Vườn cam Vạn Yên – điểm đến của du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái nhà vườn ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đang trở thành điểm đến tham quan hấp dẫn của giới trẻ và các gia đình
Thời gian gần đây làng cam Vạn Yên huyện vân Đồn, Quảng Ninh lại tấp nập bước chân du khách đổ về tham quan, chụp ảnh, nghỉ ngơi cuối tuần.
Khai thác giá trị từ cây cam
Nằm cách trung tâm huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng 10 km, xã Vạn Yên là xã có nhiều đồi và rừng. Với không khí trong lành, mát mẻ, thích hợp cho cây cam phát triển. Hiện nay tại địa phương có hơn 100 hộ gia đình trồng cam, tổng diện tích gần 200 ha, trung bình mỗi năm thu hoạch đạt trên 200 tấn.
Theo chủ vườn cam HTX 10/10 bà Lê Thị Bảy, gia đình bà có hơn 700 cây cam có tuổi từ 4 năm đến 10 năm, vườn cam đã được thu hoạch. Mấy năm gần đây gia đình bà mở thêm các dịch vụ cho khách vào trải nghiệm và thu hái cam và kết hợp ăn uống. Hầu hết khách đến tham quan đều hái từ 5 kg đến 10 kg mỗi khách. Nhờ đó, HTX của bà tiêu thụ được một lượng cam rất lớn.
Cam Vạn Yên có màu vàng ươm, thơm ngon, được người tiêu dùng ưa thích (ảnh báo Quảng Ninh)
Cách vườn cam HTX 10/10 khoảng hơn 2 km là nhà vườn HTX 68 Nông trang, nơi có vườn cam lớn nhất Vạn Yên. Với diện tích hơn 10 ha, 6.000 cây cam các loại. Theo ông Trần Văn Hậu – Chủ vườn cho biết: Mỗi năm vườn cam của ông thu hoạch được 70 tấn, với doanh thu gần 2 tỷ đồng. Vườn cam nhà ông có ngày cao điểm có trên 700 lượt khách.
Thời gian gần đây, giống cam Vạn Yên của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) trở nên nổi tiếng, là một trong những loại nông sản tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh với vị thơm ngon, ngọt đậm đà. Loại nông sản này ngày càng được thị trường tiêu dùng địa phương cũng như các vùng lân cận ưa chuộng.
Nhằm duy trì, thúc đẩy phát triển bền vững cây cam, đến nay các hộ gia đình tại xã Vạn Yên đã kết nối, hình thành 2 HTX, đó là HTX 86 Nông trang Vạn Yên và HTX Cam 10/10.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vân Đồn cho biết: Cam Vạn Yên là cây trồng chủ lực của huyện Vân Đồn. Diện tích trồng cam được mở rộng không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường, hiệu quả kinh tế cao mà còn phục vụ hình thức du lịch nông nghiệp – đây là hướng đi mới cho sản xuất, tiêu thụ cam và phát triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Đồn. Cây cam ở đây được người dân trồng, chăm sóc hoàn toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Nguồn tưới được tận dụng từ những khe nước trong rừng chảy ra, phân bón hữu cơ, bón lót 4 lần/năm và gần như không dùng thuốc trừ sâu, nên cam rất sạch và ngon, ngọt. Năm 2016, cam Vạn Yên được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận, cấp chứng nhận sản phẩm OCOP.
Du khách vui chơi, check in tại vườn cam Vạn Yên – Vân Đồn (ảnh báo Quảng NInh)
Mở hướng cho du lịch nông nghiệp
Trước kia, xã Vạn Yên chỉ có khoảng vài hộ trong thôn 10-10 trồng cam, sau thấy nhiều người tới vườn cam ngỏ ý muốn tham quan, chụp ảnh, mua cam mang về…, nhiều chủ vườn đã chuyển sang mở rộng mô hình.
Theo lãnh đạo huyện Vân Đồn: Trong khoảng một năm trở lại đây, nhất là vào thời điểm cam vào vụ thu hoạch, chủ vườn thường mở cửa đón du khách đến tham quan và mua cam tại vườn.
