Vườn cò Bằng Lăng – sân chim lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long
Là sân chim lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long, vườn cò Bằng Lăng là điểm du lịch sinh thái bạn không thể bỏ lỡ khi có dịp đến với xứ miệt vườn ’ sông nước Tây Đô’.
Là sân chim lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long, vườn cò Bằng Lăng là điểm du lịch sinh thái bạn không thể bỏ lỡ khi có dịp đến với xứ miệt vườn “sông nước Tây Đô”.
Nằm ở ấp Thới Thuận, phường Thuận An, quận ngoại thành Thốt Nốt của thành phố Cần Thơ, vườn cò Bằng Lăng ngày nay rộng tới hơn 16,5ha, tuy nhiên lại không thuộc sở hữu của bất kỳ tổ chức hay công ty du lịch nào cả. Chủ vườn cò là ông Nguyễn Ngọc Thuyền, dân quanh vùng vẫn thân mến gọi bằng cái tên ông Bảy Thuyền hay ông Bảy Cò.
Nguồn gốc của sân chim này cũng rất đặc biệt, hoàn toàn tự phát thuận theo tự nhiên. Vốn dĩ trước đây vùng đất này chỉ là ruộng lúa, trên bờ trồng ken đặc tre trúc, tầm vông, dừa nước… Năm 1983, bỗng nhiên có một đàn cò ma với hàng trăm con đến đậu kín một góc vườn, một thời gian sau lại bỏ đi hết. Bẵng đi hơn một năm đàn cò đó lại quay trở lại và còn đông hơn trước, qua thời gian “đất lành chim đậu” cò về ngày một nhiều hơn, sau cùng trở thành sân chim lớn nhất của miền tây như hiện nay.
Nhận thấy vai trò quan trọng của vườn cò này với tự nhiên cũng như du lịch, thành phố Cần Thơ đã cho quy hoạch lại vườn cò Bằng Lăng, nâng tầm trở thành khu du lịch sinh thái và chính thức đến tháng 4-1997 bắt đầu đưa khách du lịch đến đây tham quan.
Là sân chim lớn nhất miền Tây Nam Bộ, vườn cò Bằng Lăng có số lượng lên đến hàng trăm nghìn con tùy mùa, tùy thời điểm, với hơn 20 chủng loại như cò xanh, cò lép, cò đúm, cò sen, cò quắm, cò ruồi, cò ngà, cò ma… thậm chí các loài chim khác như diệc, cồng cộc, le le, bồ nông, vạc, bìm bịp… cũng hội tụ về đây sinh sống.
Video đang HOT
Theo ông Bảy Thuyền, thời điểm cò tập trung đông đúc nhất rơi vào khoảng tháng 8 đến tháng Giêng âm lịch hằng năm, chính là mùa sinh đẻ. Riêng cò ma làm tổ và đẻ trứng từ tháng 2 đến tháng 4.
Khoảng thời gian trong ngày đẹp nhất ngắm đàn cò chính là khoảnh khắc hoàng hôn, chiều tà, thời điểm hàng vạn chú cò sau một ngày kiếm ăn bắt đầu trở về tổ trú ngụ. Lúc đó rợp trời là cò đậu chi chít trên những ngọn tre trúc với âm thanh huyên náo vang vọng khắp vùng.
Vườn cò Bằng Lăng nằm sâu trong ấp Thới Thuận, làng quê mang một vẻ đẹp bình dị điển hình giống vô vàn các làng quê khác của đồng bằng sông Cửu Long.
Từ trung tâm bến Ninh Kiều của thành phố Cần Thơ, du khách sẽ phải di chuyển theo quốc lộ 91 hướng đi Long Xuyên (An Giang), qua địa phận quận Ô Môn, Thốt Nốt đến khi nào thấy cây cầu mang tên Bằng Lăng sẽ có biển chỉ dẫn vào sân chim. Quãng đường này khá dài với khoảng cách lên đến 52km.
