Nhận tiền đền bù đất,chị em thi nhau phẫu thuật thẩm mỹ
Tại nhiều vùng quê đang “ thay da đổi thịt”, hàng ngày nhiều phụ nữ “chân đất” bước lên thành những quý bà, quý cô cũng muốn “đổi thịt thay da” cho chính mình.
Chuyện hành lang
Gần cuối giờ chiều nhưng không khí tại một trung tâm thẩm mỹ trên đường Giải Phóng vẫn còn khá nhộn nhịp. Cánh cửa phòng chờ khép mở, người căng thẳng đi vào, kẻ xuýt xoa bước ra.
Bước ra ngoài với gương mặt dày đặc những chấm đỏ li ti , chị Lê Thị Oanh (21 tuổi, Hà Nam) nhìn nhanh về phía ghế chờ thoáng chút ngượng ngùng rồi chạy vội về phía cô bạn đi cùng.
Giọng chị rít lên từng tiếng: “Phải điều trị kéo dài trong 6 tháng, tổng cộng hết 8 triệu. Hôm nay mình mang 2 triệu, nộp trước luôn để lần sau lên nộp tiếp cũng được…”.
Không để Oanh nói hết lời, cô bạn vội vàng xua tay: “Chỉ nộp trước được 1 triệu rưỡi thôi, tiền tiêu từ sáng phải bớt lại để tiền xe đi về chiều nay nữa”. Loay hoay mở túi rút tiền để vào quyển sổ khám theo dõi, Oanh vẫn không ngừng: “Mặt giờ cứ nóng ran, rát rát chắc tại lần đầu nó thế”. Rồi chị vội vàng mở cửa bước vào trong.
Đang làm công nhân tại khu công nghiệp Đồng Văn (huyện Duy Tiên – Hà Nam), tranh thủ tuần này được nghỉ, Oanh rủ bạn lên Hà Nội để xóa mụn thịt .
Chị bảo: “Trước kia chỉ lốm đốm quanh mắt, nhưng không có tiền để đi làm. Bây giờ làm công nhân lương cũng chỉ hơn 2 triệu/tháng, nhưng mụn lan ra khắp mặt nên phải cố dành dụm chứ cứ để thế thì mất thẩm mỹ lắm, người ta… chê”.
Video đang HOT
Lật đật chuẩn bị ra bến xe Giáp Bát cho sớm, chị cười: “Ở quê nhiều đứa cũng muốn đi làm thẩm mỹ cho đẹp nhưng còn sợ lắm. Mình đi thế này ở nhà đầy đứa ngóng xem thế nào, nếu hiệu quả là chúng nó rủ nhau đi làm hết”.
Chỉ tay theo dáng hai mẹ con trong những bộ váy diêm dúa đang đủng đỉnh ra về, chị nhân viên thì thầm: “Cô này hơn 40 tuổi rồi đấy, là khách quen của trung tâm, thỉnh thoảng lại thuê taxi đến chăm sóc toàn diện. Còn lần này đến căng da mặt. Nhà ở Mỹ Đình đấy. Được đền bù đất có tiền người ta cũng sướng thật”.
Đợi mẹ ở ngoài phòng khám, cô con gái lạnh lùng trả lời nhát ngừng: “Mẹ em bảo bây giờ có nhà cao xe đẹp rồi thì mình cũng phải đẹp cho nó xứng”.
Lên đời, lên sắc?
Chuyện các cô, các chị ở nông thôn, vùng ngoại thành Hà Nội đi làm đẹp bây giờ không phải là hiếm. Chia sẻ về vấn đề này, Bác sĩ – Thạc sĩ Nguyễn Thành Hải (Phụ trách phẫu thuật thẩm mỹ – Thẩm mỹ viện Thanh Bình ) nhận định: “Phụ nữ ở các vùng quê, nhất là ở những vùng ngoại thành Hà Nội những năm gần đây được đền bù trong những dự án đất đai là rất lớn. Thậm chí có thể nói họ còn chi rất mạnh tay không thua kém những quý bà thành phố”.