Hiện nay, nhiều chủ vườn cũng đã đầu tư xây dựng các khu nghỉ ngơi, ăn trưa, nướng đồ để đáp ứng nhu cầu của du khách. Sau khi trải nghiệm tại vườn cam, du khách có thể tổ chức thêm các hoạt động vui chơi ngoài trời, thưởng thức các món ăn đặc trưng của địa phương ngay tại vườn.
Để tiếp tục phát triển du lịch trải nghiệm từ thương hiệu cam Vạn Yên, huyện Vân Đồn đã có chủ trương xây dựng “Đề án phát triển cây trồng bản địa”, trong đó có phát triển thêm 200ha cam tại xã Vạn Yên. Theo ông Hà Văn Ninh, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn, để nâng cao giá trị sản xuất đối với cây cam, các đơn vị sản xuất, nông dân cần tiến hành canh tác rải vụ, trồng thêm các giống cây cam chín sớm, chín muộn để có thể thu hoạch kéo dài, tránh tập trung vào một vụ ngắn. Cùng với đó, tiếp tục tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất; phát triển, mở rộng diện tích được quy hoạch và phát triển theo hướng sản xuất an toàn VietGAP,…
Đồng thời, chú trọng tổ chức lễ hội cam thu hút du khách nhằm quảng bá sản phẩm cam gắn với du lịch trải nghiệm. Để phát triển sinh kế lâu dài cũng như khai thác tối đa tiềm năng của cây cam, các đơn vị sản xuất và hộ trồng cần chủ động phối hợp với các cơ sở kinh doanh du lịch xây dựng tour, tuyến để phục vụ nhu cầu trải nghiệm của người dân và khách tham quan du lịch… Qua đó, cung cấp đa dạng các gói dịch vụ phục vụ khách du lịch có thể trải nghiệm dài ngày tại địa phương.
Khu du lịch Cồn Chim Quy Nhơn điểm đến sinh thái xanh mướt miền nhiệt đới
Đến với khu du lịch Cồn Chim Quy Nhơn, bạn sẽ được hòa mình cùng thiên nhiên tuyệt đẹp với không gian yên bình, tĩnh lặng, bỏ lại đằng sau sự náo nhiệt và ồn ã của phố thị.
Video đang HOT
Khu du lịch Cồn Chim Quy Nhơn chính là điểm đến tuyệt vời cho những ai yêu thích thiên nhiên, nơi đây được ví như thánh địa của các loài chim tại xứ Nẫu đặc biệt là cò trắng và cũng được biết đến là "lá phổi xanh" bên đầm Thị Nại với vẻ đẹp nguyên sơ tuyệt vời. Du lịch Quy Nhơn Bình Định, ngoài những bãi biển tuyệt đẹp thì chắc chắn rằng một nơi nguyên sơ xanh mướt với hệ sinh thái động thực vật hấp dẫn như Cồn Chim sẽ là điểm hẹn lý tưởng để du khách dừng chân và khám phá.
Khu du lịch Cồn Chim Quy Nhơn là điểm đến hấp dẫn để tận hưởng thiên nhiên trong lành. Ảnh: VTC News
Giới thiệu về khu du lịch Cồn Chim Quy Nhơn
Khu du lịch Cồn Chim Quy Nhơn nằm ở thông Vinh Quang 2 của xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 17km. Nơi đây sở hữu hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng diện tích 1000 trong đó khu sinh thái Cồn Chim có diện tích 480ha tất cả đều thuộc đầm Thị Nại, nơi có diện tích 50000ha. Khu du lịch Cồn Chim Quy Nhơn có tất cả 3 cồn bao gồm Cồn Trạng, Cồn Chim và Cồn Giá. Sở dĩ có tên gọi là Cồn Chim bởi vì nơi đây là nơi sinh sống của rất nhiều loài chim khác nhau, chim từ các nơi di cư đến Cồn Chim sinh sống, sinh sản.
Khu du lịch cách Quy Nhơn 17km. Ảnh: Con Chim Eco Tourism
Bên dưới mặt nước của khu du lịch Cồn Chim là nguồn lợi thuỷ sản rất phong phú, trong đó có không ít loài có giá trị cao như cá mú, cá hồng, cá dìa, tôm, cua và các loài nhuyễn thể. Hệ sinh thái cỏ biển ở đây cũng vô cùng ấn tượng và đang ngày càng được phục hồi, phát triển, bên trên chính là tán rừng ngập mặn là nơi cư ngụ của quần thể các loài chim và cò đặc hữu cùng những loài chim di trú theo mùa.
