Vườn Quốc gia Cư Yang Sin (Đắc Lắc): Dùng chó săn “thảm sát”, tận diệt thú rừng
Thay vì dùng súng hay đặt bẫy để săn thú, vài năm trở lại đây, lâm tặc lại sử dụng chó để săn thú rừng. Kiểu săn thú này tỏ ra hết sức lợi hại, được sử dụng ngày càng nhiều ở Vườn Quốc gia Cư Yang Sin.
Kiểu săn tận diệt
Ông Tô Văn Dương, cán bộ pháp chế Vườn Quốc gia Cư Yang Sin kể: Cách đây không lâu, đoàn công tác của Vườn trong một lần đi tuần tra tại tiểu khu 1379 xã Bông Krang, huyện Lak đã phát hiện một nhóm lâm tặc đang dùng 3 con chó đi săn thú. Bị phát hiện, nhóm lâm tặc tháo chạy, bỏ lại bầy chó và một bao tải đựng thú rừng. Khi mở bao, đoàn phát hiện có một con heo rừng đã bị lâm tặc làm thịt, ở cổ và mông con vật đều có vết chó cắn. Đội tuần tra đã dùng súng cao su bắn và bắt được 1 con chó, 2 con còn lại chạy thoát.
Ông Lương Vĩnh Linh, giám đốc Vườn Quốc gia cho biết: giống chó mà các đối tượng lâm tặc sử dụng để săn thú rừng là loại chó của người Mông, có thân hình và trọng lượng tương đối nhỏ, không khác gì mấy so với chó nhà, nhưng chúng tỏ ra lợi hại hơn rất nhiều và đặc biệt rất có giá trị. Một con chó con mới tách mẹ đã có giá khoảng 500.000 – 600.000 đồng, khi trưởng thành và được huấn luyện các kỹ năng săn bắt thú, giá một con có thể lên tới cả chục triệu đồng.
Đặc tính của chó săn là có tính bầy đàn rất lớn, vì thế, khi đi săn, lâm tặc thường mang theo ít nhất từ 2 đến 3 con. Khi gặp con mồi lũ chó chia ra làm nhiều hướng để bao vây, thú rừng khó có thể chạy thoát. Các loài thú sống trong hang hốc như nhím, chồn, dúi… khi bị chó săn phát hiện thì chúng sẽ sủa vang đến đinh tai nhức óc; các con thú vì thế mà sợ hãi và tự chui ra khỏi hang, và bị lâm tặc bắt sống. Nhiều con thú lớn như nai, hoẵng, mang, heo rừng khi bị đám chó săn phát hiện cũng sẽ bị truy đuổi đến cùng. Những loài thú sống trên cây như khỉ, voọc cũng sẽ bị bầy chó phục dưới gốc cây và sủa liên tục để gọi chủ đến dùng súng săn bắn hạ con mồi.
Theo ông Linh, việc dùng chó để săn thú có lợi thế là lâm tặc thường bắt được thú rừng sống và bán được giá cao. Vì vậy, nên việc lâm tặc sử dụng chó để săn thú ngày càng nhiều, đặt các loài thú rừng ở Cư Yang Sin vào tình trạng báo động.
Video đang HOT
Chó săn của người Mông được lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Cư Yang Sin bắt giữ.
Khó phát hiện, xử lý
Ông Tô Văn Dương cho biết: chỉ riêng trong năm 2010, lực lượng kiểm lâm của vườn đã tháo gỡ trên 4.000 chiếc bẫy, thu gần 20 khẩu súng kíp, và chặn bắt nhiều vụ vận chuyển động vật hoang dã trái phép; đặc biệt đã bắn chết và bắt sống được 20 con chó chuyên dùng săn thú rừng,…
Theo ông Dương, việc truy quét bọn lâm tặc dùng chó săn vào rừng săn thú hiện nay rất khó khăn, bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi. Khi mang chó săn vào rừng, lâm tặc thường thả rông chó để chúng lùng sục con mồi. Khi lực lượng kiểm lâm đi tuần tra, truy quét, dù đang ở rất xa, chúng đã phát hiện và sủa vang, đánh động để bọn lâm tặc biết để tẩu thoát.
Việc ngăn chặn, bắt giữ lâm tặc vận chuyển chó vào rừng cũng rất khó, vì chúng dùng nhiều thủ đoạn để qua mặt lực lượng chức năng, như thuê những người đi mua chó vận chuyển vào rừng, hoặc cho chó vào gùi rồi gùi như người lên nương. Bên cạnh đó, công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng kiểm lâm của vườn hiện cũng rất thô sơ, mới chỉ có dùi cui cao su, bình xịt hơi cay cùng súng bắn cao su.
