Vung tiền nhập tịch
Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc (CFA) quyết tâm đẩy mạnh việc nhập tịch các cầu thủ ngoại, để tăng cường sức mạnh cho đội tuyển bóng đá quốc gia tại vòng loại World Cup 2022 sắp tới.
Trước đây, bóng đá Trung Quốc tuyệt đối nói “không” với vấn đề nhập tịch cầu thủ, nhưng vào tối 25-1-2019, ngay sau khi đội nhà bị Iran hạ 3-0 ở tứ kết Asian Cup, CFA đã họp khẩn, sau đó đi tới quyết định tạo mọi điều kiện để gấp rút nhập tịch cầu thủ ngoại, nhằm tăng cường sức mạnh cho đội tuyển Trung Quốc tại vòng loại World Cup 2022.
Để thực hiện mục tiêu giành quyền vào vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á, CFA đã gọi một lúc 5 cầu thủ người Brazil và Anh nhập tịch lên đội tuyển quốc gia, gồm: Elkeson, Fernando Henrique, Alan Carvalho, Tyias Browning, và Nico Yennaris. Nhưng cảm thấy chưa đủ, CFA dự tính sẽ cung cấp cho đội tuyển quốc gia ít nhất hai cầu thủ nhập tịch nữa, là Alex Teixeira và Alan Kardec. Được biết vào tháng trước, hai ngoại binh người Brazil này đã đủ điều kiện nhập tịch sau thời gian chơi bóng 5 năm ở Trung Quốc. Tổng cục Thể thao Trung Quốc và Cục Quản lý xuất nhập cảnh quốc gia đang gấp rút hoàn thiện việc nhập tịch cho Alex Teixeira và Alan Kardec. CFA tin tưởng việc này sẽ xong vào trung tuần tháng 8, dù chi phí cho việc nhập tịch một ngoại binh là vô cùng tốn kém.
Alan Kardec đang trên đường khoác áo đội tuyển quốc gia Trung Quốc.Ảnh: GOAL
Theo Sina Sports, câu lạc bộ Guangzhou Evergrande đã chi ra khoảng 870 triệu nhân dân tệ (gần 3.000 tỷ đồng) để làm thủ tục nhập tịch cho 5 ngoại binh trong đội, bao gồm: Elkeson, Ricardo Goulart, Alan Carvalho, Aloisio, Fernandinho. Cũng theo Sina Sports, sau khi kết thúc Giải bóng đá vô địch quốc gia Trung Quốc (Chinese Super League) 2020, Alex Teixeira đã được CFA mời nhập tịch. Tuy nhiên, chân sút này đòi tới 80 triệu euro cho việc nhập tịch và phí “lót tay” trong 4 mùa giải tới. Rắc rối khác đang nảy sinh khi đội bóng chủ quản Jiangsu Suning không muốn mất trắng Alex Teixeira, trong khi đội bóng Shanghai SIPG sẵn sàng chi trả 80 triệu euro để nhập tịch Alex Teixeira, đồng nghĩa với việc cầu thủ 31 tuổi này sẽ trở thành người của Shanghai SIPG trong 4 năm tới.
Trước trào lưu nhập tịch cầu thủ ngoại, tờ PP Sport đặt câu hỏi: “Phải chăng CFA đang có ý từ bỏ cầu thủ bản địa?”. Tờ báo này bình: “CFA muốn tạo ra một đội hình có non nửa cầu thủ nhập tịch. Đây không phải là đội tuyển Trung Quốc mà là đội hạng 2 của Brazil. Điều này khiến lòng tự tôn dân tộc bị tổn thương và làm giảm đi sự phấn đấu của các cầu thủ trẻ”.
