá rất cao thông qua các chương trình làm việc cũng như khảo sát thực tế tại khu vực.
Chà vá chân nâu (ảnh 1), thỏ vằn Trường Sơn (ảnh 2), ếch cây Kio (ảnh 3) và mang lớn (ảnh 4).
Tại Hội nghị Vườn Di sản ASEAN (AHP) lần thứ 6 diễn ra tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (tháng 10/2019), Vườn Quốc gia Vũ Quang chính thức được công nhận là “Vườn Di sản ASEAN” (Khu AHP) cùng với 3 đại diện khác của Việt Nam. Đây là niềm vinh dự lớn lao đối với cán bộ, công nhân viên Vườn Quốc gia Vũ Quang cũng như của Nhân dân Hà Tĩnh.
Việc công nhận danh hiệu Vườn Di sản ASEAN góp phần quan trọng đối với công tác bảo tồn các hệ sinh thái không chỉ có đa dạng sinh học cao mà còn có giá trị văn hóa, lịch sử đối với từng quốc gia và cả khu vực. Đồng thời, điều này góp phần quan trọng nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học của người dân các nước ASEAN.
Trà mi hoa vàng được phát hiện tại Vườn Quốc gia Vũ Quang.
Vườn Di sản ASEAN là danh hiệu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), được triển khai từ năm 2003 với mục đích bảo tồn toàn diện các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, mang tính độc đáo của khu vực ASEAN với sự tham gia và ký kết của các bộ trưởng về môi trường của ASEAN.
Ghé thăm Vườn quốc gia Tam Đảo - khu đa dạng sinh học cao
Vườn quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen.
Khung cảnh trong vườn Quốc Gia Tam Đảo.
Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trọn trên dãy núi Tam Đảo, dài trên 80km, rộng 10-15km chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
Vườn trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Tam Đảo), Thái Nguyên (huyện Đại Từ) và Tuyên Quang (huyện Sơn Dương), cách Hà Nội khoảng 75km về phía Bắc, là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là kho dự trữ các nguồn gen động thực vật quý hiếm của Việt Nam.
Dãy núi Tam Đảo tạo ra hai sườn Đông và Tây rõ rệt, lượng mưa hàng năm khác nhau đã góp phần tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác biệt. Đây cũng là yếu tố tạo ra 2 đai khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới mưa mùa từ độ cao 700-800m trở xuống và đai khí hậu á nhiệt đới mưa mùa, cũng như một số khu vực có nhiệt độ, lượng mưa rất khác nhau của Tam Đảo.
Tất cả tạo nên một Vườn quốc gia Tam Đảo được che phủ bởi một lớp thảm thực vật dày đặc, nhiều tầng và đa dạng về loài, đa dạng về quần xã sinh học và hệ sinh thái.
Vườn quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen phục vụ cho nghiên cứu khoa học, học tập cho các nhà khoa học và sinh viên trong nước cũng như quốc tế.
Rừng Tam Đảo còn có nhiều loài cây thuốc quý hiếm do vậy là nguồn dược liệu hữu ích cho nhân dân quanh vùng.
Vườn quốc gia Tam Đảo rộng 34.995ha, trong đó có 26.163ha rừng, chủ yếu là dạng rừng tự nhiên mưa ẩm thường xanh với độ che phủ chiếm 70% diện tích.
Ngoài ra, trong Vườn quốc gia Tam Đảo cũng tồn tại một số kiểu rừng khác như rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng lùn trên đỉnh núi, rừng tre nứa, rừng phục hồi sau khai thác, rừng trồng, trảng cây bụi, trảng cỏ.
Vườn quốc gia Tam Đảo có 1.282 loài thực vật thuộc 660 chi thuộc 179 họ thực vật bậc cao có mạch, trong đó có các loài điển hình cho vùng cận nhiệt đới. Có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn và bảo vệ như hoàng thảo Tam Đảo, trà hoa dài, trà hoa vàng Tam Đảo, hoa tiên, chùy hoa leo, trọng lâu kim tiền.
