Vũng Tàu tạm giữ gần 350 xe máy vi phạm dịp lễ
Tối 1-9 đến rạng sáng 2-9, hàng chục ngàn xe máy từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, TP.HCM… đã đổ về Vũng Tàu.
Dòng xe máy ùn ùn đổ về Vũng Tàu trên đường 3-2 (ảnh chụp lúc 23g ngày 1-9) – Ảnh: Đông Hà
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, bắt đầu từ chập tối 1-9, xe máy đã đổ về Vũng Tàu đi hết chiều dài gần 10 km của đường 3-2. Cứ như vậy đến rạng sáng 2-9, lượng xe mới giảm dần. Lượng xe máy về Vũng Tàu chủ yếu tập trung hai bên đường Thùy Vân – Quang Trung, đông nhất ở dốc Nghinh Phong và công viên Bãi Trước.
Để giữ gìn trật tự giao thông và chống chạy xe lạng lách, rú ga, đua xe, công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã huy động lực lượng của cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự và các lực lượng khác tổ chức chốt chặn, tuần tra tại các điểm nóng trên đường 3-2 và đường Thùy Vân.
CSGT Công an TP Vũng Tàu thu giữ một chiếc xe “độ” được giấu trong bụi cây trên đường 3-2 – Ảnh: Đông Hà
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, tuy lượng xe máy đông nhưng chưa xảy ra sự cố lớn như đua xe, tai nạn chết người. Tuy vậy, trên đường 3-2 cũng có một số quái xế đã dùng xe “độ” chạy lạng lách, rú ga vượt qua cả chốt chặn của lực lượng chức năng như thách thức. Và đã có hiện tượng xe “độ” tụ tập trên đường 3-2 nhưng đã bị Công an Vũng Tàu bắt gọn khi chưa kịp “biểu diễn”.
Cụ thể, vào khoảng 20g30 ngày 1-9, cảnh sát giao thông Vũng Tàu phát hiện 20 chiếc xe đã thay đổi hình dạng: gắn bánh nhỏ, pô tăng tốc, tháo hết đồ nhựa tụ tập bên lề đường 3-2. Khi thấy công an đến, các quái xế này đã chạy xe vào bãi đất trống, lao xuống hồ hoặc giấu trong bụi cây. Công an đã thu được hơn 10 chiếc, đều không có người đến nhận.
Những chiếc xe bị thay đổi hình dáng, đặc tính kỹ thuật bị CSGT Công an TP Vũng Tàu bắt giữ trong dịp lễ – Ảnh: Đông Hà
Video đang HOT
Tính đến sáng sớm 2-9, các lực lượng chức năng Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạm giữ hàng trăm xe máy vi phạm như: chạy lạng lách, đánh võng, xe thay đổi hình dáng, đặc tính kỹ thuật, không đội nón bảo hiểm…
Sáng 2-9, Đại úy Đinh Văn Toản – Đội phó Đội Cảnh sát giao thông Công an TP Vũng Tàu – cho biết từ đêm 1-9 đến 6g ngày 2-9, cơ quan này đã tạm giữ 250 xe máy vi phạm; Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã thu giữ gần 100 xe máy vi phạm trong thời gian trên.
Theo Tuổi Trẻ
'Thủ thuật' của dân đua trong những trận bão đêm
Trong khi đua, "nài" (tay đua) còn cởi bỏ hết quần áo, chỉ mặc chiếc quần lót và nằm úp mình, duỗi chân trên xe; tay phải kéo ga, tay trái vào số. Một tay đua kì cựu giải thích: "Bởi vì nếu ngồi và mặc quần áo sẽ cản gió, xe không thể chạy nhanh...
Kỹ nghệ độ xe
Đối với dân đua xe ở Sài Gòn thì không gì quan trọng bằng tốc độ. Muốn chiếc xe đạt tốc độ cao, các quái xế luôn cất công tìm đến các lò độ xe danh tiếng để nhờ thay đổi kết cấu. Những kĩ thuật căn bản như đôn dên, xoáy nòng... giúp những con ngựa chiến đạt được những cứ bứt tốc khủng khiếp, có khi lên tới 200km/h.
