Vung tiền mua ảnh hưởng, Trung Quốc vấp phải nghi kỵ ở châu Á
Bắc Kinh đã chi hàng tỷ USD để tranh giành ảnh hưởng ở châu Á, nhưng nỗ lực này mang lại những kết quả trái ngược khi nhiều nước lo lắng về bẫy nợ, sự minh bạch của các dự án.
Theo phòng nghiên cứu AidData tại Đại học William & Mary ở Virginia, Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tăng gấp đôi ngân sách cho đối ngoại trong 6 năm, từ 30 tỷ lên 60 tỷ nhân dân tệ (8,5 tỷ USD), để đẩy mạnh hoạt động ngoại giao toàn cầu.
Báo cáo nghiên cứu của AidData, được công bố hôm 10/12, cũng cho biết tính trong 17 năm (2000-2017), Bắc Kinh đã bỏ ra 126 tỷ USD thông qua các dự án, bao gồm đã hoàn thành, đang triển khai hoặc còn nằm trên giấy.
“Ngoại giao công chúng là một thành phần quan trọng trong bộ công cụ của Bắc Kinh nhằm vô hiệu hóa các mối đe dọa tiềm tàng, khắc phục những bất lợi bên trong và vượt lên các đối thủ cạnh tranh trong khu vực”, báo cáo chỉ ra.
Đường cao tốc Multan – Sukkur ở Pakistan được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác cùng Viện Chính sách Xã hội Châu Á và Dự án Sức mạnh Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, Mỹ.
“Bộ công cụ để gây ảnh hưởng tại Nam và Trung Á” bao gồm các khoản đầu tư khổng lồ về cơ sở hạ tầng, hoạt động truyền thông do nhà nước hậu thuẫn, thành phố kết nghĩa, ngoại giao quân sự và Học viện Khổng Tử, nơi giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.
Video đang HOT
Báo cáo cho thấy 95% ngoại giao tài chính của Trung Quốc là về cơ sở hạ tầng và chỉ 5% thuộc các lĩnh vực khác như hỗ trợ nhân đạo hoặc xóa nợ.
Hai quốc gia chiếm một nửa các khoản đầu tư của Bắc Kinh trong khu vực là Pakistan và Kazakhstan – những mắt xích quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường. Đây là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu đầy tham vọng và cũng gây nhiều tranh cãi của ông Tập.
Bắc Kinh cũng đã rầm rộ tổ chức các sự kiện văn hóa, cấp học bổng và trao đổi sinh viên, và hầu hết quốc gia ở Nam và Trung Á hiện có ít nhất một kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc, bao gồm truyền hình, phát thanh và báo in.
Trung Quốc đã tổ chức 61 chuyến trao đổi cho các nhà báo Nam và Trung Á từ năm 2004 đến 2017.
Song không có công cụ ngoại giao công chúng nào dẫn đến việc đứng về phía Bắc Kinh trong các cuộc bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc, theo báo cáo.
Trên khắp Nam Á, sự “hòa nhập với người dân bình thường” của Bắc Kinh là “hời hợt nhất” và phần lớn được định hình bởi triển vọng kinh tế, “trái ngược với sự coi trọng sâu sắc hơn dành cho văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc”.
Nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc vấp phải sự hoài nghi của công chúng các nước Nam, Trung Á. Ảnh: AFP.
Ở nước láng giềng Kazakhstan, hiện tượng “Sinophobia” (kỳ thị Trung Quốc) sinh sôi mạnh trong giới tinh hoa.
Dù nhiều nước trong khu vực hoan nghênh các khoản đầu tư của Trung Quốc, các nhà nghiên cứu cho biết những lo ngại về tình trạng nợ nần, sự tiện ích và công bằng của các dự án cơ sở hạ tầng Trung Quốc, cáo buộc tham nhũng và các vấn đề khác đã gây tranh cãi trong dư luận.
Trong một số trường hợp, điều này thậm chí đã dẫn đến sự thay đổi chế độ, trợ giúp các chính trị gia đối lập ở Sri Lanka và Maldives trong việc đấu tranh chống tham nhũng. Họ được hưởng lợi từ việc công chúng phản đối các khoản đầu tư mơ hồ của Trung Quốc, báo cáo cho biết.
