Vườn kiểng gà quý chục tỷ của lão nghệ nhân miền Tây
Một nghệ nhân ở Tiền Giang sở hữu vườn kiểng gà quý bán Tết được tạo hình công phu từ những cây bông trang cổ thụ, giá mỗi cặp hàng trăm triệu đồng.
Khu vườn rộng hàng nghìn mét vuông của nghệ nhân Năm Thoại (Nguyễn Văn Toản, 57 tuổi) ở xã Long Trung, Cai Lậy (Tiền Giang) nổi bật nhất vùng bởi hàng trăm gốc cây bông trang được tạo hình chim, thú ngộ nghĩnh đang chớm hoa đỏ rực. Ngoài tạo hình các loài thú quen thuộc như rồng, phụng, trâu, cá, rùa, ngựa, khỉ, chó, tê giác, tại khu vườn này còn sở hữu một “đàn gà khủng” lên đến vài chục con. Trong đó, có đủ con trống mái, với các tư thế vỗ cánh, mổ thóc rất sinh động phục vụ Tết Đinh Dậu.
Nghệ nhân đang cắt tỉa một cặp kiểng gà có giá 150 triệu đồng. Ảnh: Hoàng Nam.
Nghệ nhân Năm Thoại cho biết, ông làm nghề trồng hoa kiểng theo nghiệp ông cha để lại đã 26 năm. Trước đây, ông không chơi cây bông trang mà tạo hình chim, thú bằng các loại cây tắc, si, sanh.
Theo ông, những cây nói trên nhiều người làm được, tạo hình không quá ấn tượng nên bán ra khá rẻ, không có giá trị kinh tế cao. “Có thời điểm tôi vay nhiều tiền đầu tư mở rộng quy mô quá mức cần thiết trong khi chưa có kinh nghiệm chăm sóc nhiều. Hậu quả là sau đó cây bị bệnh chết gần hết, số còn lại bán không có giá cao nên lỗ nặng rồi phá sản”, ông Năm Thoại kể lại.
Sau 4 lần bị phá sản, tưởng chừng phải bỏ nghề, ông Năm Thoại bắt đầu tính toán lại cách làm, thay vì làm đại trà, ông tập trung vào yếu tố “chất” của từng gốc kiểng.
Ông nhận thấy trong các loại kiểng tạo hình, cây bông trang hoa đẹp nở quanh năm, tạo hình rất bắt mắt và dễ chăm sóc nhưng ít được các nghệ nhân lựa chọn. Lý do là cây bông trang luôn trong tình trạng khan hiếm vì nó rất chậm lớn trong khi tiêu chuẩn tạo hình thì mỗi gốc phải có tuổi từ vài chục năm đến hàng trăm năm.
Video đang HOT
Một con gà trống oai vệ vừa hoàn thành từ một gốc cây bông trang gần 70 năm tuổi. Nghệ nhân ước tính toàn bộ hoa sẽ nở kín vào đúng những ngày Tết. Ảnh: Hoàng Nam.
Vậy là suốt hai năm nay, ông Năm Thoại đi khắp miền Tây lùng sục cây bông trang, mỗi ngày chỉ mua được vài cây về chăm sóc rồi tạo hình theo các linh vật để bán mùa Tết.
Từ một gốc trang để tạo hình chim thú là cả một quá trình công phu mất nhiều thời gian. Chẳng hạn, một cặp gà loại lớn cao trên một mét phải cần 5-7 thợ làm xuyên suốt gần 10 ngày mới hoàn thành, gà con mất 2-3 ngày. Do kiểng quý, tạo tác công phu nên giá thành mỗi cặp gà cũng không hề rẻ chút nào, gà nhỏ 100 triệu đồng một cặp, gà lớn 150 triệu đồng một cặp, đàn gà con 7-10 con 75 triệu đồng.
Ngoài kiểng bông trang tạo hình gà, nhiều dân chơi biết tiếng ông Năm Thoại khéo tay cũng đặt ông làm kiểng hình mục đồng trên lưng trâu, kỳ lân loại ngoại cỡ cao 3,4 m bao gồm 4-6 gốc cây chụm lại, mất 15-20 ngày công và giá tầm khoảng nửa tỷ đồng một cặp.
