‘Vũng lầy’ Afghanistan ám ảnh 4 đời tổng thống Mỹ

Theo dõi VGT trên

Trong 20 năm Mỹ can thiệp quân sự ở Afghanistan, bốn đời tổng thống đều muốn rút khỏi vũng lầy này, nhưng không ai làm được cho đến thời Biden.

Mỹ đã mất hơn một nghìn tỷ USD và mạng sống của hàng nghìn binh sĩ cho cuộc chiến dài nhất lịch sử nước này ở Afghanistan. Câu hỏi đặt ra là tại sao nhiều đời tổng thống Mỹ không thể dễ dàng từ bỏ một cuộc chiến mà họ không muốn?

Giới chuyên gia cho rằng nhiều đời tổng thống Mỹ đã mong muốn rút khỏi cuộc chiến không được người dân ủng hộ này, nhưng họ bị mắc kẹt giữa nguy cơ sự an toàn của nước Mỹ bị đe dọa nếu họ ra lệnh rút quân.

“Họ nhận ra rằng gần như tất cả lựa chọn mà nước Mỹ có để rời đi cuối cùng đều tạo ra một Afghanistan bất ổn, nơi không ai có thể dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo”, Anthony Cordesman, chuyên gia chính sách Trung Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói.

Sau thảm kịch ngày 11/9/2001, tổng thống George W. Bush tuyên bố phát động cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq để truy tìm những kẻ gây ra vụ khủng bố kinh hoàng nhắm vào nước Mỹ.

Ông nhận được sự ủng hộ từ quốc hội và đông đảo công chúng với các cuộc chiến này, nhưng cuối cùng đã tạo ra một cuộc xung đột mới ở vùng đất xa lạ và nhận ra nhiều sai lầm, theo Emily Harding, chuyên gia tình báo tại CSIS.

Chính quyền Bush từng hy vọng sau khi loại bỏ những “kẻ xấu” ở Afghanistan, họ có thể trao lại quyền lực một cách an toàn cho người dân nước này. Nhưng họ nhanh chóng nhận ra điều này là không thể, họ bị mắc kẹt tại Afghanistan và không thực sự có kế hoạch cho những gì phải làm tiếp theo.

Bush sau đó tập trung vào kế hoạch tái thiết Afghanistan như bước đi cần thiết tiếp theo trong cuộc chiến chống khủng bố của ông. “Bằng cách giúp xây dựng một Afghanistan không còn những kẻ xấu và là nơi tốt hơn để sống, chúng tôi đang làm theo những truyền thống tốt đẹp nhất của George Marshall”, cựu tổng thống Bush thông báo về kế hoạch Marshall của riêng ông dành cho Afghanistan.

Sự lạc quan của Bush ở Afghanistan được bồi đắp bởi niềm tin rằng nền dân chủ sẽ phát triển mạnh khi có cơ hội. “Sự tồn tại của tự do trên đất nước của chúng ta ngày càng phụ thuộc vào thành công của tự do ở các vùng đất khác”, ông nói trước quốc hội Mỹ năm 2005.

Khi cựu tổng thống Bush rời nhiệm sở năm 2009, còn khoảng 25.000 lính Mỹ ở Afghanistan.

Vũng lầy Afghanistan ám ảnh 4 đời tổng thống Mỹ - Hình 1

Một lính Mỹ tại căn cứ quân sự ở tỉnh Logar, Afghanistan tháng 8/2018. Ảnh: Reuters .

Barack Obama đã vận động tranh cử với lập trường phản đối cuộc chiến ở Iraq và hoài nghi về cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Sau khi lên nắm quyền, Obama đã chấm dứt cuộc chiến ở Iraq và muốn làm điều tương tự ở Afghanistan.

Chiến lược của ông là tăng cường lực lượng ở đây nhiều nhất có thể để có thể tìm được lối thoát khỏi Afghanistan. Obama đã đưa thêm hàng chục nghìn binh sĩ vào Afghanistan, có thời điểm lên tới 100.000 người khi bạo lực leo thang.