Theo anh Kiều Thế Tình, trạm trưởng Trạm kiểm lâm số 4, xã Cư Drăm (Krông Bông): lực lượng tuần tra của trạm nhiều lần phát hiện lâm tặc dùng chó săn thú và đã tổ chức truy đuổi, nhưng thường thất bại, bởi lũ chó săn đánh động để lâm tặc chạy trốn, những con chó sau đó sẽ tự tìm đến chủ. Lực lượng kiểm lâm khó vây bắt lũ chó bởi súng cao su thì chỉ bắn được khoảng 20-30m; trong khi chó thì luồn lách và lủi rất nhanh…
Vườn Quốc gia Cư Yang Sin có diện tích 59.531ha, trải dài từ địa bàn huyện Krông Bông đến huyện Lak (Dak Lak) và một phần tiếp giáp với Vườn Quốc gia Bi up – Núi Bà (Lâm Đồng). Vườn có hệ động thực vật phong phú, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật móng vuốt. Quanh Vườn có 9 xã tập trung rất đông đồng bào Mông từ các tỉnh phía Bắc di cư vào sinh sống. Người Mông có tập quán chuyên đi rừng, vì thế trong những năm qua tình trạng lâm tặc trà trộn vào rừng săn bắt thú diễn ra hết sức phức tạp.
Theo ANTD
Nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã: Ngang nhiên buôn bán chim trời, thú rừng
Thực trạng buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã đã diễn ra từ lâu và đang đặt trong tình trạng báo động. Các loài động vật hoang dã trong thiên nhiên đang dần bị tận diệt dưới bàn tay con người.
Với nhu cầu các loại động vật hoang dã tại các thành phố lớn ngày càng nhiều, càng khiến lực lượng săn bắn, bẫy bắt và kinh doanh động vật hoang dã hoạt động rầm rộ hơn.
Tại TPHCM, tình trạng buôn bán các loại động vật hoang dã (ĐVHD) diễn ra ngang nhiên và công khai trên nhiều tuyến đường, đặc biệt là các khu vực ven thành phố. Thậm chí, có nhiều điểm còn công khai trưng biển buôn bán các loại ĐVHD. Nhiều năm qua, các loại ĐVHD vẫn từ những điểm kinh doanh được chuyển đến các nhà hàng, quán nhậu phục vụ nhu cầu ăn thịt, ngâm rượu của các thực khách.
Tràn lan điểm bán động vật hoang dã
Hiện nay, tình trạng buôn bán các loại chim trời tại TPHCM diễn ra khá sôi động, nhất là tại các khu vực ven đô. Tại xa lộ Hà Nội, đoạn gần cầu Rạch Chiếc (quận Thủ Đức), hoạt động buôn bán các loài chim khá tấp nập. Chỉ đếm sơ qua đã thấy khu vực này có đến gần 20 điểm buôn bán các loại chim trời.
Để thu hút và chiều lòng thượng khách, những người kinh doanh kiêm luôn việc giết mổ, thui vàng ngay giữa đường. Hàng trăm con chim sau khi thui vàng, được đặt lên trên những thùng xốp trắng cùng với tấm biển rao hàng: "Bán chim ốc cao, cu rừng". Theo ghi nhận của PV, món ăn từ núi rừng bày bán tại đây thu hút khá nhiều thực khách, một số người kinh doanh chỉ mới bày hàng ra trong vòng 1 giờ đồng hồ đã hết hàng. Thế rồi chỉ sau 1 cú điện thoại, nguồn hàng tiếp tục được mang đến để bán tiếp.
Tấp nập buôn bán động vật hoang dã tại xa lộ Hà Nội. Ảnh: Anh Chiến
Ngang nhiên bày bán các loài chim hoang dã tại chân cầu Phú Mỹ (TPHCM). Ảnh: H.A.C
Loại chim ốc cao được người bán giới thiệu bẫy từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Tiền Giang, Long An được bán từ 110.000 - 120.000 đồng/kg (khoảng 3 - 4 con).
Tình trạng buôn bán ĐVHD cũng đang diễn ra ngay dốc cầu Phú Mỹ (quận 7 hướng về quận 2). Sắm vai thực khách đi kiếm mồi nhậu, chúng tôi lân la thì nhận ngay những lời mời chào: "Mua chim chàng nghịch đi anh, chim ngoài thiên nhiên chứ không phải đồ nuôi ở nhà đâu, đảm bảo hàng thật 100%"... Những điểm bán chim rừng tại đây còn chuyên nghiệp và phong phú hơn ở cầu Rạch Chiếc, có loại đã được thui sẵn cho thực khách mua về chế biến món ăn ngay, có loại còn sống được nhốt trong lồng.