Để kịp thời gian giao sản phẩm, tại vườn luôn có trên 20 công nhân địa phương làm nhiệm vụ vận chuyển cùng 5-7 nghệ nhân giỏi nghề được ông Năm Thoại thuê cắt, tỉa, bón phân chăm sóc cây kiểng.
“Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm nhìn cây nên có khi cây nhỏ mà làm khung lớn quá nên ráp vô không vừa, hoặc thợ non tay bẻ quá gắt, khung yếu nên có khi làm đến gần công đoạn cuối khung bị hư phải làm lại từ đầu”, ông Năm nói.
Nhờ quý hiếm và tạo tác công phu, kiểng gà tại vườn của ông Năm Thoại còn xuất đi Malaysia. Ảnh: Hoàng Nam.
Nghệ nhân Năm Thoại chia sẻ, nghề tạo tác kiểng hình gà nói riêng và chim, thú bằng cây bông trang cổ thụ nói chung không quá khó, quan trọng là phải có kinh nghiệm để khi lựa gốc nhìn vào là biết ngay thế cây phù hợp để làm con gì, bộ khung ra sao.
Gần Tết, kiểng bông trang của nghệ nhân Năm Thoại được nhiều dân chơi kiểng cả nước biết đến và đặt hàng, nhiều nhất là khu vực phía Bắc. Ngoài ra, kiểng bông trang của ông cũng xuất đi Malaysia. Với hàng trăm gốc kiểng tạo hình quý hiếm, tính sơ sơ tổng trị giá khu vườn của ông lên đến hàng chục tỷ đồng.
Hoàng Nam
Theo VNE
Đàn bướm khổng lồ xuất hiện ở miền Tây
Những ngày qua người dân ở Bạc Liêu thích thú trước sự xuất hiện của đàn bướm lạ, thân có nhiều hoa văn vằn vện, sải cánh dài khoảng 35-40 cm.
Bướm có thân hình rất dài, sải cánh lớn đến vài chục cm. Ảnh: Nguyễn Hoàng.
Ông Phạm Văn Mừng ở xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) cho biết vài ngày trước một đàn bướm to khoảng 20 con bay đến vườn nhà ông. "Nhiều con to hai ngón tay, sải cánh dài 35-40 cm, thân có nhiều hoa văn vằn vện, đẹp như tranh vẽ", ông Mừng nói.
Trao đổi với VnExpress, tiến sĩ Lê Phát Quới - Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia TP HCM - cho biết, đây là loài bướm Khế, tên khoa học là Attacus atlas, thuộc họ Saturniidae. Chúng là loài bướm đêm, có thân lớn, màu sắc và hoa văn rực rỡ, sống trong rừng nhiệt đới và á nhiệt đới của vùng Đông Nam Á, và phổ biến trên quần đảo Malaysia và Ấn Độ.
"Ở Việt Nam, loài bướm này có thể xuất hiện ở vùng rừng ngặp mặn, vườn cây ăn trái của miền đồng bằng. Chúng sinh sản từ tháng năm đến tháng sáu, mật độ cao nhất vào tháng 10", tiến sĩ Quới nói và cho biết các ấu trùng của bướm ăn lá, có thể làm trơ trọi cây.
Nhiều con bướm có màu sắc, hoa văn đẹp như tranh vẽ. Ảnh: Nguyễn Hoàng.
Theo tiến sĩ Quới, đây là loài bướm thuộc dạng hiếm (Rare) và được đưa vào sách Đỏ để bảo vệ. "Việc bướm xuất hiện mật độ cao tại một nơi mà trước đây ít thấy có thể chúng di chuyển từ nơi khác đến khi thời tiết thay đổi. Điều này cũng cho thấy nơi trú ngụ mới có môi trường tốt", tiến sĩ Qưới nói.
Phúc Hưng - Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Cần Thơ sắp có nhà máy xử lý rác lớn nhất miền Tây Sau hơn 10 năm kệu gọi, TP Cần Thơ đã chọn một doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư nhà máy xử lý rác thải, với tổng vốn hơn 1.000 tỷ đồng. Hiện bãi rác của TP Cần Thơ tại huyện Cờ Đỏ đang quá tải nghiêm trọng. Ảnh: Cửu Long. Ngày 20/12, UBND Thành phố Cần Thơ trao giấy chứng nhận đầu tư...