Khu du lịch sở hữu hệ sinh thái đa dạng Ảnh: Con Chim Eco Tourism
Khu du lịch Cồn Chim một điểm đến thi vị
Ghé khu du lịch Cồn Chim du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh bình yên đặc trưng của miền nhiệt đới với hệ thống rừng ngập mặn xanh mướt, một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ đến não lòng. Ở đây có xóm Cồn Chim với khoảng hơn 100 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Nhịp sống ở đây rất nhẹ nhàng, an nhiên mang đến cho du khách cảm giác đầy tích cực và hào hứng.
Cồn Chim là ngôi nhà chung của nhiều loài chim, đặc biệt là cò trắng. Ảnh: @phuongthanh926
Hệ sinh thái ở khu du lịch Cồn Chim rất phong phú với khoảng 64 loài phù du, hàng trăm loài chim, hơn 70 loài cá và các loài thực vật đa dạng. Du khách đến đây có thể trải nghiệm đi xuồng máy vào rừng đước để ngắm nhìn đàn có trắng giữa thiên nhiên hay chèo sup tận hưởng thiên nhiên mát lành, câu cá, cùng ngư dân đi giở lưới đánh bắt cá hay trải nghiệm cắm trại qua đêm trên cồn.
Rừng ngập mặn ở Cồn Chim rất đặc thù. Ảnh: Con Chim Eco Tourism
Cò trắng là một trong những loài chim đông đảo ở Cồn Chim Ảnh: Con Chim Eco Tourism
Thế giới động vật trên đảo luôn mang đến cho du khách sự hào hứng. Ảnh: Con Chim Eco Tourism
Đặc biệt, ở khu du lịch Cồn Chim Quy Nhơn du khách sẽ được trải nghiệm hoạt động cho tôm ăn và ngắm tôm nhảy rất thú vị, đây là hoạt động được nhiều du khách ưa thích bởi sự độc đáo và mới lạ. Nếu muốn trải nghiệm sâu hơn cuộc sống của những người dân trên cồn, du khách có thể trải nghiệm đi bắt cua, bắt ba khía buổi đêm và 3 giờ sáng đến chợ cua ngắm không khí mua bán đầy sôi động.
Khám phá rừng ngập mặn là trải nghiệm thú vị. Ảnh: @novthlams
Du khách rất thích thú khi được cùng ngư dân bắt cá. Ảnh: @Con Chim Eco Tourism
Tổng hợp kinh nghiệm du lịch Cồn Chim cho người mới
Du lịch mùa nào đẹp nhất
Không giống các điểm đến là vùng biển ở Quy Nhơn như Hòn Khô, Kỳ Co hay Cù Lao Xanh vào những tháng biển động sẽ không thể ghé thăm, Với khu du lịch Cồn Chim Quy Nhơn du khách có thể ghé thăm bất cứ thời điểm nào. Đặc biệt mùa lý tưởng nhất để ngao du khám phá là từ tháng 3 đến tháng 9 bởi thời tiết nhiều nắng đẹp và thuận lợi cho các hoạt động khám phá, ngắm cảnh tại cồn.
Từ tháng 3 đến tháng 9 là thời điểm lý tưởng để ghé Cồn Chim. Ảnh: Con Chim Eco Tourism
Hướng dẫn di chuyển
Từ trung tâm của thành phố Quy Nhơn, muốn đến Cồn Chim du khách có thể di chuyển bằng nhiều cách. Cách đơn giản nhất là du khách đến khu vực bến Hàm Từ của TP Quy Nhơn sau đó thuê ghe máy hoặc cano để đến Cồn Chim. Với cách di chuyển này du khách sẽ được ngắm cảng biển Quy Nhơn và đi qua cây cầu Thị Nại nổi tiếng .
Cách thứ hai là du khách hãy đến khu biệt thự Đại Phú Gia sau đó di chuyển đến bến tàu Đại Phú Gia ở đây và thuê cano đi thẳng đến khu du lịch Cồn Chim. Ngoài di chuyển bằng ghe hoặc cano du khách cũng có thể đi đường bộ theo hướng QL19B đến thông Vinh Quang của xã Phước Sơn huyện Tuy Phước rồi ghé bến đò thuê ghe hoặc cano đến Cồn Chim.