Cựu tổng thống từng kêu gọi ngừng giao tranh vào năm 2014 và sau đó tuyên bố cuộc chiến đã kết thúc. “Sứ mệnh của chúng ta ở Afghanistan đã chấm dứt và cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Mỹ đang đi đến một kết thúc đầy trách nhiệm”, ông nói cuối năm 2014.

Video đang HOT

Một dấu mốc đáng chú ý trong cuộc chiến chống khủng bố dưới thời Obama là việc Mỹ đã tiêu diệt được Osama bin Laden, kẻ chủ mưu vụ tấn công khủng bố năm 2001, sau một thập kỷ trốn chạy.

Tuy nhiên, biên tập viên Craig Whitlock của Washington cho rằng tuyên bố chiến tranh kết thúc của Obama là “nói dối”, bởi thực tế cuộc chiến ở Afghanistan chưa thực sự chấm dứt. Khi Obama rời Nhà Trắng năm 2017, khoảng 9.000 lính Mỹ vẫn hiện diện ở Afghanistan.

Cho đến khi Donald Trump tiếp quản vai trò tổng thống Mỹ năm 2017, ông và đông đảo công chúng Mỹ không còn quan tâm nhiều tới cuộc chiến ở Afghanistan. Trump đã chỉ trích cách Bush và các thành viên đảng Cộng hòa khác xử lý chính sách đối ngoại, đặc biệt là theo đuổi cuộc chiến vô tận. Ông cam kết đưa toàn bộ lính Mỹ về nước.

“Chẳng lẽ họ sẽ ở đó thêm 200 năm nữa sao?”, Trump nói khi tranh cử năm 2015.

Với quan điểm “Nước Mỹ trên hết” và khao khát chấm dứt các cuộc chiến tốn kém, Trump năm 2020 ký thỏa thuận hòa bình Doha với Taliban, trong đó nêu rõ Mỹ sẽ rời Afghanistan trong vòng một năm và đổi lại Taliban cam kết không để quốc gia này thành nơi chứa chấp những kẻ khủng bố nhắm mục tiêu vào Mỹ.

“Tôi thực sự tin Taliban muốn làm điều gì đó để cho thấy chúng ta không lãng phí thời gian”, Trump nói. “Nếu những điều tồi tệ xảy ra, chúng ta sẽ trở lại với lực lượng chưa từng thấy”.

Tuy nhiên, Paul Miller, một cựu chiến binh từng tham chiến ở Afghanistan và hiện giảng dạy tại Đại học Georgetown, nói Trump không thể đưa ra một cơ chế cụ thể nào để ngăn Taliban chứa chấp những kẻ khủng bố.

Trump đã giảm số lượng quân Mỹ ở Afghanistan xuống 2.500 người, nhưng cũng không chính thức chấm dứt chiến tranh ở quốc gia Trung Á này.

Đến khi Joe Biden vào Nhà Trắng, cuộc tranh luận về việc rút quân Mỹ khỏi Afghanistan được khởi xướng và ông trở thành tổng thống đầu tiên thực sự làm điều đó.

Biden đã đảo ngược nhiều quyết sách của Trump, nhưng vẫn giữ thỏa thuận hòa bình Doha với Taliban. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ rút toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan vào dịp kỷ niệm 20 năm vụ tấn công khủng bố 11/9.

“Mỹ đã làm những gì chúng tôi phải làm ở Afghanistan, đó là tìm ra những kẻ khủng bố 11/9, thực thi công lý với Osama bin Laden, làm suy yếu mối đe dọa khủng bố để ngăn Afghanistan trở thành căn cứ cho các cuộc tấn công nhắm vào Mỹ. Chúng tôi đã đạt được những mục tiêu đó. Đó là lý do chúng tôi rời đi”, Biden nói hồi tháng 7. “Chúng tôi không đến Afghanistan để xây dựng đất nước. Người dân Afghanistan là bên duy nhất có quyền và trách nhiệm quyết định tương lai của họ và cách họ muốn điều hành đất nước”.

