Vườn Quốc gia Cúc Phương tổ chức giải chạy xuyên rừng, cự ly dài nhất lên tới 70km
Được sự cho phép của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) và UBND tỉnh Ninh Bình, Vườn Quốc gia Cúc Phương phối hợp tổ chức giải chạy “ Cuc Phuong Jungle Paths 2022″ vào ngày 3/4 tới.
Giải chạy “Cuc Phuong Jungle Paths 2022″ được Vườn Quốc gia Cúc Phương phối hợp tổ chức để chào mừng kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình (1822 – 2022) và 30 năm tái lập tỉnh Ninh Bình (01/4/1992 – 01/4/2022), chào mừng huyện Nho Quan đạt chuẩn nông thôn mới.
Thông qua sự kiện này, Vườn Quốc gia Cúc Phương muốn xây dựng giải trở thành một sản phẩm du lịch sinh thái thường niên, ấn tượng nhằm lan tỏa thông điệp bảo tồn và phát triển bền vững, xứng đáng với Giải thưởng “Vườn quốc gia hàng đầu châu Á” ba năm liên tiếp (2019, 2020, 2021) do Tổ chức World Travel Awards bình chọn.
Cuc Phương Jungle Paths 2022 có sự tham gia ghi danh của khoảng 2.500 vận động viên. Ảnh:VQGCP.
Đồng thời quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp, sức hấp dẫn của hệ giá trị thiên nhiên, lịch sử, văn hóa gắn với Vườn quốc gia Cúc Phương, thực hiện chiến lược bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam.
Với chủ đề: “Đường đua xanh vì bảo tồn và phát triển bền vững”, giải chạy “Cuc Phuong Jungle Paths 2022″ được tổ chức vào ngày 03/4/2022 với 4 cự ly chạy xuyên rừng trên địa hình rừng mưa nhiệt đới trên núi đá vôi, gồm: Cự ly 10km, cự ly 25km, cự ly 42km, cự ly 70km (có kết hợp với chèo SUP trên sông Bưởi).
Là giải chạy đường dài quốc tế thường niên, Cuc Phương Jungle Paths có sự tham gia ghi danh của khoảng 2.500 vận động viên.
Ông Đỗ Văn Lập, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương nhấn mạnh: “Chúng tôi coi đây là một hoạt động chuyên môn thực thụ, gắn với việc đổi mới, sáng tạo trong xây dựng và phát triển du lịch sinh thái nhằm giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên của Vườn. Đây cũng là sản phẩm thiết thực nhất, chào mừng Cúc Phương 60 năm xây dựng và phát triển”.
Với chủ đề: “Đường đua xanh vì bảo tồn và phát triển bền vững”, giải chạy “Cuc Phuong Jungle Paths 2022″ được tổ chức vào ngày 03/4/2022 với 4 cự ly chạy xuyên rừng. Ảnh: VQGCP.
Với diện tích 22.408 ha, Vườn Quốc gia Cúc Phương được ví như một kho báu từ “thở hồng hoang”, với hệ giá trị tổng hòa giữa thiên nhiên, lịch sử và văn hóa.
Thảm xanh bạt ngàn hàng triệu năm tuổi mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới trên núi đá vôi ôm chứa hệ giá trị đa dạng sinh học vô cùng quý giá với việc, tính đến nay ở Vườn Quốc gia Cúc Phương đã ghi nhận 2.234 loài, thuộc 931 chi, 231 họ thực vật. Trong đó, 57 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và 15 loài vật đặc hữu.
Video đang HOT
Cúc Phương có một khu hệ động vật phong phú, đã ghi nhận 669 loài có xương sống thuộc 120 họ, 35 bộ, bao gồm: Thú 138, chim 337, bò sát 80, lưỡng cư 48, cá 66 loài; trong đó có 73 loài động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 3 loài đặc hữu…
Ngay từ khi mới thành lập, Cúc Phương đã là nơi nhen nhóm hoạt động du lịch sinh thái, phục vụ đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Nhiều người vẫn ví Cúc Phương là “Thủ đô” Bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Một trong những nền tảng làm nên bề dày thành tựu trong công tác giáo dục thiên nhiên của Cúc Phương chính là thông qua các sản phẩm du lịch sinh thái.