Theo Zing
Nhiều nghị sĩ Solomon tố TQ và Đài Loan chạy đua hối lộ ở quốc hội
Các chính trị gia tại Solomon nói họ nhận được hàng trăm nghìn USD từ Trung Quốc và Đài Loan đổi lấy sự ủng hộ trước khi đảo quốc Nam Thái Bình Dương thay đổi quan hệ ngoại giao.
Hồi tháng 9, Thủ tướng Manasseh Sogavare của Solomon chính thức cắt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc và thiết lập quan hệ chính thức với Bắc Kinh. Động thái đã kết thúc quan hệ ngoại giao kéo dài 36 năm qua giữa đảo quốc Nam Thái Bình Dương và hòn đảo Đài Loan.
Trung Quốc xem đây là một chiến thắng quan trọng trong nỗ lực cô lập Đài Loan trên trường quốc tế. Nhiều nghị sĩ cảm thấy quan ngại. Đài Bắc phản ứng giận dữ trước sự thay đổi của Solomon. Một đảo quốc khác trong khu vực là Kiribati cũng từ bỏ quan hệ với Đài Loan chưa đầy 2 tuần sau đó, làm cho Australia đau đầu trước sức ảnh hưởng ngày một lớn của Bắc Kinh tại khu vực.
Theo điều tra của Guardian, nhiều nghị sĩ Solomon cho biết Trung Quốc và cả Đài Loan đã đề nghị tặng họ hàng trăm nghìn USD để đổi lấy sự ủng hộ. Phó thủ lĩnh phe đối lập, Peter Kenilorea Jr, nói "những vụ việc này luôn liên quan đến tiền" và đây là "một bí mật mở".
Thủ tướng Manasseh Sogavare của Solomon (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Tân Hoa xã.
Kenilorea là một trong những nghị sĩ phản đối việc thay đổi quan hệ ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh. Ông nhận định đây là "một cú tát vào năm quy trình nghị viện". Những nghị sĩ tham gia quyết định thay đổi quan hệ ngoại giao nhận từ 246.000 - 615.000 USD từ Trung Quốc.
Daniel Sudaini, thống đốc đảo Malaita, tỉnh lớn nhất của Solomon, tiết lộ ông được đề nghị một khoản hối lộ để bớt gay gắt với Bắc Kinh. Ông nhận được cuộc gọi đề nghị đổi chác trước khi Solomon cắt quan hệ với Đài Bắc. Trả lời Solomon Star, Sudaini nói ông được hứa tặng 123.000 USD nếu theo phe ủng hộ Trung Quốc. Cảnh sát Solomon đã tiến hành điều tra tuyên bố của vị thống đốc.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định việc hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đã diễn ra một cách minh bạch.
"Không có lời đồn đại hay bôi nhọ nào có thể ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và quần đảo Solomon", cơ quan này nhấn mạnh.
Nghị sĩ Titus Fika lại cáo buộc Đài Loan cố lũng đoạn quá trình làm việc của quốc hội Solomon, tiết lộ ông cũng được tiếp cận với khoản tiền 2 triệu USD, chia làm hai khoản, để giữ quan hệ với Đài Bắc.
Phía Đài Loan đã bác bỏ cáo buộc của ông Fika. Joanne Ou, người phát ngôn cơ quan ngoại giao Đài Bắc khẳng định họ "không bao giờ chọn chính sách đối ngoại bằng đồng tiền", cạnh tranh với Trung Quốc theo kiểu đấu giá chỉ để "làm dày thêm túi cho những chính trị gia tham nhũng".
Theo Zing
Nga khánh thành đường ống khí đốt "Sức mạnh Siberia" tới Trung Quốc Nga hôm nay sẽ khai trương một đường ống khí đốt tới Trung Quốc trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 400 tỷ USD, dự án đầu tiên trong 3 dự án tham vọng của Moscow nhằm khẳng định vị thế quốc gia xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới. Mô phỏng đường đi của đường ống khí đốt "Sức mạnh Siberia"...