Hiện nhóm cầu thủ Elkeson, Ricardo Goulart, Alan Carvalho, Aloisio, Fernandinho đều hài lòng sau khi nhập tịch. Họ vừa có khoản “phí” lót tay khổng lồ, vừa được tăng lương đáng kể. Bởi theo quy định mới của CFA: Nếu thi đấu với tư cách ngoại binh ở Chinese Super League, cầu thủ chỉ được nhận lương tối đa 3 triệu euro/năm; còn trong trường hợp Alex Teixeira, Alan Kardec trở thành công dân Trung Quốc, họ sẽ được nhận lương tối đa 5 triệu euro/năm, mức lương trần dành cho nội binh.
Chê bóng đá Việt Nam nghèo, bóng đá Trung Quốc hóa ra lại... "lắm tiền nhiều tật"
Tiền đã giúp Trung Quốc được chú ý trên bản đồ bóng đá thế giới. Tuy nhiên cũng vì chữ "tiền", nền bóng đá của xứ tỷ dân đã được chú ý theo những cách mà chẳng ai mong muốn.
Đồng tiền lấn át... trình độ
"Một chương mới đáng xấu hổ đã được viết ra" - đó là dòng chữ mà trang Beijing News đã viết vào tháng 6/2013. Thời điểm đó, đội tuyển Trung Quốc dưới sự dẫn dắt của cựu HLV CLB Real Madrid - Jose Camacho, đã nhận thất bại muối mặt 1-5 trước Thái Lan ngay trên sân nhà.
Video đang HOT
Sau thất bại đó, ông Camacho bị sa thải. Nền bóng đá Trung Quốc được làm lại bằng cách đổ cả "núi tiền" với tham vọng hóa rồng. Tại giải VĐQG xa hoa với tên gọi Chinese Super League, người Trung Quốc dùng tiềm lực tài chính tưởng như không đáy để thu hút các ngôi sao và HLV hàng đầu thế giới.
Trong giai đoạn cải tổ, bóng đá Trung Quốc khiến cả thế giới liên tục choáng ngợp vào mỗi kỳ thị trường chuyển nhượng. Năm 2013, các đội bóng Trung Quốc chi ra 106 triệu USD mua sắm cầu thủ, đa phần là những ngôi sao từ châu Âu và Nam Mỹ.
Tuyển Trung Quốc từng gây sốc khi thảm bại 1-5 trước Thái Lan.
Con số đó cứ tăng chóng mặt từng năm: 2014 là 161 triệu, rồi 461 triệu mùa 2015, 600 triệu mùa 2016. Trước cơn lạm phát dữ dội, Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc (CFA) đã phải ra tay tìm cách giới hạn sự hoang phí của các CLB được những doanh nghiệp khổng lồ tài trợ. Tuy nhiên tới mùa 2017, CSL vẫn tiếp tục chi ra 193 triệu USD mua cầu thủ, rồi đến năm 2018 là 308 triệu.
Không chỉ dùng tiền lôi kéo các ngôi sao, các đội bóng của Trung Quốc cũng rất quan tâm đến công tác đào tạo trẻ. Trong kế hoạch đưa "bóng đá Trung Quốc bước lên đỉnh thế giới" vào năm 2050 của Chủ tịch nước Tập Cận Bình, ươm mầm tài năng chính là một phương án cần thiết. Cụ thể họ muốn có 20.000 lò đào tạo bóng đá vào năm 2020, và sẽ tăng lên 50.000 vào năm 2025 với 50 triệu học viên.
Thế nhưng cho đến nay, trình độ của đội tuyển Trung Quốc lại đang có dấu hiệu thụt lùi. Đầu thập niên 2010, Trung Quốc xếp thứ 71 trên BXH FIFA. 11 năm sau, họ tụt xuống vị trí thứ 77.
Thời điểm nhận thất bại ê chề trước Thái Lan cách đây 8 năm, cựu danh thủ từng chơi bóng ở Anh - Fan Zhiyi, cay đắng nhận xét: "Nếu bóng đá Trung Quốc không chịu thay đổi, sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ bị Việt Nam vượt mặt". 8 năm sau, nhận xét này có phần đúng.