Cánh rừng được nhìn nhận như một “bảo tàng sống”, một “ngôi trường” lớn, nơi các thế hệ học sinh, sinh viên đến vừa tham quan, tìm hiểu, học tập.
Những năm gần đây, Cúc Phương hướng tới nghiên cứu, phát triển và vận hành những sản phẩm sáng tạo, táo bạo và độc đáo.
Tour “Về Nhà” – nơi cho phép du khách tham gia tìm hiểu, trải nghiệm tái thả động vật hoang dã sau cứu hộ về tự nhiên; Hành Trình Hồi Sinh – nơi huy động nguồn lực xã hội hóa cùng với Cúc Phương trong nỗ lực cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã; Hội xuân “Thêm Xanh Cho Cánh Rừng Già” – nơi tôn vinh các giá trị văn hóa, thiên nhiên và lịch sử gắn với Cúc Phương; Bộ sản phẩm Giáo dục Trải nghiêm Thiên nhiên “Made in Cuc Phuong” – nơi học sinh phổ thông các cấp được vừa học vừa chơi để tiếp nhận những kiến thức bổ ích về mẹ thiên nhiên,… đã làm nên một Cúc Phương mới trên bản đồ du lịch sinh thái Việt Nam.
Việt Nam muốn đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gỗ, thu 25 tỷ USD vào năm 2030
Đó là một trong những mục tiêu hàng đầu trong Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030.
Để đạt được mục tiêu này, theo ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), ngành sẽ tập trung xây dựng, hình thành các khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
3 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ đạt 4 tỷ USD
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 327/2022/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 25 tỷ USD. Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa của Đề án với việc phát triển ngành chế biến và xuất khẩu hiện nay?
Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ ngày càng chứng tỏ là một ngành kinh tế có đóng góp to lớn trong tạo việc làm, sinh kế cho người dân.
Chính vì vậy, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 327/2022/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu đến năm 2030, xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; đưa Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Theo ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, mục tiêu của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ trong giai đoạn tới là tiếp tục duy trì, mở rộng thị phần xuất khẩu, chủ động xúc tiến thương mại gỗ và sản phẩm gỗ tại các thị trường chính gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc và mở rộng thị trường mới có nhiều tiềm năng, lợi thế.
Theo đề án này, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 18,5 tỷ USD; 25 tỷ USD vào năm 2030, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 20,4 tỷ USD.
Trên 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến. Đặc biệt, đề án đặt ra mục tiêu 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đề án đặt ra là hình thành 5 khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp chế biến gỗ và doanh nghiệp sản xuất vật liệu phụ trợ.
Phát triển, mở rộng các khu, cụm công nghiệp chế biến gỗ tại các địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển; xây dựng 1 trung tâm triển lãm đồ gỗ quốc gia tầm cỡ quốc tế. Phát triển các nhóm sản phẩm gỗ có lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng, nhu cầu sử dụng cao, ổn định trên thị trường.
Tiếp tục duy trì, mở rộng thị phần xuất khẩu, chủ động xúc tiến thương mại gỗ và sản phẩm gỗ tại các thị trường chính gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc và mở rộng thị trường mới có nhiều tiềm năng, lợi thế.
Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của sản phẩm gỗ Việt. 2 tháng đầu năm 2022, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Mỹ đạt 1,49 tỷ USD. Trong ảnh: Chế biến gỗ tại Công ty Lâm Việt. Ảnh: Cao Cẩm.
Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030 đặt ra mục tiêu đến năm 2025, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD. Ông đánh giá thế nào về dư địa của ngành chế biến gỗ để đạt được mục tiêu này?
-Tôi nghĩ dư địa xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam vẫn rất lớn vì liên tục mấy năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đều liên tục lập kỷ lục mới, riêng năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu gỗ và lâm sản vẫn đạt 15,8 tỷ USD.