Đường Nguyễn Chí Thanh, Ngô Quyền (quận 5 và quận 10), chợ Tân Thành (quận 5), Ký Con, Trần Quang Khải (quận 1), Nguyễn Thị Thập (quận 7)... được dân chơi xe tại TP.HCM biết đến nhiều nhất bởi tiếng tăm các lò độ đã có từ vài chục năm nay. Khu vực quận 10 có khoảng 40 tiệm sửa xe, trong đó có 8 tiệm chuyên đôn dên, xoáy nòng, móc pô... Tiệm B.L tại phường 1 chuyên làm về xe Suzuki; tiệm A.S chuyên làm xe tay ga; tiệm T. tại phường 14 chuyên làm xe 4 thì; tiệm T.T cũng tại phường 14 thì làm đa dạng về chủng loại xe...
M.S - một thợ độ xe chuyên nghiệp cho biết: Mỗi lò độ đều có những bí quyết riêng để nâng tốc độ xe, và những cuộc đua xe diễn ra trên đường phố cũng là sự thể hiện bản lĩnh tay nghề của các lò. Việc nâng tốc độ của xe phụ thuộc vào việc xoáy nòng piston, đôn dên, móc pô, thay bình xăng con, thay xú-páp (suppad), chỉnh lửa, thay bánh xe lớn... Ở mỗi đẳng cấp khác nhau, dân đua độ mỗi loại xe với nhiều mức giá khác nhau.
Quan trọng nhất là phải xoáy nòng, đôn dên để nâng dung tích, quãng đường và lực đẩy của piston. Theo M.S, kỹ thuật xoáy nòng, đôn dên phụ thuộc hoàn toàn vào tay nghề của thợ. Chỉ vào chiếc xe Wave, anh ta khẳng định: "Xe này còn zin, piston là 49 (piston được dân đua xe còn gọi là "trái" hay "quả"), tao xoáy đến 60, bảo đảm đạt đến tốc độ 140 km". Giơ lên một cây dên (bộ phận trong xe máy biến chuyển động thẳng của piston thành chuyển động tròn), M.S nói thêm: "Kèm theo cây này, tao đôn tối đa lên được 17 ly (17 mm) thêm một số thay đổi nữa thì tốc độ 170km/h là khỏi phải bàn".
Một piston xe Su-Sport đã được khoét từ 52 lên 59, có thể đạt tới tốc độ 180km/h
Việc xoáy nòng được các thợ độ xe dùng mũi khoan kim cương để gọt mở rộng lòng piston. Tay nghề của mình bảo đảm được đến đâu, người thợ sẽ nâng dung tích piston đến đó. Kèm theo đó, việc chèn các lá thép để đôn dên tăng đường đi và lực đẩy piston cũng góp phần không nhỏ cho việc đưa tốc độ tối đa của xe lên cao.
Các thợ độ có những bí quyết riêng trong việc điều chỉnh hệ thống lửa trong xe để khiến xe đua luôn vọt nhanh lúc xuất phát. "Đọc" màu bugi, thợ có thể biết được tình trạng vận hành của động cơ. Bugi sẽ ngả qua màu nâu vàng nhạt như gạch cua hay màu nâu đỏ sau một thời gian hoạt động là động cơ vận hành hoàn hảo; màu xám hoặc trắng là động cơ xe đang vận hành quá thiếu (dư gió, ít xăng); màu đen và dính dầu nhớt điều này có nghĩa là động cơ đang hoạt động ở trạng thái dư (nhiều xăng, ít gió) và không đốt cháy hết nhiên liệu.
Thợ độ "cao thủ" sẽ có bí quyết điều chỉnh mobin sườn và mâm lửa khiến lửa cháy hơi muộn một chút; khi đó, khí và nhiên liệu bị nén lại bị đốt cháy đột ngột khiến cho xe vọt lên rất nhanh... Tất cả các phụ tùng làm bằng nhựa như: mặt nạ, yếm xe... đều phải được gỡ bỏ vì sẽ gây lực cản gió và không khí khiến xe chạy không nhanh.
