Vườn cam ‘4.0′ trên sàn thương mại điện tử
Chị Đào Quỳnh Nga, chủ vườn cam tại xã Thu Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, đồng thời là thành viên hợp tác xã Hùng Khoa là một trong số các hộ dân thành công đưa sản phẩm cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel.
Vườn cam Cao Phong, Hòa Bình. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Gia đình chị Nga và nhiều hộ sản xuất nông nghiệp khác tại địa phương này đang từng bước làm quen với thương mại điện tử với mong ước khi “4.0″ len lỏi vào từng vườn cam sẽ mang theo những cơ hội phát triển chưa từng có.
Nhắc đến cam Cao Phong, chị Đào Quỳnh Nga, luôn nói với giọng đầy tự hào. Chị Nga cho biết, cam Cao Phong có màu vàng rám nắng, không sáng chói như các nơi khác. Đó là đặc trưng của thời tiết, ngày nắng nhưng đêm se lạnh, sáng sớm lại có sương.
Thời tiết Cao Phong tạo ra sự khác biệt, thổ nhưỡng và khí hậu lý tưởng cho trồng cam. Chính vì thế, quả cam Cao Phong có hương thơm đặc trưng, khi ăn vị ngọt thanh không gắt.
Gia đình chị Nga có truyền thống trồng cam lâu đời. Những quả cam sai trĩu cành, những tán lá xanh mướt còn đọng hơi sương gắn liền với tuổi thơ khi theo chân bố mẹ lên đồi thu hoạch quả chín luôn thôi thúc chị tìm cách phát triển bứt phá sản vật quê hương. Là nông sản đã tạo được chỗ đứng trên thị trường nên hàng năm, đều đặn vào vụ cam Cao Phong, thương lái từ khắp nơi đổ về Hoà Bình thu mua và tiêu thụ cam trên toàn quốc.
Dẫu vậy, giá thu mua không ổn định, câu chuyện được mùa mất giá đến hẹn lại lên. Thêm vào đó, 2 năm gần đây, tác động của dịch COVID-19 khiến lượng tiêu thụ cũng co hẹp. Thực tế này đặt ra yêu cầu, muốn giữ được thương hiệu cam Cao Phong phát triển bền vững thị trường trong nước và mở rộng ra là xuất khẩu cần có cách tiêu thụ, quảng bá mới. Thương mại điện tử là lời giải cho bài toán trên.
Nắm bắt được cơ hội này, Viettel Post nhanh chóng triển khai các chương trình giúp nông dân Hoà Bình tiếp cận thương mại điện tử.
Tại địa bàn huyện Cao Phong, Chi nhánh Viettel Post Hòa Bình phối hợp chặt chẽ với sàn thương mại điện tử Vỏ Sò thực hiện đồng loạt các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản của tỉnh nói chung như chanh, bưởi, trứng gà, chè… và đặc biệt là cam Cao Phong, mặt hàng chủ lực của địa phương thông qua sàn thương mại điện tử Vỏ Sò.
Chị Đào Quỳnh Nga cho biết: “Chúng tôi đã nghe về thương mại điện tử đã lâu. Ban đầu các thành viên trong Hợp tác xã Hùng Khoa không tin Viettel Post có thể hỗ trợ bà con tiếp cận thương mại điện tử thành công. Hơn nữa, không phải hộ sản xuất nào cũng muốn bán trên sàn thương mại điện tử bởi thương lái thường đến nhà vườn mua sản lượng rất lớn với một giá chung trong khi bán trên sàn thương mại điện tử sản phẩm đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn”.
Video đang HOT
Với giấc mơ nâng tầm cam Cao Phong, chị Nga nhanh chóng nhận ra những tiềm năng mà thương mại điện tử đem lại sau những cuộc tiếp xúc với nhân viên Viettel Post. Vì vậy, chị quyết định cùng Viettel Post thuyết phục bà con về cách làm mới.
“Mưa dầm thấm lâu” kèm theo hiệu quả thực tế khi các đơn cam giao dịch thành công trên sàn Vỏ Sò đã giúp người dân trên địa bàn thêm tin tưởng. Các hộ nông dân trồng cam nói riêng cũng như các hộ kinh doanh nông sản khác nói chung hào hứng hơn với kênh tiêu thụ mới.
Chị Nga luôn có niềm tin mạnh mẽ rằng: “Chỉ cần kiên trì, chắc chắn thương mại điện tử sẽ là động lực đưa cam Cao Phong tiến xa đến thị trường quốc tế”. Tính đến nay, khi vụ cam Cao Phong bắt đầu vào mùa, hơn 4 tấn cam Cao Phong đã được tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử Vỏ Sò.