Lối vào vườn cò Bằng Lăng là con đường xuyên ấp, trải nhựa sạch đẹp, hai bên là những hàng tre xanh rì tiếp nối những cánh đồng lúa xanh mướt, một không gian thư thái và an yên khác hẳn với cuộc sống ồn ã bên ngoài.
Một góc nhỏ ken đặc tre trúc bên dưới nơi trú ngụ của hàng vạn con cò. Vườn cò Bằng Lăng được như ngày nay là công sức và tâm huyết hàng chục năm của ông Bảy Thuyền và gia đình, từ vét mương, đào ao thả cá giống, trồng thêm tre trúc làm tổ trú ngụ…
Giữa vườn, ngoài đài quan sát, ông Bảy Thuyền còn làm những chòi tre, gỗ làm chỗ nghỉ chân cho du khách đến tham quan và tìm hiểu về các loài cò. Hiện nay, ông Bảy Thuyền được xem như “nhà cò học” ở miền tây với kinh nghiệm chăm sóc cũng như vốn hiểu biết sâu rộng về tập tính, cách kiếm ăn, sinh sản, đẻ trứng… của rất nhiều loại cò khác nhau.
Lũ trẻ ấp Thới Thuận gần vườn cò, với thú vui tắm sông quen thuộc dân dã của người miệt sông nước. Vườn cò Bằng Lăng không chỉ là một bảo tàng thiên nhiên sinh động, điểm du lịch sinh thái hấp dẫn… mà còn là một vùng quê êm ả, một bức tranh thiên nhiên đậm chất yên bình nhất của mảnh đất Tây Đô – Cần Thơ.
Du lịch ĐBSCL phải giữ được đặc trưng văn hóa miền sông nước: Đừng để sau này miền Tây có sông nhưng không có đò
Nói đến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường liên tưởng đến du lịch sông nước, miệt vườn, truyền thống văn hóa, con người...
Thế nhưng, vẫn còn đó trong suy nghĩ chỉ cần đi một tỉnh đã biết hết miền Tây. Điều này cũng được các địa phương trong vùng thẳng thắn nhìn nhận để làm mới sản phẩm, tránh trùng lắp na ná nhau...
Làm mới sản phẩm du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng phải giữ được đặc trưng văn hóa của miền sông nước
Làm mới du lịch vùng đất "Chín Rồng"
Chia sẻ tại hội thảo kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long vừa diễn ra tại TP.HCM, tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng muốn làm mới sản phẩm du lịch cho vùng cần phải đi từ tiềm năng và thế mạnh để tạo sự khác biệt, tạo sản phẩm đặc trưng đáp ứng nhu cầu của du khách là luôn muốn khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ.
Kể lại câu chuyện đầu tư, phục hồi chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) để phục vụ nhu cầu trải nghiệm và khám phá của du khách quốc tế, ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Du Ngoạn Việt chia sẻ muốn hấp dẫn du khách, du lịch Đồng bằng sông Cửu Long nhất thiết phải làm mới mình, nhưng phải giữ được đặc trưng văn hóa của miền sông nước, trong đó có chợ nổi. Đừng để sau này xảy ra tình trạng miền Tây có sông nhưng không có đò.
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Hữu Y Yên, Tổng Giám đốc Công ty Lữ hành Saigontourist cho rằng để làm mới sản phẩm du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, đơn vị lữ hành này đã đưa câu chuyện văn hóa, ẩm thực của từng vùng đất "Chín Rồng" vào sản phẩm tour nhằm tăng tính hấp dẫn cho du khách trải nghiệm và khám phá. Qua đó, tránh được sự trùng lắp sản phẩm, từng bước xóa bỏ tình trạng du khách đi một tỉnh là biết hết cả vùng miền Tây sông nước.
Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) nhấn mạnh Đồng bằng sông Cửu Long cần tăng cường kết nối chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng với các đơn vị lữ hành và ngành du lịch TP.HCM để tạo ra các sản phẩm mới, đa dạng, thông minh, hấp dẫn... nhằm tăng tính trải nghiệm và lưu lại trong lòng du khách. Qua đó, thu hút lượng lớn du khách trong nước và sẵn sàng đón du khách quốc tế khi Chính phủ cho phép mở cửa.