Một cây dên lớn của xe tay ga, có thể được đôn thêm đến 30-40mm để đạt tốc độ 200km/h
Một thợ độ xe cho biết: "Khi xe mà độ hết bài thì đê-pa sẽ rất "hỗn", tiêu hao nhiên liệu khoảng 10km/lít xăng, nhưng bù lại nếu được gắn IC điện tử (tăng lượt tua máy từ 11.000 vòng lên khoảng 50.000 vòng) thì tốc độ có khi đạt tới 200km/h. Các xe này chắc chắn khi ra đường đua sẽ "trôi kim" (chạy vượt qua tốc độ giới hạn trên đồng hồ công-tơ-mét)".
Theo các thợ làm xe, độ xe tay ga tốn kém hơn rất nhiều vì ngoài đôn dên, xoáy nòng thì những xe này còn phải gắn hộp số, bình xăng, làm pô, suppad... Nhưng bù lại là đạt được tốc độ cao hơn vì sẽ xoáy nòng lên tới trên 70. Xe tay ga Yamaha Mio hiện được dân đua ưa chuộng hơn cả vì giá rẻ, nhẹ, máy bốc và thân xe ngắn. Không loại trừ trường hợp các "quái xế" mang cả những loại xe đắt tiền như Dylan, @, SH... đi độ. Giá mỗi lần độ những chiếc xe này có khi lên tới gần 200 triệu đồng vì các tay đua yêu cầu thay thế các bộ phận bằng hàng từ nước ngoài gửi về, chủ yếu là từ Malaysia.
Thảm khốc giữa tâm "bão đêm"
Đua xe trên đường phố Sài Gòn có những hình thức và thể lệ thi đấu cực kì khốc liệt mà chỉ có dân trong nghề mới biết. Các cuộc đua trái phép thường diễn ra bởi sự thách thức giữa các lò độ với nhau, lò nào chiến thắng trong các cuộc đua thì sẽ tạo được tiếng vang, khách ghé thăm nhiều và công việc "làm ăn" được hanh thông, suôn sẻ.
Thông thường, mỗi lò độ thường có "nài" của mình; nhưng nếu phát hiện đối phương sử dụng "nài" có tiếng tăm, họ sẽ không ngại thuê các "nài" từ các lò khác với mục đích cuối cùng là để xe của mình chiến thắng.
Những tay yêng hùng đang thể hiện bản lĩnh trên đường thử xe
Các cuộc đua diễn ra ở một địa điểm được hẹn trước, được quy định chặt chẽ về thể lệ, đường đua và dung tích piston. Hai bên thi đấu sẽ chọn ra trọng tài là một lò độ xe trung gian. Trọng tài sẽ có trách nhiệm lựa chọn và kiểm tra đường đua; trước mỗi cuộc đua, dùng thước để đo kết cấu, dung tích của piston, nếu xe của lò nào vượt quá thể tích được quy định từ trước đó thì đương nhiên bị loại mà không cần đua. Trọng tài sẽ nắm toàn bộ số tiền độ của hai lò cuộc đua đó, sau khi kết thúc trọng tài sẽ giao cho bên thắng cuộc. Thông thường, quãng đường đua thường là 1-7km (đa số là 1,2km - gọi là thể thức "cây hai"), piston cùng độ lớn, các lò có thể tự đôn dên theo ý mình. Số tiền cá cược mỗi trận đua như thế lên đến hàng trăm triệu đồng. Chính vì món lợi và danh tiếng đó mà tình trạng đua xe ăn tiền kiểu này đã tồn tại vài chục năm nay với nhiều tay đua tên tuổi khét tiếng Sài Gòn như: Mã Kim So, Quý Già, Sáu Dậu, Tám Giàu...
Để chiến thắng trong các cuộc đua, điều quan trọng không phải ở xe đua, mà là tay nghề và sự liều lĩnh của tay đua
Đua xe đường phố cũng đòi hỏi những kĩ thuật cao mà không phải ai cũng làm được. Kĩ thuật cơ bản nhất trong đua xe là "nằm xòe". Trong khi đua, "nài" (tay đua) phải cởi bỏ hết quần áo, chỉ mặc một chiếc quần lót và nằm úp mình, duỗi chân trên xe; tay phải kéo ga, tay trái vào số. Một tay đua kì cựu giải thích: "Bởi vì nếu ngồi và mặc quần áo sẽ cản gió, xe không thể chạy nhanh... Nếu không "nằm xòe", tốc độ sẽ bị giảm đáng kể khi "nài" ngồi trên xe là một cánh buồm hứng gió sẽ làm giảm tốc độ 15-20km/h. Khi "nằm xòe", đầu "nài" không được ngóc lên khỏi xe để quan sát vì sẽ giảm tốc độ khoảng 5km/h.".
Một pha "nằm xòe"
"Nài" theo sau sử dụng kỹ thuật "núp gió" khi bám đuôi theo sát "nài" chạy trước để hạn chế tối đa lực cản không khí, "nài" dẫn đầu và bị một "nài" khác theo sát muốn chiến thắng sẽ lao thẳng xe về một vật cản, sau đó đột ngột "chẻ gió", lách sang một bên. "Nài" theo sau không nhìn thấy vật cản tông thẳng vào, hoặc là phải lao vào bên đường. Vì những khốc liệt kể trên, số lượng "nài' chuyên nghiệp tại TP.HCM không nhiều và là "của hiếm" của các lò độ.
Một người Sài Gòn trên 40 tuổi kể lại: trước năm 1975, ở Sài Gòn có 2 "thú chơi" ghê rợn: trò giải quyết mâu thuẫn tình ái bằng súng lục ổ quay và trò chui gầm xe ben bằng xe Honda 67.
Khi tranh giành nhau một cô gái, 2 người đàn ông liều lĩnh thời đó dùng một khẩu súng lục ổ quay (loại ổ đạn 6 viên), lắp 1 viên đạn rồi cho ổ đoạn xoay tự do, sau đó dập nắp ổ đạn lại để không ai biết viên đạn đang nằm ở đâu. Sau đó, lần lượt từng người đàn ông kê súng lên đầu và ... bóp cò (?!). Nếu một người chết, người đàn ông còn sống sẽ có được cô gái mình yêu, còn nếu may mắn cả hai người cùng còn sống, họ sẽ làm bạn và cùng từ bỏ cô gái (!). Trò chơi điên rồ này được khẳng định là có thật và đã có những người đàn ông chết vì nó.
Chui qua gầm xe thớt (xe ben) chuyên dùng chở gỗ đang chạy là "thú chơi" còn lại. Một tay đua kỳ cựu kể lại: ngày ấy, hai bên thường cá cược với nhau xem ai có đủ liều lĩnh hay không. Sau khi ngã giá, tay đua sẽ phóng xe lao xuống đường chạy song song và cùng tốc độ với chiếc xe tải. Vì gầm xe tải chỉ cao ngang tay lái nên tay đua phải "nằm xòe" rạp mình lên yên xe, nghiêng xe 45o rồi phóng vọt qua gầm xe. Một điều tối quan trọng là không được để cho tài xế xe tải nhìn thấy tay đua qua kính chiếu hậu, vì khi nhìn thấy chiếc xe không người lái, theo phản xạ tài xế xe tải sẽ đột ngột thắng gấp lại thì tay đua coi như cầm chắc cái chết.
Đặng Sinh
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chuyện kể kinh hoàng của những tay đua giang hồ Sài Gòn "Có lần, tôi xốc một thằng ngã ngựa vào viện. Nó to béo, tôi không nhấc nổi cái chân, đành để thõng quệt xuống đường, đến nơi chân nó chẳng còn tí móng nào", một "quái xế" đình đám kể. Mã Kim So và những đau thương sau tay lái Mã Kim So (tức So "gà") không biết chữ. Sinh năm 1963 tại...