Động vật cũng rất phong phú, có 163 loài thuộc 158 họ của 39 bộ, trong 5 lớp với 239 loài chim, nhiều loài có màu lông đẹp như vàng anh, sơn tiêu trắng, sơn tiêu hồng, sơn tiêu đỏ, có những loài quý hiếm như gà tiền, gà lôi trắng có 64 loài thú với những loài có giá trị như sóc bay, báo gấm, hổ, gấu ngựa, cầy mực, vượn, voọc đen.
Có 39 loài động vật đặc hữu, trong đó có 11 loài loài đặc hữu hẹp chỉ có ở Vườn quốc gia Tam Đảo như rắn sãi angen, rắn ráo thái dương, cá cóc Tam Đảo và 8 loài côn trùng.
Vườn quốc gia Tam Đảo là tài sản quý của quốc gia, có nhiều lợi ích cho cộng đồng cư dân trong khu vực. Vườn còn đem lại giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi trường, điều tiết và cung cấp nước, phục vụ nghiên cứu khoa học và phục vụ cho du lịch và nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, dược liệu.
Nhằm quản lý, bảo vệ phát triển bền vững các hệ sinh thái trong Vườn quốc gia Tam Đảo, ngay từ khi thành lập ban quản lý Vườn đã chia thành 3 phân khu chính gồm:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Có diện tích là 17.295ha nằm ở độ cao 400m trở lên(trừ khu nghỉ mát Tam Đảo). Đây là khu vực còn rừng tự nhiên và là nơi cư chú của các loài chim thú trong khu vực.
Phân khu này nhằm bảo vệ nghiêm ngặt các hệ sinh thái rừng và hệ động, thực vật trong phân khu như cấm khai thác gỗ, củi và các lâm sản khác; cấm săn bắt động vật rừng và bất kỳ hành động nào ảnh hưởng đến rừng và các loài động thực vật rừng; và không xây dựng các công trình đồ sộ và làm đường lớn trong phân khu.
Phân khu phục hồi Sinh thái: Có diện tích là 15.398ha, nằm bao quanh phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, do trước kia khu vực này nằm ngoài khu rừng cấm Tam Đảo nên rừng tự nhiên ở khu vực này bị khai thác nhiều lần và nhiều diện tích đã bị mất rừng.
Mật độ che phủ của cánh rừng thông ở Vườn quốc gia Tam Đảo được đảm bảo, tạo cảnh quan và giữ gìn môi trường sinh thái. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Đến nay phân khu này được khoanh nuôi phục hồi và trồng lại rừng. Rừng đã phát triển tốt góp phần bảo vệ môi trường và phòng hộ đầu nguồn cho khu vực Tam Đảo.
Khu này nhằm tái tạo lại rừng tự nhiên trên diện tích đã bị phá hoại để phục hồi lại hệ sinh thái rừng và giảm bớt tác động cảu con người vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, tăng cường bảo vệ môi trường và nguồn nước.
Tại đây sẽ khoanh nuôi, lợi dụng tái sinh tự nhiên nơi còn cây mẹ gieo giống và đất rừng còn tốt. Trồng lại rừng nơi không còn khả năng tái sinh tự nhiên.
Bước đầu có thể trồng cây nhập nội mọc nhanh như Thông đuôi ngựa (pinus massoniana), Keo (Acaciamangium). Sau đó, trồng cây gỗ lớn có nguồn gốc địa phương và cây đặc sản có giá trị kinh tế cao.
Phân khu hành chính và dịch vụ du lịch: Có diện tích 2.302ha nằm ở sườn Tây Bắc Tam Đảo thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc bao quanh thị trấn Tam Đảo và hệ thủy của 2 suối Thác Bạc và Đồng Bùa.