Tất nhiên nếu tính trên BXH FIFA, Việt Nam (hạng 92) vẫn còn kém Trung Quốc 15 bậc. Tuy nhiên, chưa bao giờ có cảm giác đội tuyển Trung Quốc e ngại ĐTVN như lúc này. Trong cuộc đối đầu gần đây nhất giữa 2 nền bóng đá, U22 Việt Nam cũng đã đánh bại U22 Trung Quốc 2-0 ngay tại Vũ Hán. Đặc biệt, đại diện của vùng Đông Á khi đó còn được dẫn dắt bởi vị chiến lược gia lão làng - HLV Guus Hiddink.
Không thể vào sâu ở những giải đấu tham dự trong suốt nhiều năm qua, nhận thất bại bẽ bàng trước các đại diện tới từ "vùng trũng" của bóng đá thế giới, đó chắc chắn là điều mà những người đứng đầu của CFA không nghĩ tới khi "đổ tiền vào bóng đá".
Bóng đá Trung Quốc đang bị tụt hậu ở châu Á.
Trung Quốc thành... "Hoazil"
Khi đồng tiền chưa thể bù đắp được trình độ của các cầu thủ bản địa, thì Trung Quốc quyết định mở cửa cho chính sách nhập quốc tịch ồ ạt. Họ chi cả nghìn tỷ đồng cho điều này. Đây được xem là một cách "đi tắt đón đầu" điển hình của không ít quốc gia. Thậm chí, HLV Li Tie còn đặt ra mục tiêu giành tấm vé đến VCK FIFA World Cup 2022 dựa trên bộ khung của những cầu thủ này.
Trong đội hình hiện tại của Trung Quốc có 5 cầu thủ nhập tịch: Elkeson, Alan, Tyias Browning, Yennaris và Fernandinho. 3 trong số đó là người gốc Brazil. Ngoài ra, nhiều khả năng trong thời gian tới, HLV Li Tie sẽ triệu tập Alan Kardec, chân sút đẳng cấp người Brazil từng cùng siêu sao Neymar giành ngôi vô địch Paulista trong màu áo Sao Paulo, lên ĐTQG Trung Quốc.
Bên cạnh đó, họ còn nhắm tới Ricardo Goulart - người từng 1 lần khoác áo ĐTQG Brazil hay Lucas Souza (gốc Brazil, từng đá cho Parma), Tiago Leonco (gốc Brazil), Fernando Karanga (gốc Brazil), Jonathan Viera (từng 1 lần khoác áo ĐTQG Tây Ban Nha)...
Với chính sách này, có thể nói chất lượng đội hình của "Team Dragon" sẽ tăng lên đáng kể. Hiệu quả ngay lập tức đã đến, khi Trung Quốc giành chiến thắng liền 4 trận cuối của vòng loại hai khu vực châu Á World Cup 2022, qua đó giành tấm vé vào chơi vòng loại cuối cùng. Mặc dù vậy, phương án này đã gây ra những tranh cãi trái chiều.
Cựu tiền đạo Hao Haidong đặt câu hỏi: "Chính sách này có giúp chúng ta tốt hơn ngay cả khi vô địch thế giới hay không? FIFA cho phép nhập tịch thì các quốc gia trên thế giới có nên tận dụng tối đa nó không?".
Đội tuyển Trung Quốc đang phụ thuộc quá nhiều vào các cầu thủ nhập tịch.
Trong khi đó, trung vệ trụ cột của ĐT Trung Quốc - Mei Fang thì bênh vực: "Cầu thủ nhập tịch là cũng là người Trung Quốc. Đừng phán xét anh ta có nhập tịch hay không. Anh ta có quốc tịch Trung Quốc và là người Trung Quốc, đồng hương của chúng tôi. Không có gì khác biệt.
Các cầu thủ nội của Trung Quốc làm việc chăm chỉ và độc lập, vì vậy việc nhập tịch sẽ không có ý nghĩa gì. Nếu bạn muốn có một kết quả tốt, hãy nhập tịch 11 cầu thủ để thi đấu và xem những gì bạn nhận được."