Du khách có thể đến Cồn Chim bằng ghe hoặc cano. Ảnh: @narinvon
Điểm đến kết hợp
Khu du lịch Cồn Chim Quy Nhơn nằm ngay trên đầm Thị Nại nên ngoài khám phá khu sinh thái du khách có thể kết hợp đầm Thị Nại, ngắm nhìn cảnh sắc bình yên, thưởng thức các loại hải sản hấp dẫn.
Cũng trong tuyến thăm quan Cồn Chim Quy Nhơn, du khách có thể ghé thăm Tiểu chủng viện Làng Sông nằm ở thôn Quảng Vân của xã Phước Thuận huyện Tuy Phước, đây là nơi lưu dấu hành trình đầu tiên của chữ Quốc ngữ trong những năm đầu thế kỷ 17 và hiện là điểm đến hấp dẫn với du khách bởi kiến trúc Gothic độc đáo vẻ đẹp của cảnh quan xung quanh mang đến bức tranh hòa quyện giữa công trình kiến trúc nổi tiếng và cảnh sắc làng quê an bình.
Tiểu Chủng Viện Làng Sông nằm gần KDL Cồn Chim. Ảnh: @shinndy_
Chùa Linh Phong cũng là điểm dừng chân du khách có thể kết hợp ghé thăm khi đến với khu du lịch Cồn Chim Quy Nhơn. Chùa nằm ở xã Cát Tiến của huyện Phù Cát với cảnh sắc tuyệt đẹp vừa cổ kính lại vừa hoang sơ. Từ ngôi chùa này du khách có thể nhìn thấy đầm Thị Nại, ngắm cảnh sắc đẹp bao la, check-in với bức tượng Thích Ca Mâu Ni Phật cao 69m, bức tượng tọa lạc ngay lưng chừng núi ở độ cao lên đến 129m so với mực nước biển.
Chùa Linh Phong nổi tiếng với bức tượng Phật cao 69m. Ảnh:@travelerience_
Gợi ý lịch trình vi vu khu du lịch Cồn Chim trong ngày siêu HOT
Thông thường lịch trình khám phá khu du lịch Cồn Chim Quy Nhơn sẽ diễn ra trong ngày, bởi thời gian di chuyển ngắn và du khách cũng có thể kết hợp thăm quan các địa điểm khác lân cận trong cùng một lịch trình.
10h: Di chuyển từ Quy Nhơn đến bến đò Cồn Chim ở Phước Sơn.
10h30: Đến với Cồn Chim, khám phá các loài động thực vật biển nhận chòi để nghỉ ngơi.
Nên đến Cồn Chim từ buổi sáng để thoải mái thăm quan. Ảnh: Con Chim Eco Tourism
11h30: Dùng bữa trữ với các món hải sản hấp dẫn, nghỉ ngơi ngắm cảnh trên cồn
14h30: Đi trải nghiệm chèo Sup ngắm cảnh Cồn Chim với hệ sinh thái rừng ngập mặn hấp dẫn, trải nghiệm câu cá, giở lưới lồng với ngư dân.
15h30: Vào xóm Cồn Chim để khám phá cuộc sống của người dân trên cồn
16h30: Đi tàu di chuyển quanh Cồn Chim để ngắm cảnh, lúc này bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh đàn cò đậu trên rừng đước hay vuông tôm rất kỳ thú.
17h30: Trở về thành phố Quy Nhơn.
Du khách có thể kết hợp ghé thăm đầm Thị Nại gần đó trong lịch trình. Ảnh: simmitto.
Về với khu du lịch Cồn Chim Quy Nhơn tận hưởng thiên nhiên xanh mướt, khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn với phong vị miền quê dân dã, mộc mạc sẽ khiến bất cứ ai đặt chân đến sẽ bị mê hoặc đến quên lối về và có thật nhiều kỷ niệm độc đáo giữa miền sông nước êm đềm.
Bắc Kạn: Ba Bể phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái Người dân vùng hồ Ba Bể không chỉ dựa vào hồ để khai thác du lịch mà bước đầu khai thác tiềm năng, lợi thế từ rừng cùng bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo để làm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Thăm rừng trúc Pù Lầu, khu nuôi cá tầm Phiêng Phàng Thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương...