Vùng quê náo loạn khi nữ sinh cứ thi nhau cười sằng sặc
Đang ngồi học rất nghiêm túc, em bỗng đứng bật dậy, rồi nhảy ra giữa lớp cười phá lên.
“Bắt đầu từ em Lữ Thị Tới, học sinh lớp 8B, người Thái ở bản Pa. Đang ngồi học rất nghiêm túc, em bỗng đứng bật dậy, rồi nhảy ra giữa lớp cười phá lên. Em cười rất to, cười rũ rượi, chảy cả nước mắt nước mũi, không thể kiềm chế được.
Rồi em lại òa khóc nức nở. Tiếp đó là luôn miệng nói lảm nhảm. Chừng 20 phút sau thì em ngất đi” – thầy Phạm Quang Huy, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Tam Thanh (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) mở đầu câu chuyện.
Điều lạ nữa là khi em Tới bắt đầu cười thì hai cô học trò cùng lớp là Lò Thị Nhân và Lương Thị Huyền cũng cười theo. Rồi thêm hai nữ sinh của lớp 8A là Lữ Thị Huyền Oanh và Hà Trang Nhung cũng cười sặc sụa không thể ngừng được.
Học sinh mắc bệnh lạ đã trở lại lớp
Tiếp đó, các em cùng gào khóc rất to, nói cười lảm nhảm. Các em chạy loạn lên trong lớp, trong trường khiến các thầy cô giáo cùng chúng bạn rất vất vả mới giữ được. Cuối cùng, cũng như em Tới, các em đều ngất xỉu.
Khỏi phải nói quang cảnh nhà trường lúc đó náo loạn như thế nào. Đám học trò thì nhớn nhác, có em sợ hãi bật khóc hu hu. Các thầy cô cũng thực sự lo lắng, hốt hoảng vì chưa gặp tình huống này bao giờ.
“Chúng tôi vội đưa ngay các em đến trạm xá, rồi thông báo gấp cho người nhà của các em. Được hồi sức cấp cứu, rồi uống thuốc an thần, các em tỉnh táo trở lại. Nhưng kiểm tra sức khỏe cho các em thì không phát hiện ra bệnh gì nghiêm trọng” – thầy Huy cho biết thêm.
Em Lò Thị Ngân từng cười rũ rượi trong trường
Theo thầy Huy, năm em gái mắc “bệnh lạ” đều là những học sinh ngoan và học giỏi của trường. Các em chơi thân với nhau và đang tham gia vào đội tuyển ôn thi để dự kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện sẽ diễn ra trong tháng 4 – 2013.
Sau lần khởi phát bệnh vào ngày 20- 1 – 2013, thỉnh thoảng các em lại đồng loạt “rủ” nhau cười rũ rượi, chạy nhảy khắp trường lớp, khiến cả trường lại náo loạn cả lên. Chỉ chừng sau 20 phút, khi các em đã “hoàn thành” các biểu hiện cười – khóc – nói nhảm – ngất… thì mới thôi.
“Chúng tôi đã báo cáo ngay lên huyện để tìm hướng giải quyết. Đồng thời, cũng tự tìm hiểu thêm các thông tin trên mạng về chứng bệnh và biểu hiện tương tự. Khi các em được tách riêng ra, không ở gần nhau thì không thấy phát bệnh nữa. Lúc này cũng là thời gian nghỉ Tết, nên mọi việc đã nguôi nguôi”.
Video đang HOT
Buổi học đầu tiên sau thời gian nghỉ Tết thực sự là nỗi hoảng sợ với các thầy cô giáo trường Tam Thanh. Cả 13 nữ sinh của hai khối 7 và 8 cùng nhau cười rũ rượi. Thầy giáo và các bạn trong trường mướt mồ hôi hột đuổi bắt, ghì giữ các em khỏi chạy nhảy toán loạn trong tình trạng mất kiểm soát.
Tính mạng các em có thể nguy hiểm nếu rơi xuống hố này trong tình trạng mất kiểm soát
Thầy Hà Văn Khoa, hiệu phó nhà trường rầu rầu cho biết: “Trong khuôn viên trường, có một ta luy rộng, sâu cả chục mét. Chỉ sợ các em lao ra đó thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Hôm nào các em cười, cả trường cả bản vất vả, đưa các trò ra trạm xá, rồi ra huyện. Có hôm, hơn 22 giờ, tôi cùng các phụ huynh vẫn phải vượt đường núi đưa em Oanh tới Trung tâm y tế huyện, vì em hôn mê, suy yếu lắm”.