Còn trong 3 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 4 tỷ USD, tăng 9,45% so với cùng kỳ năm 2021.
Tất nhiên, chúng ta cũng phải tính đến những tác động về thị trường, khó khăn trong vận chuyển có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nhưng nhu cầu của thị trường đối với phẩm gỗ Việt vẫn rất lớn.
Một trong những mục tiêu của Đề án là 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Để đạt được mục tiêu này, công tác phát triển rừng sẽ được ưu tiên như thế nào, thưa ông?
-Hiện, chúng ta đã chủ động được 80% nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ xuất siêu của sản phẩm gỗ.
Để đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng phục vụ chế biến, trong thời gian tới, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp, năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng với điều kiện bất lợi của môi trường, ưu tiên phát triển giống được sản xuất từ cây mô, hom để trồng rừng sản xuất; phấn đấu ít nhất 90% diện tích rừng được trồng từ giống cây lâm nghiệp đã được công nhận.
Phát triển vùng rừng trồng cung cấp nguyên liệu tập trung, ưu tiên trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào phát triển rừng thông qua các cơ chế, chính sách khuyến khích về đất đai, tín dụng, bảo hiểm, thuế, thị trường.
Phấn đấu diện tích rừng gỗ lớn đạt khoảng 30% tổng diện tích rừng trồng mới. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung đạt 35 triệu m3/năm vào năm 2025; sử dụng hiệu quả nguồn gỗ cây cao su, cây phân tán, cây đặc sản; đáp ứng tối thiểu 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.
Ngành lâm nghiệp phấn đấu phát triển diện tích rừng trồng trong nước để đáp ứng tối thiểu 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản. Ảnh: I.T
Xây dựng thương hiệu gỗ Việt, mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ
Trong thời gian tới, để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ ưu tiên những giải pháp gì?
-Mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp đã ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo chuỗi và nâng cao giá trị gia tăng giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến lâm sản gắn với quá trình cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển các khu công nghiệp chế biến lâm sản công nghệ cao, các cụm công nghiệp ngành gỗ và chế biến lâm sản tại những nơi có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định, giao thông thuận lợi, kết cấu hạ tầng đồng bộ đảm bảo cạnh tranh được trên thị trường khu vực và quốc tế; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như: thiết bị chế biến gỗ, keo, sơn phủ bề mặt, phụ kiện,....
Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi xác định phát triển kinh tế lâm nghiệp theo chuỗi; phát triển đồng bộ các khâu của chuỗi giá trị lâm sản từ sản xuất, khai thác, chế biến đến tiêu thụ phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất và đặc điểm, lợi thế của từng ngành hàng, từng vùng; gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.
Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp nhu cầu thị trường trong và ngoài nước; phát triển các hình thức thương mại hiện đại, ứng dụng triệt để các giải pháp công nghệ để phát triển thương mại điện tử cùng với xây dựng thương hiệu gỗ Việt và sử dụng nguồn gỗ hợp pháp, được cấp chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình sản phẩm cho các mặt hàng xuất khẩu.
Phát triển lâm sản ngoài gỗ, đẩy mạnh gây trồng, sử dụng, chế biến sâu các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào các nhóm sản phẩm có thế mạnh, có giá trị kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế của các vùng, miền như: mây tre, dược liệu, dầu nhựa, thực phẩm, các chế phẩm hữu cơ.
Có cơ chế, chính sách để chủ rừng được quản lý, khai thác, phát triển và sử dụng bền vững, lâm sản ngoài gỗ.
Xin cảm ơn ông!
Việt Nam đã bán loại hạt được ví như "nữ hoàng quả khô" đi bao nhiêu nước, thu bao nhiêu tiền? Dù mới được trồng ở Việt Nam nhưng đến nay sản phẩm mắc ca của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 21 quốc gia và vùng lãnh thổ. Triển vọng xuất khẩu mắc ca rất lớn Theo thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), dù mới được đưa vào trồng ở Việt Nam nhưng triển vọng xuất khẩu mắc ca...