Liệu việc triệu tập nhiều cầu thủ không mang một chút dòng máu Trung Hoa nào lên đội tuyển có thể đem đến thành công lâu dài hay không? Có lẽ chỉ tương lai mới có thể trả lời được. Nhưng với nhiều người Trung Quốc, không phải ai cũng đồng tình cách làm này.
Hàng loạt CLB Trung Quốc phá sản
Tương lai ĐTQG không sáng sủa. Niềm hy vọng lớn nhất của bóng đá Trung Quốc là giải VĐQG Chinese Super League cũng đang rơi vào bóng tối.
Đầu năm 2021, bóng đá nước này choáng váng khi chứng kiến CLB Jiangsu Suning phá sản chỉ sau 3 tháng bước lên ngôi vô địch. Trước đó, đây cũng là một trong những CLB có nhiều hợp đồng bom tấn nhất mỗi khi đến kỳ chuyển nhượng.
Họ phá kỷ lục chuyển nhượng của CLB khi chi ra 26 triệu bảng để chiêu mộ tiền vệ Ramires của Chelsea vào năm 2016. Ngay sau đó, họ tự phá kỷ lục với việc đem về Alex Teixeira từ Shakhtar Donetsk bằng bản hợp đồng 37 triệu bảng.
Mùa hè năm 2019, Jiangsu Suning cũng là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất thế giới khi có ý định chiêu mộ Gareth Bale. Trên băng ghế huấn luyện, họ từng trả mức lương siêu khủng cho cựu HLV tuyển Anh Fabio Capello.
Trong 5 năm qua, đại diện của tỉnh Giang Tô chính là đội bóng giàu thứ 4 Trung Quốc với tổng giá trị hơn 100 triệu bảng. Tuy nhiên Jiangsu Suning lại phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn kinh phí từ ông chủ đứng sau. Và khi ông chủ gặp khó khăn trong kinh doanh do đại dịch COVID-19, thảm họa đã xảy ra.
Có rất nhiều vấn đề đang tồn tại ở bóng đá Trung Quốc.
Thảm họa đó không chỉ xảy ra với Jiangsu Suning. Shandong Luneng cũng vì các khoản nợ lương không chịu thanh toán khi đã quá hạn mà không được tham dự cúp FA Trung Quốc, dù rằng họ là nhà vô địch.
Ngoài ra, tình trạng nợ lương cầu thủ trong nhiều tháng cũng xảy ra với các CLB như Hebei Huaxia Xingfu, Chongqing Liangjiang Athletic hay Qingdao...
Trước tình thế này, tờ Sohu đã đưa ra quan điểm: "Rõ ràng, việc đảm bảo quyền lợi cơ bản nhất cho các cầu thủ là được trả lương đúng hạn đang trở thành điều xa xỉ với bóng đá chuyên nghiệp Trung Quốc. Việc cải tổ Chinese Super League đang phải đối mặt với quá nhiều những khó khăn và thách thức lớn. Liên đoàn bóng đá Trung Quốc cần tìm ra phương án để giải quyết vấn đề này".
Cách đây vài ngày, tờ Sina của Trung Quốc còn "cà khịa" cực gắt rằng bóng đá Việt Nam "nghèo mạt rệp" và khoe tiềm lực tài chính dồi dào của đất nước họ. Tuy nhiên giờ đây, bóng đá Trung Quốc đang rơi vào khó khăn ở mọi cấp độ.
Tất cả những vấn đề của bóng đá Trung Quốc xảy ra... cũng là vì tiền!
'Tuyển Trung Quốc vào vòng loại thứ 3 không có gì phải tự hào' Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc (CFA) Chen Xuyuan cho rằng việc đội tuyển vào vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á chỉ là một mục tiêu nhỏ. "Việc tuyển Trung Quốc góp mặt ở vòng loại thứ 3 là một điều đáng mừng, nhưng không cần phải phô trương. Đây chỉ là một bước tiến nhỏ...