Vùng nước siêu mặn hàng đầu thế giới, hơn cả Biển Chết
Ao Gaet’ale với độ mặn 43% khiến nó trở thành vùng nước mặn nhất trên hành tinh này.
Vùng nước siêu mặn xếp hàng đầu thế giới
Biển Chết nổi tiếng là vùng nước siêu kiềm nhất thế giới, có độ mặn 33,7%, trong khi các đại dương có độ mặn trung bình là 3,5%. Tuy nhiên, xét về độ mặn thì Biển Chết vẫn chưa là gì so với ao Gaet’ale.
Ao nước Gaet’ale nằm gần miệng núi lửa Dallol trong Vùng lòng chảo nội lục Danakil, Afar, Ethiopia. Nó nằm trên một suối nước nóng không có dòng chảy vào hoặc ra rõ ràng. Nước ao Gaet’ale có độ mặn 43%, không có nơi nào trên Trái Đất vượt qua độ mặn khủng khiếp của nước trong ao.
Nước trong cái ao nhỏ này bão hoà với muối sắt khiến người đụng vào cảm giác nhờn trên tay, như thể dầu. Người dân địa phương đôi khi gọi nó là ‘hồ dầu’ vì nước rất nhờn. Một số người gọi là hồ sát thủ vì khí độc thải ra qua bề mặt nước, xác chim, côn trùng được bảo quản hoàn hảo.
Vùng lòng chảo nội lục Danakil vốn là một vùng trũng địa chất hình thành từ sự phân kỳ của ba mảng kiến tạo ở khu vực gọi là sừng châu Phi. Sự độc đáo của khu vực trở thành một điểm thu hút khách du lịch địa chất.
Các chuyên gia cảnh báo rằng mọi người nên thận trọng khi đi xung quanh ao nước siêu mặn Gaet’ale. Mức độ khí độc, CO2 tạo ra từ núi lửa đôi khi đủ mạnh để giết chết một người trưởng thành.
Những con chim thiệt mạng ở vùng nước này vốn có thể uống được nước siêu mặn nhưng bị chết vì khí CO2. Xác của chúng được bảo quản tốt trong hồ nước mặn. Những xác chim đã chết từ lâu, xung quanh cơ thể có một phần muối bao bọc.
Theo hình ảnh vệ tinh Landsat chụp ngày 6/2/2003, ao nước Gaet’ale có hình dạng gần giống hình bán nguyệt, có đường kính khoảng 60 mét. Không ai biết chính xác ao nước này bao nhiêu tuổi, hình thành từ năm nào.
Những người sống ở làng Ahmed’ela gần đó, ao nước siêu mặn hình thành sau trận động đất vào tháng 1/2005. Nước hồ bắt nguồn từ một suối nước nóng ngầm. Vì lý do này, nhiệt độ của nước giao động trong khoảng từ 50 đến 55 độ C, nóng hơn môi trường xung quanh.
Khu vực mặn thứ hai trên thế giới là hồ Don Juan ở Nam Cực với độ mặn là 33,8%, được phát hiện vào năm 1961. Vì độ mặn lớn nên nước trong hồ có thể duy trì ở trạng thái lỏng ngay cả ở nhiệt độ thấp tới âm 50 độ C.
Hồ nước màu hồng được mệnh danh 'Biển Chết' của Ukraine
Sự kết hợp giữa độ mặn cao cùng tảo và vi khuẩn đã khiến nước hồ Lemuria có màu hồng tuyệt đẹp. Điểm đến ở Ukraine này thu hút du khách khắp trong và ngoài nước.
Giới khoa học phát hiện 'vùng chết' khổng lồ dưới đáy Vịnh Mexico Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Hải dương Quốc gia Mỹ (NOAA), vùng chết là những khu vực dưới nước có lượng oxy thấp đến mức không sinh vật biển nào có thể tồn tại ở đó. Ảnh chụp vệ tinh Vịnh Mexico năm 2009. Ảnh: NASA Đài Sputnik dẫn công bố của NOAA mới đây cho hay các nhà khoa...