Anh Hải kể, một phụ nữ ở Thái Bình ngay khi nhận được tiền đền bù đất đã bay ngay vào TP.HCM để thực hiện nâng ngực. Nhưng mới đây lại gọi điện liên hệ với anh để xin được “tân trạng” lại bộ ngực đã qua phẫu thuật và đang có dấu hiệu “lão hóa”.
Trò chuyện qua điện thoại, chị đặt niềm tin nơi bác sĩ: “Trước kia em đã phải bay vào tận TP.HCM vì nghe kỹ thuật trong ấy mới đảm bảo nên chi phí cũng không phải là vấn đề. Bác sĩ chỉ cần đảm bảo về mặt chất lượng, thẩm mỹ cho em là được”.
Thậm chí có chị thành thật chia sẻ: “Có tiền rồi, cuộc sống dư giả chồng cũng thay đổi hay chơi bời, bài bạc nên cũng sợ chồng đổ đốn, mình mà không biết giữ thì cũng mất”.
Còn chị Đinh Thị Kim Liên – Giám đốc thẩm mỹ viện Thanh Bình cũng cho biết: “Có lẽ cũng vì điều kiện khách quan nên phần lớn chị em phụ nữ vùng nông thôn tìm đến thẩm mỹ là để khắc phục những vấn đề về da. Nhưng nhiều khi họ chỉ nghĩ có tiền thẩm mỹ là có thể có được tất cả mà quên mất rằng làm đẹp cũng cần có thời gian và đặc biệt là chế độ chăm sóc. Có chị cố gắng tiết kiệm, sẵn sàng bỏ ra đến hơn chục triệu đồng để mua những bộ mỹ phẩm ngoại, nhưng lại không hiểu hết được công dụng thực sự”.
Chuyện “thay da đổi thịt” trên mỗi vùng quê là những tín hiệu vui. Nhưng bên trong những niềm vui ấy cũng đang có những cơn sóng “thay thịt đổi da” trên chính những con người nơi đây. Và không biết trong đợt sóng “lên đời lên sắc” ấy của những quý bà quý cô chân chất, có phải là những tín hiệu vui?
Theo vietbao
Món ăn thuốc bổ dưỡng trong mùa hè
Mùa hè thời tiết nóng nực, khả năng tiêu hóa và hứng thú ăn uống của con người thường giảm, lại ra nhiều mồ hôi làm cho năng lượng bị tiêu hao nhiều. Vì vậy việc bồi bổ vừa phải đảm bảo đủ dinh dưỡng lại phải đạt được tác dụng thanh nhiệt. Do vậy trong Đông y nhận thấy cần chọn lựa cách bồi bổ thích hợp nhất. Xin giới thiệu những món ăn bài thuốc bổ dưỡng nâng cao sức khỏe trong ngày hè.
Cháo hoa cúc, ngân hoa: Hoa cúc trắng 6g, ngân hoa 6g, sấy khô tán bột nhỏ mịn. Lấy gạo tẻ ngon 100g nấu thành cháo, sắp được cháo thì thả bột thuốc vừa tán vào, đợi sôi một lát là được.
Cháo sữa đậu nành: Sữa đậu nành 500ml, gạo tẻ 100g. Hai thứ này cho vào nồi đất nấu thành cháo, cho đường đủ ngọt, sôi là ăn được.
Cháo sơn tra: Sơn tra tươi 80g, gạo tẻ 100g. Cho sơn tra sao vàng, bỏ vào nước ấm ngâm một lúc, sau sắc lấy nước đặc, bỏ bã, đổ gạo tẻ, đường cát (vừa đủ) nấu thành cháo, ăn.
Cháo táo nhân chua: Táo nhân chua 50g, xào chín, cho vào nồi đổ nước đun 20 phút, lấy táo nhân chua ra và bỏ gạo vào, nổi lửa to nấu sôi 20 phút, hạ lửa đến khi cháo nhừ, thả đường đỏ để vài phút là ăn được.
Cháo cá trạch om
Cháo gạo tẻ, tỏi: Tỏi tía bóc vỏ 30g, cho vào nồi luộc chín sau vớt ra. Cho gạo tẻ vào nước luộc tỏi nấu thành cháo loãng. Cho tỏi đã luộc vào nồi cháo nấu lại sôi chốc lát là được. Ăn tỏi húp nước cháo.