Năm ngày sau, cả trường lại thêm một phen náo loạn nữa. “Góp sức” thêm cho trận cười khóc hỗn loạn lần này có cả ba “cô nhóc” học lớp 6 là Lương Thị Huê, Hà Thị Duyên (cùng ở bản Cha Lung) và Lương Thị Trang (bản Ngàm). Đến lúc này sự việc đã nghiêm trọng đến đỉnh điểm.
Thầy Hà Văn Khoa lặng lẽ nói: “Trường Tam Thanh có 8 lớp với 202 học sinh các khối 6-7-8. Tỉ lệ học sinh nam và nữ khá cân bằng. Xưa đến nay, các em đều hiếu học, đến lớp rất chăm chỉ chuyên cần, sĩ số luôn đạt 100%.
Hai bản ở xa trường như Cha Lung, Pa thì các phụ huynh đến trường dựng nhà lớn, vững chãi, đem đồ dùng, thức ăn đến cho các em trọ học, yên tâm đến lớp. Toàn anh em họ mạc ở chung một nhà, nên dễ bảo ban nhau, cha mẹ lên thăm nuôi các con cũng thuận tiện.
Đã có lúc, trường không có bóng dáng một học sinh nữ
Nhưng cùng một thời điểm, tất cả các em học sinh nữ đều nghỉ học ở nhà, chỉ có học sinh nam đến trường thì thật quá bất thường. Cha mẹ các em không dám cho con gái tới trường nữa, vì sợ các em lây nhiễm bệnh lạ”.
Các gia đình người Thái có con mắc bệnh “cười ngất” thì hoang mang tột độ. Ở vùng đất núi rừng còn thâm trầm, chưa có nhiều thông tin khoa học, mọi việc điều được đồn đoán là do “con ma” làm ra. Nhà nào cũng tá hỏa khi bỗng thấy đám con gái yếu đuối lăn ra cười, có em ốm ngất cả tuần trời.
Cô bé Lữ Thị Huyền Oanh khá trắng trẻo, xinh xắn trong bộ đồng phục, rụt rè trao đổi với chúng tôi tại phòng giáo viên, sau buổi học. Oanh bảo: “Bố em và bố bạn Nhung đã mời thầy cúng về bản, cúng ma cho bọn em.
Nhà các bạn khác cũng vậy, ai bị mắc bệnh này đều phải cúng hết. Sau này, khi nhiều bạn cùng mắc thì cả những nhà không có con bị bệnh cũng cúng trước để phòng”.
Em Huyền Oanh không thể tin rằng có lúc mình đã cười khóc náo loạn cả trường lớp
Cô nữ sinh đến từ bản Phe cho biết thêm, các em ở nhà tự chữa bệnh, không được đi chơi hàng xóm, không được gặp các bạn bè trong trường, chỉ sợ “gặp nhau là cười”. Cha mẹ các em thì tất tả đi vay mượn tiền, giết gà mổ lợn làm lễ cúng ma xì xụp mong các con qua khỏi.
Đến lúc này thì cả lãnh đạo huyện Quan Sơn phải vào cuộc, rốt ráo chỉ đạo các đơn vị y tế, Phòng Giáo dục, Đồn Biên phòng Tam Thanh… tìm giải pháp. Các em được khám chữa cẩn thận, xác định nguyên nhân gây bệnh. Những em bị bệnh được tạm nghỉ học, cách ly với nhóm bạn “hay cười” để phục vụ chữa trị.
Cán bộ y tế, nhà trường và biên phòng kiên trì đi đến từng nhà dân tuyên truyền, trấn an người dân rằng đây chỉ là căn bệnh Ichteria ở các thiếu nữ dậy thì, không liên quan tới ma rừng, ma bản nào cả.
Nổi lửa chuẩn bị bữa cơm trưa thường nhật tại trường
“Đến nay, các em đều đã trở lại trường học bình thường, hơn nửa tháng nay chưa thấy xảy ra vụ việc nào nữa. Nhưng rõ ràng các em từng vướng vào bệnh lạ đã bị ảnh hưởng tới chất lượng học tập” – thầy Khoa cho biết.