Chốt đơn thành công trên sàn là một hành trình dài vượt khó “công nghệ” của người nông dân Hoà Bình. Giám đốc Chi nhánh Viettel Post Hoà Bình Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết, trong các hộ trồng cam phần lớn là các bác lớn tuổi nên nhân viên của Viettel Post Hòa Bình phải hướng dẫn cách họ trả lời tin nhắn khi phát sinh đơn hàng, cách quảng cáo gian hàng để nhiều người biết tới, hướng dẫn cách đăng chi tiết sản phẩm lên sàn, tạo gian hàng, tạo kho, chỉnh sửa giá, cũng như cách chụp ảnh sao cho đẹp nhất… Những người nông dân vốn chỉ quanh quẩn với cây cỏ, trình độ tiếp cận công nghệ thông tin hạn chế nay làm quen với chiếc điện thoại thông minh cũng không dễ dàng.
Trước khi vụ cam bắt đầu, nắm bắt tâm lý bà con qua những lần thực tế xuống nhà vườn, cán bộ công nhân viên Viettel Post đã lên kế hoạch rõ ràng, vận động, hướng dẫn người nông dân tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Cùng với cách thức “cầm tay chỉ việc” tại chính vườn cam, Viettel Post Hoà Bình phối hợp với sàn thương mại điện tử Vỏ Sò cùng lãnh đạo địa phương tổ chức 3 lớp tập huấn về thương mại điện tử cho 3 nhóm đối tượng khác nhau.
Qua đó, đưa ra những giải đáp cụ thể trước thắc mắc của từng đối tượng. Chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ bà con tại địa phương, Giám đốc Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết: “Đồng hành cùng bà con để bà con yên tâm, tin tưởng là rất quan trọng. Bất cứ khi nào người dân vướng phải thắc mắc gì, chúng tôi ngay lập tức hỗ trợ. Nếu không thể giải quyết bằng cách hướng dẫn hay giải thích trực tuyến, chúng tôi sẽ xuống trực tiếp nhà vườn”.
Để tăng cường quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cam Cao Phong, Viettel Post Hoà Bình treo banzol/standee chương trình “Hỗ trợ tiêu thụ cam cao phong” tại bưu cục, cửa hàng Viettel trên toàn tỉnh. Đặc biệt, Chi nhánh cũng kết hợp với sàn Vỏ Sò và Công ty Công nghệ Bưu chính Viettel giới thiệu sản phẩm trên các ứng dụng Viettel Post, My Viettel…
Hành trình đưa sản vật lên sàn thương mại điện tử không phải diễn ra một sớm một chiều. Do đó Viettel Post luôn chủ động hỗ trợ, hướng dẫn bà con tiếp cận thương mại điện tử để sử dụng một cách chuyên nghiệp từ đó có hướng phát triển bền vững trong bối cảnh nông nghiệp 4.0.
Đại diện sàn thương mại điện tử Vỏ Sò Trần Trung Kiên khẳng định: “Viettel Post, Vỏ Sò đã có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành khác nhau. Chính vì vậy, chúng tôi hoàn toàn có khả năng giúp người nông dân Hoà Bình giải quyết bài toán đầu ra về tiêu thụ nông sản qua kênh thương mại điện tử”.
Một hợp tác xã ở Hà Tĩnh bán được 7.000 lít mật ong trong dịch Covid-19, thu 3 tỷ đồng nhờ cách này
Tích cực chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tăng cường bán hàng trên sàn thương mại điện tử, nhiều hợp tác xã đã vượt qua khó khăn do dịch Covid-19.
Vượt khó trong dịch nhờ... chuyển đổi số
Ông Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Mật ong Cường Nga (Hà Tĩnh), cho biết, với tiềm năng, lợi thế từ đàn ong bản địa lớn, hàng năm cho năng suất mật cao, đến cuối năm 2019, sản phẩm Mật ong Cường Nga đã được đánh giá sản phẩm OCOP 3 sao.
"Mặc dù dịch bệnh phức tạp nhưng bằng việc ứng dụng nông nghiệp thông minh, đặc biệt là tham gia kết nối thương mại điện tử nông sản trên Cổng Blockchain chuyển đổi số HTX nông nghiệp, việc kết nối giao thương của HTX vẫn diễn ra thuận lợi thông qua hình thức bán hàng trực tuyến, qua đó tiêu thụ được hơn 7.000 lít mật ong, thu về khoảng 3 tỷ đồng"- ông Nguyễn Văn Cường cho hay.
Ông Lê Văn Việt (trái), Giám đốc HTX thủy sản Xuyên Việt (Gia Lộc, Hải Dương) giới thiệu với đoàn công tác của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) về mô hình nuôi cá sông trong ao. Ảnh: K.N
Theo thống kê của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, hiện có 18.000 HTX trên cả nước, song HTX nhiều lắm thì đến 200 thành viên, còn một nửa số này có số thành viên dưới 30.