Các loài chim được bày bán ngang nhiên với mức giá: Chim cuốc 300.000 đồng/kg, le le 250.000đồng/ kg, chim chàng nghịch 120.000 đồng/kg, cò có 110.000 - 130.000 đồng/kg... Riêng con quốc (cuốc cuốc), người bán cho biết do muốn bẫy được phải tốn nhiều công sức, nên giá khá cao và ít hàng hơn các loại khác. Khi chúng tôi đặt vấn đề muốn mua số lượng lớn cho nhà hàng, một người đàn ông kinh doanh tại đây liền nói: "Anh cần bao nhiêu em cũng đáp ứng được, chỉ cần điện thoại đặt trước số lượng là sáng sớm mai giao hàng ngay".
Không chỉ chim trời, nhiều loại thú rừng, động vật dưới nước cũng đang được công khai bày bán. Trên xa lộ Hà Nội, ngay dưới chân cầu vượt Cát Lái, quận 2, nhiều tháng qua còn xuất hiện điểm bán ĐVHD ngang nhiên trưng bảng hiệu mà không hề thấy cơ quan chức năng xử lý. Điểm buôn bán ĐVHD nằm gần Trạm y tế phường An Phú, quận 2, bán các loại ĐVHD như rắn bông súng, rắn ri cá, ba ba, rùa, rắn hổ mang, dúi...
Tuy cửa hàng này chỉ treo biển rao bán ba ba sông, rắn bông súng, rắn ri cá, nhưng khi vào bên trong có nhiều loài ĐVHD khác đang được nhốt trong hàng chục chiếc lồng. Thấy 3 con dúi đang nằm trong lồng, chúng tôi hỏi: "3 con dúi này giá bao nhiêu?" - "500.000 đồng/kg, đảm bảo là hàng rừng núi" - bà chủ nhanh nhảu đáp. Trong khi đó, các loại rắn như bông súng, ri cá cũng có giá từ 300.000 đồng/kg trở lên, ba ba sông giá 100.000 đồng/con loại nhỏ... Chúng tôi đang mải hỏi giá thì một người đàn ông mang tới một túi lưới đựng một con rắn hổ mang vện 1,2kg mới bẫy và nhanh chóng được bà chủ mua với giá 600.000 đồng.
Ít được phát hiện và xử lý
Tình hình kinh doanh ĐVHD trên thị trường rầm rộ như vậy, nhưng xem ra các cơ quan chức năng lại ít phát hiện và xử lý. Từ đầu năm đến nay, riêng Chi cục Quản lý thị trường TPHCM chỉ phát hiện được 8 vụ việc vận chuyển ĐVHD với tổng trọng lượng hơn 200kg. Kỹ sư Nguyễn Hữu Hưng - Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế, Chi cục Kiểm lâm TPHCM - cho biết: "Trong 546 vụ vi phạm mà Chi cục Kiểm lâm TPHCM phát hiện trong thời gian qua, có 13 vụ nuôi nhốt ĐVHD trái phép, trong đó có 2 trường hợp tái phạm. Số lượng vụ việc phát hiện cũng như số ĐVHD còn sống mà các cơ quan chức năng thu lại được còn quá ít so với số lượng ĐVHD đang được bày bán tràn lan trên thị trường TPHCM.
Lãnh đạo Thảo Cầm viên (TCV) Sài Gòn cho biết, thời gian qua, nơi đây đã tiếp nhận cứu hộ nhiều ĐVHD trong tình trạng bị thương nặng. Như trường hợp 2 con báo lửa được Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng chuyển đến năm 2002 trong tình trạng bị thương ở chân do bị bẫy và bị cắt chân, đến nay 2 con báo lửa này vẫn đang được nuôi dưỡng ở TCV Sài Gòn.
Ngoài ra, các chi cục kiểm lâm TPHCM, Quảng Ngãi, Quy Nhơn... cũng chuyển đến TCV Sài Gòn nhiều loài ĐVHD như kỳ đà vân, kỳ đà hoa... để cứu hộ. Theo TCV Sài Gòn, những ĐVHD được các nơi chuyển đến để cứu hộ đều có nguồn gốc từ tịch thu do săn bắt, buôn bán bất hợp pháp và đều trong tình trạng bị thương do bẫy bắt hoặc suy kiệt do vận chuyển lâu ngày, đói khát.
Theo Lao Động
Rùng mình cảnh xẻ thịt thú rừng Cuối mùa lễ hội, cảnh tượng "xẻ" thịt thú rừng tại chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) lại tiếp tục tái diễn. Dọc lối vào chùa Thiên Trù, những cửa hàng ăn san sát công khai treo thịt thú rừng, thậm chí còn xẻ thịt thú rừng ngay tại chỗ để phục vụ khách hàng. Đập vào mắt khách thập phương, những phật...