Đôi mắt trong veo buồn bã của cô nữ sinh người Thái Lữ Thị Huyền Oanh cứ ám ảnh chúng tôi: “Không biết chúng em có được tham gia đội tuyển học sinh giỏi nữa không, còn ít bữa nữa thì đến ngày thi rồi chú ạ. Chúng em muốn học giỏi, muốn đi thi”…
Theo vietbao
Những status cảm động về thầy cô trên Facebook
Muốn được nghe tiếng trống trường, bài giảng năm xưa hay chui vào chiếc áo đồng phục rộng thùng thình... là cảm xúc của nhiều bạn trẻ trong ngày 20/11.
Facebook và diễn đàn mạng ngập tràn những lời chúc, lời tri ân gửi tặng thầy, cô giáo.
"Happy Vietnamese teacher's day! 20/11, khoảng thời gian để hướng tới những người thầy, người cô với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc - ngày tri ân người khai sáng! Xin kính chúc các thầy cô giáo, bố mẹ, anh chị và bạn đồng nghiệp những lời chúc tốt đẹp nhất, chúc cho niềm nhiệt huyết với nghề sẽ mãi không bao giờ tắt trong mỗi chúng ta", nickname Hạnh Hương viết trên facebook.
Xúc động khi ngày 20/11 tới, nickname maihuong_119 viết: "Dưới ánh sáng mặt trời, không có nghề gì cao quý bằng nghề dạy học. Chúc các thầy, các cô luôn mạnh khỏe, bình an, công tác tốt và có một gia đình hạnh phúc". Angle Pham thì "gửi lời tri ân chân thành, sâu lắng tới những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời chúng con".
Trên facebook của mình, thành viên Lãng Tử Đơn Côi còn sưu tập nhiều bài thơ và lời chúc ý nghĩa về ngày Nhà giáo. "Nếu hỏi: 'Thành công bắt nguồn từ đâu? Em sẽ trả lời rằng: ' Là cô - người đã mang đến cho chúng em kiến thức, hành trang bước vào đời" hay "Dốt kia thì phải cậy thầy/Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên/Con ơi ghi nhớ lời này/Công cha nghĩa mẹ công thầy chớ quên",trích facebook của Lãng Tử Đơn Côi.
Không chỉ facebook, trên diễn đàn hay forum các trường, những lứa học sinh đã ra trường đi làm xa không về dự mít tinh ngày 20/11 đều bày tỏ tiếc nuối. Diễn đàn của trường chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) "chật ních" lời chúc thầy cô sức khỏe.
Nhiều năm đã qua, Trí Nguyễn, cựu học trò trường chuyên Hùng Vương, không bao giờ quên khuôn mặt, giọng nói, dáng người của những thầy cô giáo đã dạy mình. "Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, con chúc các thầy cô luôn khỏe, gặp nhiều may mắn và nụ cười lúc nào cũng nở trên môi khi nhìn thấy những lớp học sinh của mình lớn khôn và thành người", Trí Nguyễn bày tỏ tấm lòng thành kính.
Những năm tháng của tuổi học trò "ám ảnh" nickname Hankoo cả giấc ngủ. Giờ đã ra trường đi làm nhiều năm nhưng thỉnh thoảng Hankoo vẫn mơ thấy mình bị gọi lên bảng làm bài tập Toán khiến anh "sợ quá, thức giấc luôn". 20/11, tình cờ nghe lại những ca khúc về thầy cô, nickname trên lại nhớ ngày xưa da diết. Năm lớp 12, Hankoo làm "phát thanh viên" cho radio của trường. Rất thích mở nhạc tình yêu cho các bạn nghe nhưng sợ thầy cô la nên cậu mở mấy bài về trường lớp, nghe riết thuộc lòng rồi nghiền luôn.
Nickname Duong Phan Hoang lại chỉ cần nhìn thấy "nhiều nhóm bạn tụ tập đi thăm thầy cô" là lòng thấy nao nao. Tạt qua nhìn lại cổng trường cấp 2 một chút, Duong đành đợi đến đúng ngày 20/11 để được về thăm "u và các thầy cô cấp 3". "Những ngày này mà không bị vướng bận gì, được về với thầy cô là nhất rồi còn gì! Ngày mai nhé D12 ơi!", Duong Phan Hoang chia sẻ.