Để giải quyết vấn đề vốn và công nghệ, ông Thịnh cho rằng các HTX nhỏ cần tự liên kết với nhau.
Trong khi đó, HTX Rau quả sạch Chúc Sơn là một trong số ít HTX ở Hà Nội tiên phong trong việc phát triển chuỗi thực phẩm sạch gắn với nông nghiệp thông minh và chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Hiện, HTX Rau quả sạch Chúc Sơn đã ứng dụng Công nghệ 4.0 eGap & eGap.vn, iMetos của Liên hiệp HTX Kinh tế số Việt Nam nhằm phục vụ chuyển đổi số trong hệ thống HTX với các giải pháp đồng bộ như nhật ký điện tử, hệ thống quản lý sản xuất bằng điện thoại thông minh, hệ thống camera giám sát đồng ruộng, tem truy xuất nguồn gốc QR code gắn với bộ nhận diện nhãn hiệu HTX Rau quả sạch Chúc Sơn.
Tương tự, ông Nguyễn Tri Sáu - Giám đốc HTX cà phê Sáu Nhung (tỉnh Kon Tum) cho biết, ngoài phương án bán hàng thông thường, HTX còn triển khai bán qua sàn thương mại điện tử. Tiến tới, HTX sẽ tích cực số hóa từ khâu sản xuất, thu hoạch, tới chế biến sau thu hoạch.
Đại diện HTX Nông nghiệp hữu cơ an toàn FAOs (tỉnh Gia Lai) chia sẻ, HTX đã đẩy mạnh phát triển liên kết theo chuỗi giá trị với bà con nông dân ở địa phương theo cách thức HTX đứng ra thu mua, sơ chế, chế biến... Trong 3 tháng vừa qua, HTX đã tiêu thụ được 50 tấn bơ, 100 tấn nông sản các loại (khoai lang, sầu riêng...).
Ông Vũ Hồ Vũ - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Đầu tư Digital Kingdom (DGK) cho biết, nhiều HTX đã ứng dụng công nghệ Blockchain của công ty để truy xuất nguồn gốc.
Hiện 59 Chi cục Phát triển nông thôn, 160 cán bộ địa phương, và hơn 600 cán bộ HTX đã sử dụng công nghệ này. Nhờ việc chuyển đổi số này, hơn 2.500 tấn sầu riêng, 100 tấn khoai lang, 80 tấn bưởi, 200 tấn xoài, chôm chôm, vải... được hỗ trợ tiêu thụ. Tổng giá trị đơn hàng lên tới hơn 300 tỷ đồng.
Hoàn thiện nguyên liệu theo nhu cầu doanh nghiệp
Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) cho rằng trong bối cảnh mới của kinh tế, xã hội cũng như thị trường trong nước, thế giới, các HTX cần phải chủ động thích ứng bằng nhiều giải pháp.
Thứ nhất là đầu tư cho nguồn nhân lực; Thứ hai là nâng cao tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, tích hợp đa giá trị, thực hiện kinh tế nông nghiệp tuần hoàn. Thứ ba là đổi mới tư duy trong kinh doanh và liên kết...
"Thứ tư, trong quá trình chuyển đổi, phát triển, các HTX cũng cần thay đổi tư duy trong liên kết với các doanh nghiệp đầu ra, cần phải tăng tính cam kết, chia sẻ giữa HTX và các doanh nghiệp đầu vào, đầu ra. Đặc biệt, rất cần những hợp tác cụ thể, không chỉ là câu chuyện bán hàng mà còn là sự hỗ trợ, tương tác của hai bên trong việc xử lý vốn, xử lý công nghệ..."- ông Lê Đức Thịnh nhấn mạnh.
Theo ông Thịnh, HTX không nên đi vào công đoạn lớn, nhiều rủi ro như thương mại hay chế biến sâu. Điều cần làm là tập trung sơ chế, hoàn thiện nguyên liệu cho doanh nghiệp thu mua đầu vào.
"Một trong những câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất là không đủ vốn, không đủ công nghệ. Cần xác định là HTX có nguyên liệu, không có HTX thì doanh nghiệp không hoạt động được. HTX có thể yêu cầu doanh nghiệp đầu tư về công nghệ, có thể được chia sẻ vốn, máy móc"- ông Thịnh nhấn mạnh.
100.000 tấn cam tròn mọng, vàng ươm đã chín, Hà Giang, Hòa Bình mở gian hàng bán trên chợ "ảo" Cam Hà Giang, cam Cao Phong (Hòa Bình) sẽ chính thức được bán trên một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam.Cam Cao Phong, cam Hà Giang lên sàn thương mại điện tử Từ ngày 23/11 - 25/11/2021, cam Hà Giang, cam Cao Phong, những đặc sản ngon nổi tiếng ở miền Bắc sẽ chính thức được bán trên...