Vững ngôi vị số 1 Đông Nam Á về IPO
Hoạt động chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng ( IPO) của Việt Nam trong năm 2018 có bước chuyển lớn khi lần đầu tiên đứng đầu khu vực Đông Nam Á về tổng giá trị các thương vụ IPO.
Theo các chuyên gia, ngôi vị bất ngờ này của Việt Nam được lý giải như hệ quả của những biến động kinh tế thế giới. Những biến động này ảnh hưởng bất lợi đến niềm tin kinh tế, kéo theo việc trì hoãn nhiều kế hoạch IPO ở Singapore – vốn được coi là thị trường tài chính số 1 của Đông Nam Á. Trong năm 2018, Việt Nam đã có 5 thương vụ IPO thành công, huy động được 2,6 tỷ USD và gấp hơn 5 lần tổng giá trị 13 vụ IPO trong cả năm của Singapore, vượt xa con số vài trăm triệu USD những năm gần đây. Ở khía cạnh khác, hãng tin tài chính CNBC cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến thị trường IPO khởi sắc tại Việt Nam là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy tiến trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó là sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài và quỹ đầu tư nội địa của Việt Nam.
Dự báo, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững ngôi vị số 1 khu vực Đông Nam Á về thị trường IPO từ nay đến năm 2021, theo báo cáo của Baker McKenzie và Oxford Economics. Theo sau vị trí này của Việt Nam, cùng trong khoảng thời gian trên là Singapore và Thái Lan. Nhận định này được đưa ra trên cơ sở Việt Nam đang đẩy mạnh việc bán cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước.
Dự báo, giai đoạn 2019 – 2020 sẽ là cao điểm của hoạt động IPO, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước nhằm bổ sung vốn cho ngân sách.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để việc thoái vốn nhà nước nói chung, IPO nói riêng được bền vững và hiệu quả hơn, giới phân tích khuyến nghị thị trường chứng khoán Việt Nam cần tiếp tục bổ sung các loại hình quỹ đầu tư như quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ, quỹ tín thác cùng việc đa dạng hóa sản phẩm và phương thức giao dịch như bổ sung nghiệp vụ bán khống, cho vay cổ phiếu để bán. Thêm nữa, một thương vụ IPO muốn thành công, ngoài yếu tố nội lực thị trường thì còn phải xét đến kết quả hoạt động, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp; tỷ lệ chào bán; giá chào bán và mức độ truyền thông về đợt chào bán…
Quang Lộc
Theo congthuong.vn
Chứng khoán 2019: Lo thôi, đừng lo quá!
Đó là nhận xét của giới phân tích chứng chứng khoán và tài chính trước những biến động của thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây.
Ảnh: Quý Hòa
Sau một năm 2018 khởi đầu đầy hân hoan với danh xưng thị trường tốt nhất thế giới và kết thúc với "thị trường con gấu", dù vẫn có những nhà đầu tư có thể kiếm lời trong năm, nhưng câu nói "không lỗ là may" là câu cửa miệng của nhiều nhà đầu tư chứng khoán, kể cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Thực tế, ngay từ đầu năm 2018, các môi giới kỳ cựu đều đã nhận định rằng 2018 sẽ là một năm không thể tốt như năm 2017.
Cách tiếp cận điển hình
Vậy năm 2019 chúng ta có gì? Như mọi khi, cần phải nhìn nhận về bối cảnh thị trường theo quan điểm "top-down approach", một cách tiếp cận điển hình của giới chứng khoán. Điều này càng quan trọng hơn khi 2018 là năm chứng khoán Việt mất đi thời cơ hiếm có vì những biến động của thị trường thế giới như là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, rồi việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất.
Năm nay, HSBC Private Banking (phân nhánh khách hàng tư nhân của HSBC - HPB) dự kiến tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ ghi nhận mức giảm nhẹ xuống 2,6% vào năm 2019 và 2,4% vào năm 2020, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục thực hiện kích thích tài khóa và đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ tiếp tục được duy trì sẽ giúp kéo dài chu kỳ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.