Cuộc sống bộn bề, công việc căng thẳng khiến leminhbaby "chút xíu" nữa là quên đi ngày để nói: "Em cảm ơn thầy cô". "Hôm qua điện thoại về nói chuyện với nhóc vịt giời út. Nàng khoe mai em đi tập múa với các bạn để chuẩn bị 20/11. Vậy là mới nhớ ra lại sắp 20/11. 5 năm rồi... Ngày mai khăn gói quả mướp về quê thăm lại trường xưa, thầy cô giáo cũ. Không biết thầy cô còn ghét con bé học trò quậy vô đối này nữa không", nickname tâm sự.
Được trở về thăm thầy cô trong ngày 20/11 là mong ước của bao thế hệ học trò. Ảnh: Tuấn Mark.
Để tri ân những người lái đò, Flexoffice kể câu chuyện về thầy và lớp mình. Trong trí nhớ của Flexoffice, lớp 11 của nickname ấy "quậy, phá nhưng mà vui". Có lần bị giáo viên phê lớp ồn, thứ bảy sinh hoạt lớp thầy chủ nhiệm lôi ban cán sự lên hỏi nhưng không thành viên nào khai ai "đầu têu".
Sau hai ngày "giận hờn vu vơ", thầy vẫn quyết không nói gì với cả lớp, có gì thì ghi lên bảng. "Gần cuối tiết thầy vô tình ghi ví dụ trên bảng: 'Hỡi đồng bào cá nước'. Lúc đầu không để ý nhưng sau mình phát hiện và đọc lớn 'Hỡi đồng bào cá nước', thế là cả thầy và trò cười ầm lên. Thầy hết giận còn trò hết sợ. Chúc cho thầy luôn khỏe và mãi là thầy của chúng em", Flexoffice tâm sự.
Độc giả trên chia sẻ, giờ qua cái thời ấy rồi mới nhớ mới quý, lúc còn nhỏ thì chỉ muốn lớn nhanh để đi làm.
Cũng nhắc kỷ niệm thời cấp 3, nguyenson281288 nhớ đến cô giáo lần đầu tiên vào làm chủ nhiệm lớp mình. Cậu tỏ ra hối hận vì những trò đùa hay thái độ chưa đúng mực với cô giáo trẻ ngày ấy. "Hồi đầu bọn mình ghét giáo viên chủ nhiệm lắm vì cô vừa mới về trường, lần đầu tiên làm chủ nhiệm, lại còn vào ngay lớp chuyên nên bọn mình cũng không coi trọng lắm. Lúc đầu cũng có nhiều thái độ không tốt với cô nhưng sau thấy cô rất tốt và nhiệt tình vì lớp nên bây giờ ai cũng quý, năm nào lớp cũng đến thăm", nguyenson281288 viết.
Ngoài những comment "khoe" ký ức đẹp một thời học trò, một vài bình luận lại chia sẻ nỗi buồn mỗi lần nghe bạn bè kể về thời THPT. "Nhắc đến 20/11, mình không về trường cũ nữa. Cấp 2 của mình bình thường, cấp 3 có hơi âm u. Mình biết ơn một cô giáo cấp 2 và một thầy giáo cấp 3. Điều thú vị là hai người này có nét rất giống nhau: dùng tâm để dạy học nhưng mà bằng hình thức bạo lực khiến mình có bị biến dạng chút chút", yenbizz kể.
Không chỉ lời chúc, câu chuyện, nhiều diễn đàn còn tổ chức cuộc thi viết lại kỷ niệm đáng nhớ về thầy cô, mái trường hay những lời tri ân hay nhất về "người lái đò".
Theo VNE
Thi nhau chụp ảnh nude để giúp chồng đòi lương Hàng trăm phụ nữ Pháp đã chụp ảnh lưng trần trong một chiến dịch trên Facebook nhằm giúp chồng đòi lương do chính phủ trả lương chậm. Chụp ảnh lưng trần để tham gia chiến dịch trên Facebook nhằm giúp chồng đòi lương. Một nhóm vợ của những người lính nước Pháp đã để lưng trần và chụp ảnh bán khỏa thân nhằm...