Cháo đậu xanh, hạt sen, bách hợp: Bách hợp 50g (mua ở hiệu thuốc bắc), hạt sen 50g, đậu xanh 200g, gạo tẻ 100g, trần bì 50g, đường trắng 100g. Đổ nước vào nồi đun sôi, cho hạt sen, đậu xanh, gạo, trần bì, đến khi sắp chín thì cho bách hợp, đường vào đợi cháo sánh là ăn được. Ăn ngày 1 lần.
Món ăn thuốc
Món vịt, vừng: Tác dụng nhuận phế dứt ho, bổ phế thuận. Vịt đực 1 con cắt tiết, làm sạch lông, rửa sạch, mổ lưng, bỏ ruột, dùng nước sôi nhúng một lượt, cho vịt vào liễn hấp chín nhừ. Để vịt nguội lọc, bỏ xương, chia ra làm hai nửa, sau lấy nước tỏi, lòng trắng trứng, vừng, mã thầy đã tán nhỏ, bột đậu cùng gia vị... bôi phết lên trên thịt vịt xong lấy dầu đun nóng rán vớt ra cho ráo dầu mỡ là được. Chia ăn trong ngày.
Thịt lợn, hạ khô thảo: Món này có tác dụng thanh nhiệt giải nóng. Hạ khô thảo 15g, cho vào túi vải buộc kín, sau cho vào nồi cùng 30g thịt lợn nạc, nổi lửa nhỏ đun 1 giờ thì vớt túi thuốc ra, nêm gia vị và ăn thịt, uống nước canh.
Nho, ngó sen, sinh địa: Món này làm mát máu, thanh nhiệt rất thích hợp để bồi bổ cho những người bị viêm nhiễm đường tiết niệu. Nho tươi, ngó sen lượng vừa đủ để mỗi thứ sau khi ép lấy được 100ml nước của mỗi thứ, sinh địa tươi ép lấy 50ml. Cho ba thứ nước vào nồi đất đun sôi và cho tiếp 25g mật ong vào hòa uống.
Ngó sen
Cóc nấu sò khô, bí xanh: Món này thích hợp bồi bổ cho người bị thận hư hoặc phù nề do thể hư. Thịt cóc 500g (cần làm đúng cách, lột bỏ da, không lấy đầu mà chặt bỏ ngay khi lột da, moi bỏ hết ruột phủ tạng, trứng, cần rửa thật sạch để không dính các chất độc), sau đó cho vào bát lớn, cùng trần bì, nước sạch vừa đủ để sẵn đấy. Sò khô 80g, rửa sạch cho vào bát nhỏ với một chút nước sôi, đồng thời đưa vào nồi hấp 10 phút thì lấy ra đổ cả vào bát nhỏ, với chút nước sôi, đồng thời đưa vào nồi hấp 10 phút thì lấy ra đổ cả vào bát to đang đựng thịt cóc, cùng vài lát gừng, cả bát to này vào hấp trong 60 phút thì lấy ra, cho bí xanh đã làm sạch vào, tiếp tục hấp nửa tiếng là được. Lấy ra chia ăn hết trong ngày.
Món cá chạch: Món này có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, bổ trung, ích khí. Chạch sống 250g, cho vào trong chậu nước sạch nuôi khoảng 10 ngày (chú ý phải thay nước hàng ngày), Hàng ngày lấy 3 quả trứng gà đập vào bát, cho muối, hành, gừng, đánh đều cho cá chạch ăn từ từ. Được 10 ngày rửa sạch lại cá chạch, cho vào nồi đổ đủ nước, nêm gia vị đậy kín vung và hầm đến khi thịt cá chín nhừ là được. Ăn thịt chạch, uống nước canh
Viet Bao.vn (Theo Suckhoedoisong)
Ngũ cốc thô tốt cho sức khỏe Ăn ngũ cốc thô rất tốt cho sức khỏe và nó đặc biệt tốt với những người đang có chế độ ăn giảm béo. Các nhà khoa học khuyên bạn nên thường xuyên bổ sung các loại ngũ cốc thô vào bữa ăn hàng ngày. Ngũ cốc thô có rất nhiều vi chất dinh dưỡng, chất xơ và chất chống ô xy hóa,...