Thị trường vốn, trái phiếu và tiền tệ thị trường mới nổi dự kiến sẽ ổn định, vì lo ngại về việc thắt chặt quá mức của FED có thể sẽ giảm bớt trong những tháng tới. HPB nhận định: "Lãi suất ở Mỹ sẽ tăng chậm lại, đồng USD có vẻ yếu đi và chính sách kích thích của Trung Quốc sẽ tạo ra một cơn gió xuôi tích cực cho tài sản ở thị trường mới nổi và ở châu Á".
Bà Fan Cheuk Wan, chiến lược gia trưởng về thị trường châu Á của HPB, nhận định: "Chúng tôi tin rằng thị trường đang tồn tại một mối nguy, đó là các nhà đầu tư đã tỏ ra quá bi quan, quá lo ngại về suy thoái kinh tế... Chúng tôi tin rằng thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ vẫn giữ được mức tăng trưởng 10%".
Những cơ hội riêng
Sự thận trọng là điều cần thiết vì như giới phân tích cho thấy rằng kinh tế thế giới có lẽ đang đi vào giai đoạn cuối của chu kỳ tăng trưởng. 2019 sẽ tiếp tục là một năm không dễ dàng cho chứng khoán toàn cầu. Với mức độ hội nhập ngày càng tăng với thế giới, Việt Nam sẽ khó lòng đi ngược được xu hướng đó và nhà đầu tư cũng nên hết sức thận trọng.
Trong đó, lãi suất tăng lên và tín dụng thắt chặt hơn là điều đang diễn ra trên thế giới và Việt Nam. Đó sẽ là những yếu tố không hỗ trợ một tư duy mua cổ phiếu nào cũng có lời. Thực tế, vì lãi suất đang tăng lên ở các nước phát triển, năm 2018 có lẽ đã chứng kiến làn sóng rút vốn lớn nhất của khối ngoại ở thị trường Việt Nam.
Với những động thái của FED gần đây, VDSC tin rằng lãi suất sẽ khó có thể tăng mạnh. Điều này có thể giúp cải thiện tâm lý của thị trường. Dòng vốn có thể sẽ trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng sẽ cần thời gian vì nhà đầu tư cần hồi phục.
Trong một bối cảnh như vậy, điều quan trọng là lựa chọn cổ phiếu, VDSC cho rằng: "Vẫn sẽ có những cơ hội riêng biệt trong một thị trường ảm đạm, do vậy lựa chọn cổ phiếu là điều quan trọng nhất trong năm 2019".
Một điều không thể thiếu trong việc cân nhắc đầu tư cổ phiếu là sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận. VDSC dự báo tổng doanh thu và lợi nhuận của 61 doanh nghiệp mà Công ty theo dõi (tương đương khoảng 61% tổng vốn hóa sàn HSX và HNX) dự báo sẽ tăng lần lượt 14% và 21% trong năm 2019.
Kim chỉ nam mà VDSC muốn tư vấn cho các nhà đầu tư là: "Một là nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, hệ số thanh khoản cao và tỉ lệ đòn bẩy thấp; hai là nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ các hiệp định thương mại cũng như tranh chấp thương mại và ba là câu chuyện cũ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn Nhà nước". Ngoài ra, VDSC cũng khuyên các nhà đầu tư phân bổ một phần danh mục và trái phiếu hoặc tiền gửi, khi lãi suất đang có dấu hiệu tiếp tục tăng.
Trên bình diện rộng hơn, ông Patrick Ho, chiến lược gia trưởng của HPB, ở thị trường Bắc Á, nhận định: "Khi thị trường biến động mạnh và những căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, chúng tôi sẽ tập trung vào những cổ phiếu ở châu Á tăng trưởng chất lượng. Chúng tôi kỳ vọng những doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao, khả năng sản sinh ra dòng tiền tự do ấn tượng, bảng cân đối lành mạnh, triển vọng sinh lời hiển hiện thì mới có thể vượt qua những cơn gió ngược của thị trường và gia tăng giá trị cho cổ đông".
Theo nhipcaudautu.vn
Big-Trends: Cơ hội xuất hiện ở các cổ phiếu vừa và nhỏ Tuần giao dịch đầu tiên của năm 2019 không thật sự suôn sẻ khi chỉ số VN-Index có thời điểm giảm mạnh về sát mốc 860 điểm nhưng kết thúc tuần giao dịch vẫn đứng ở mốc 880 điểm. Diễn biến giảm điểm của TTCK hiện tại cùng với những tín hiệu tiêu cực đến từ những dự báo kém triển vọng kinh...