Cần làm cho thị trường du lịch nội địa sôi động trở lại
Nói về tiềm năng du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long, ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam khẳng định tiềm năng du lịch của vùng đất này phải nói là rất khác biệt và hiếm có, trên thế giới không nhiều nơi có được tiềm năng như Đồng bằng sông Cửu Long. Vì thế, phát triển du lịch Việt Nam mà không phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long là một thiếu sót, đây không chỉ là nơi thu hút du khách trong nước và quốc tế mà còn là vùng cung cấp hơn 23 triệu lượt khách cho du lịch Việt Nam.
Theo ông Thọ, liên kết đầu tiên trong phát triển du lịch là liên kết sản phẩm để tránh câu chuyện "trùng lắp" sản phẩm lâu nay, tiếp đến là xúc tiến, đào tạo nhân lực. Ông Thọ nhìn nhận, trong tất cả các vùng du lịch trong nước thì nhân lực du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long là yếu nhất nước, trong khi đây lại là yếu tố quyết định đến sự phát triển du lịch của vùng có tương xứng với tiềm năng và thế mạnh hay không?
Tại hội nghị sơ kết về triển khai các nội dung thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long vừa diễn ra, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh TP.HCM luôn xác định là đối tác của Đồng bằng sông Cửu Long trong liên kết phát triển du lịch. Thông qua liên kết để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về giá trị tài nguyên du lịch trong vùng, thúc đẩy các chương trình kích cầu du lịch nội địa trong điều kiện bình thường mới, tạo động lực cho mọi người dân muốn ra khỏi nhà đi du lịch.
Theo ông Phong, nếu thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa dòng khách hai chiều, chỉ cần 10% dân số TP.HCM (tương đương 1 triệu người) về du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long, ngược lại 10% dân số Đồng bằng sông Cửu Long (tương đương 2 triệu người) đến TP.HCM du lịch sẽ tháo gỡ được phần nào khó khăn trước mắt cho các doanh nghiệp, đồng thời xóa bỏ dần tâm lý e ngại đi du lịch của người dân.
Ông Phong đề nghị các địa phương cần đặt mục tiêu làm cho thị trường du lịch nội địa 6 tháng cuối năm sôi động trở lại, thậm chí sôi động hơn cả giai đoạn trước khi có dịch bệnh để sớm phục hồi lại thị trường. Đồng thời tăng cường liên kết chặt và thực chất nhằm xây dựng thương hiệu du lịch của các địa phương trong vùng được du khách yêu thích hơn, trở thành điểm đến không thể thiếu của du khách trong hành trình khám phá Việt Nam và Đông Nam Á.
Qua 6 tháng triển khai chương trình thỏa thuận liên kết phát triển du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020-2025, các đơn vị liên quan đã xây dựng được ba tuyến du lịch mới gồm: Tuyến Những nẻo đường phù sa kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang - Vĩnh Long - Cần Thơ - Hậu Giang - Bạc Liêu - Cà Mau.
Tuyến du lịch Non nước hữu tình kết nối TP.HCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau; Tuyến Sắc màu vùng biên kết nối TP.HCM - Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang. Từ các tuyến du lịch chính này, các chương trình du lịch liên kết đã hình thành và khai thác hiệu quả, thu hút lượng khách du lịch tham quan điểm đến tại các địa phương.
Rong ruổi miền Tây, ghé thăm miệt vườn Kế hoạch rong ruổi miền Tây của chúng tôi bắt đầu vào trung tuần tháng 7 - khi cái nắng hạ khá gắt và những cơn mưa bất chợt ào tới rồi đi. Thời điểm chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình vào đúng mùa mưa của miền tây, tuy nhiên mưa rất ít, không đủ để thỏa mãn "cơn khát" giữa thời...