Trong phân khu có cả rừng tự nhiên và rừng trồng để tạo cảnh quan đẹp và môi trường sinh thái cho khu du lịch.
Khu này tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến nghỉ mát, giải trí và tìm hiểu thiên nhiên, tài nguyên rừng Tam Đảo.
Tại đây có xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí hấp dẫn khách du lịch. Đồng thời xây dựng, cải tạo các điểm, các tuyến du lịch trong phân khu để tạo sự hấp dẫn cho du khách và luôn chú ý bảo vệ thiên nhiên trong khu vực, không làm tổn hại đến rừng, các cảnh quan, nguồn nước và môi trường sinh thái.
Gấu được nuôi dưỡng chăm sóc tại Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Tại Vườn quốc gia Tam Đảo còn có Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam đươc xây dựng trên diện tích gần 12ha, thiết kế để có đủ điều kiện chăm sóc suốt đời cho khoảng 200-250 cá thể gấu.
Tính đến thời điểm hiện nay, có hơn 100cá thể gấu đã được cứu hộ đang sinh sống tại Trung tâm.
Phần lớn gấu được cứu hộ về Trung tâm thuộc loài gấu ngựa, loài gấu đen có khoang cổ hình bán nguyệt màu vàng chanh. Gấu ngựa có thể nặng tới 200kg, tuổi thọ trung bình khoảng 25 năm. Gấu rất giỏi leo trèo, thích bơi lội, có khứu giác rất tốt và đặc biệt thích ăn các loại mật ong và hoa quả chín.
Ngoài ra, tại Trung tâm cũng có một số cá thể gấu chó, là loại gấu nhỏ hơn nhiều, có khoang cổ hình tròn được nhiều người ví von là biểu tượng của mặt trời lên. Gấu có cân nặng trung bình khoảng 70kg, đặc biệt có móng vuốt rất dài và sắc.
Cũng giống như gấu ngựa, gấu chó thích ăn mật on và các loại hoa quả chín. Ngoài tự nhiên, gấu chó là loài leo trèo rất giỏi và thường dành nhiều thời gian sống trên cây.
Với đội ngũ cán bộ chủ yếu là các chuyên gia thú y nước ngoài Gấu Sau khi được cứu hộ về Trung tâm sẽ được thường xuyên theo dõi sức khỏe và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với từng cá thể.
Đặc biệt, gấu không chỉ được chăm sóc về thể chất mà các yếu tố khác về chất lượng cuộc sống cũng rất được chú trọng. Chẳng hạn, Trung tâm đã thiết kế một chương trình làm giàu dành riêng cho gấu, trong đó cho phép gấu thể hiện các hành vi tự nhiên, kích thích sự phát triển các giác quan cũng như các kỹ năng sinh tồn.
Một trong những mục tiêu quan trọng khác của Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam là nâng cao ý thức cộng động về bảo tồn động vật hoang dã và môi trường tự nhiên nói chung cũng như bảo tồn loài gấu ở Việt Nam nói riêng.
Mục tiêu này được lồng ghép với các hoạt động của Vườn về du lịch môi trường thân thiện, được tăng cường thông qua các đợt thăm quan trung tâm, giúp khách tham quan có thể tận mắt nhìn thấy các cá thể gấu trong hoạt động tự nhiên, nhận thức được sự cần thiết của việc chăm sóc và bảo tồn loài gấu, từ đó góp phần làm giảm nhu cầu đối với mật gấu, các sản phẩm từ gấu, cũng như các hoạt động liên quan đến việc bắt giữ gấu vì mục đích kinh tế./.
Phát triển khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà theo hướng bền vững Với hướng đi kết hợp phát triển du lịch sinh thái với bảo vệ tài nguyên môi trường, Vườn quốc gia Cát Bà đã và đang dần đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Thị trấn Cát Bà nhìn từ trên cao. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN) Khu Bảo tồn sinh quyển thế giới Cát Bà...