Vườn chè ở “Thủ đô” kháng chiến được Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đến thăm có gì đặc biệt?
Ngày 17/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường đã đến thăm khu sản xuất chè hữu cơ của Công ty CP Chè Mỹ Lâm, TP. Tuyên Quang (Tuyên Quang).
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm khu trồng chè hữu cơ độc đáo tại Tuyên Quang.
Chia sẻ với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và các cán bộ của đoàn công tác, ông Lê Quang Chuyền – Giám đốc Công ty CP Chè Mỹ Lâm cho biết, hiện, công ty đang quản lý 430ha đất trồng chè, năng suất bình quân 20 tấn chè búp tươi/ha. Công ty hiện có nhà máy chế biến với công suất 72 tấn chè búp tươi/ngày, trong đó có 1 xưởng sản xuất chè đen với 5 dây chuyền công suất 60 tấn chè búp tươi/ngày và 1 xưởng sản xuất chè xanh với công suất 12 tấn búp tươi/ngày.
Đến nay, công nghệ sản xuất đã đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và quản lý của các tập đoàn chè lớn trên thế giới. Trung bình, sản lượng sản xuất của công ty đạt 2.050 đến 2.300 tấn/năm. Các sản phẩm được bán ra thị trường các nước Anh, Nga, Ba Lan, Ai Cập, UAE, Pakistan, Indonesia, Nhật Bản.
Đặc biệt hiện công ty đang phát triển chuỗi giá trị chè an toàn, bền vững, chất lượng trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp được công ty triển khai thực hiện được 3 năm với mục tiêu là đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm quan khu trồng chè hữu cơ của Công ty chè Mỹ Lâm (Tuyên Quang).
Video đang HOT
Công ty thành lập Tổ sản xuất chè an toàn theo từng nhóm hộ có diện tích chè gần nhau. Các hộ tham gia liên kết này là tự nguyện, có điều lệ hoạt động được người dân tham gia cùng xây dựng. Các tổ bầu tổ trưởng, tổ phó và tổ trưởng là người thay mặt các thành viên trong tổ ký hợp đồng với Công ty.
Ông Chuyền khẳng định, công ty cũng là doanh nghiệp đầu tiên trên địa bàn tỉnh xây dựng bộ thuốc bảo vệ thực vật sử dụng riêng cho chè theo tiêu chuẩn EU.
Đến nay, Công ty Chè Mỹ Lâm có 10 tổ với khoảng 500 hộ dân tham gia, các thành viên tổ sản xuất chè an toàn luôn thực hiện đúng quy trình kỹ thuật do công ty đề ra, được cấp phát phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hoàn trả tiền vật tư nông nghiệp thông qua sản phẩm chè búp tươi bán cho công ty.
Theo đó, công ty ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè búp tươi của các Tổ sản xuất chè an toàn, hướng dẫn cho người nông dân quy trình chăm sóc, thu hái, bố trí cán bộ làm công tác khuyến nông tại các Tổ sản xuất chè an toàn…
Công nhân thu hoạch chè bằng máy tại khu trồng chè của Công ty Chè Mỹ Lâm.
“Mô hình tổ sản xuất chè an toàn đã đem lại lợi ích cho cả người nông dân và doanh nghiệp. Nhờ sản xuất chè hữu cơ, bà con đã thu nhập tăng và bền vững từ 30% đến 40%. Chính vì vậy, người dân yên tâm đầu tư và thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăm sóc, thu hái chè”, ông Chuyền chia sẻ.
Đánh giá cao quy trình sản xuất chè hữu cơ tại Công ty Chè Mỹ Lâm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng: “Qua thông tin mà đơn vị cung cấp và quan sát các khu trồng chè, chúng tôi nhận thấy công ty và người dân ở đây đang sản xuất rất chè hữu cơ rất đảm bảo về chất lượng và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu.
Khẳng định dư địa, tiềm năng của sản phẩm chè đặc sản còn rất lớn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng:”Dần dần chúng ta phải tính đễ chuỗi giá trị dài hơi hơn. Cùng với việc sản xuất chè xuất khẩu tỉnh Tuyên Quang và các địa phương vùng núi Phía Bắc phải quan tâm đến xây dựng các hệ sinh thái gắn với vườn chè, xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái… qua đó giúp đa dạng hóa nguồn thu cho người dân”.
Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ NNPTNT cũng đề nghị lãnh đạo Công ty CP chè Mỹ Lâm và tỉnh Tuyên Quang tiếp tục quan tâm, tích cực áp dụng sản xuất chè hữu cơ. Bên cạnh đó các công ty chè cũng phải tăng giá thu mua sản phẩm để tăng thu nhập cho nông dân, người trồng chè giúp bà con yên tâm sản xuất, gắn bó với nghề sản xuất sản phẩm đặc sản của địa phương.
Cùng ngày đoàn công tác do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đến thăm quan khu sản xuất, chế biến gỗ của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang, xã Thắng Quân (Yên Sơn, Tuyên Quang) – một công ty sản xuất – xuất khẩu gỗ có tiếng với công suất 150.000 m3/năm.
“Để sản phẩm có chất lượng ngày càng tốt hơn chúng ta phải tích cực đổi mới và áp dụng các công nghệ hiện đại hơn nữa vào sản xuất, chế biến đa dạng nhiều sản phẩm để phục thị trường nội địa và xuất khẩu. Về lâu dài, đẳng cấp sản phẩm không đơn thuần chỉ là sạch, là an toàn mà còn phải hội tụ cả giá trị tinh thần, văn hóa thì sản phẩm mới đạt được đẳng cấp thế giới một cách bền vững”.
Giá thịt lợn đã chững và bắt đầu xu hướng giảm
Giá thịt lợn giảm khoảng trung bìnhtừ 1.000 - 2.000 đồng/kg, giá thấp nhất là tại các tình miền Trung và Tây Nguyên từ 82.000 - 83.000 đồng/kg.
Tại miền Bắc giá thịt lợn tiếp tục giảm nhẹ, tại Hưng Yên thịt lợn giảm 1.000 đồng/kg xuống 94.000 đồng/kg, Hà Nam giá từ 92.000 - 93.000 đồng/kg. Các địa phương Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Tuyên Quang, Sơn La... phổ biến 90.000 - 93.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá thịt lợn khu vực miền Bắc vẫn ở mức cao nhất cả nước.
Sở Công thương Hà Nội cho biết dù đã thực hiện nhiều giải pháp nhưng số thịt lợn vẫn có thể thiếu khoảng 4.000 tấn trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Hà Nội đã lên kế hoạch nhập thịt tại các vùng lân cận để phục vụ người dân.
Giá thịt lợn đã chững và bắt đầu xu hướng giảm.
Tại miền Trung, Tây Nguyên giá thịt lợn dao động 82.000 - 92.000 đồng/kg. Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng có giá cao nhất, đạt khoảng 90.000 - 92.000 đồng/kg. Khu vực có giá thấp nhất là tại Khánh Hoà, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Đắk Lắk 82.000 - 83.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá thịt lợn bắt đầu giảm trên diện rộng, tại An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ đồng loạt giảm 2.000 đồng/kg xuống 88.000 đồng/kg. Các địa phương như: TPHCM, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Nai... dao động 94.000 - 96.000 đồng/kg.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định, doanh nghiệp là "hạt nhân" dẫn dắt trong tái đàn chăn nuôi an toàn. Bộ trưởng cũng yêu cầu, hiện nay nguồn lợn thương phẩm ở khu vực này rất lớn vì vậy doanh nghiệp phải có trách nhiệm tham gia và đưa ra thị trường với giá hợp lý nhất, bởi có như vậy mới bảo vệ được thị trường cùng với người dân về lâu dài.
"Trong tái đàn phải cung ứng những sản phẩm tốt nhất, đặc biệt là trong kỹ thuật về an toàn sinh học, phổ biến đến bà con chăn nuôi, những điểm vệ tinh của các công ty, kể cả những điểm mua giống của các doanh nghiệp với trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước ở địa điểm đó" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói./.
Theo Phương Hoài/VOV.VN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xây dựng phương án ứng phó đối với từng loại hình thiên tai Chiều 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 theo hình thức trực tuyến đến cấp huyện. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN Tại đầu cầu Trung ương có sự tham dự của lãnh đạo Ban Chỉ đạo...