Tuy nhiên, quyết định rút quân của Biden đã vấp làn sóng chỉ trích ngày càng gay gắt, khi chính quyền Afghanistan nhanh chóng sụp đổ sau đợt tấn công chớp nhoáng của Taliban.

Tình báo Mỹ từng cảnh báo rằng Taliban có thể chiếm Afghanistan trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, vào tháng 7, khi Mỹ bắt đầu đóng cửa các căn cứ quân sự ở Afghanistan và Taliban bắt đầu phát động các cuộc tấn công ở vùng nông thôn, Biden đảm bảo với người Mỹ rằng “khả năng Taliban càn quét mọi thứ và kiểm soát toàn bộ đất nước là rất khó xảy ra”.

Nhưng Taliban đã thực sự kiểm soát Afghanistan thậm chí trước khi Mỹ chính thức rời đi. Cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều nói họ thất vọng vì Biden không có kế hoạch nào cho tình huống tồi tệ nhất và đưa các đồng minh Afghanistan của Mỹ rời đất nước trước khi Taliban tấn công.

Mặc dù dám làm điều mà chưa từng tổng thống Mỹ nào làm, Biden được cho thiếu thực tế về hậu quả có thể xảy ra khi chấm dứt chiến tranh, theo các chuyên gia phân tích. Họ cũng cho rằng những gì diễn ra với “vũng lầy” Afghanistan trong bốn đời tổng thống Mỹ thể hiện một xu hướng: Washington ngày càng ít hứng thú với các chiến dịch quân sự ở các quốc gia xa xôi.

Afghanistan ngáng đường Biden đưa 'nước Mỹ trở lại'

Quyết định rút quân khiến Afghanistan rơi vào tay Taliban được các chuyên gia coi là thất bại của Biden trong cam kết đưa Mỹ trở lại vai trò lãnh đạo thế giới.

Chứng kiến hình ảnh người Afghanistan tuyệt vọng đu bám máy bay Mỹ với hy vọng rời khỏi Afghanista, Tổng thống Joe Biden trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 16/8 vẫn khẳng định ông "kiên quyết ủng hộ" quyết định rút quân, thêm rằng ông đang thực hiện cam kết không để binh sĩ Mỹ tiếp tục đổ máu cho một cuộc chiến lẽ ra đã kết thúc từ lâu.

Một ngày sau, Nhà Trắng cũng lên tiếng bảo vệ quyết định rút quân. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan khẳng định Tổng thống thừa hiểu không còn cách nào khác là phải kết thúc nhanh chóng một cuộc chiến tồi tệ.

Afghanistan ngáng đường Biden đưa nước Mỹ trở lại - Hình 1

Một lính Mỹ tại căn cứ quân sự ở tỉnh Logar, Afghanistan tháng 8/2018. Ảnh: Reuters .

Tuy nhiên, một số chuyên gia không đồng tình với quyết định của Tổng thống Mỹ, nhất là khi chứng kiến tình cảnh hiện tại của Afghanistan, cho rằng thực tế này trái với khẩu hiệu "Nước Mỹ trở lại" mà Biden đưa ra sau khi đắc cử.

"Sau 20 năm can thiệp quân sự, sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ Afghanistan là một nỗi hổ thẹn khủng khiếp đối với Mỹ và cũng là nỗi đau khổ của hàng nghìn người Mỹ từng làm việc tại đất nước này", Charles R Hankla, phó giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học bang Georgia ở Atlanta, nói với VnExpress .

Theo một cuộc khảo sát hôm 17/8 của Politico Morning Consult với gần 2.000 người tham gia, chỉ 49% người Mỹ được hỏi tán thành quyết định rút quân khỏi Afghanistan của Biden, giảm 20% so với hồi tháng 4, khi ông công bố kế hoạch rút quân.

Cuộc thăm dò được Reuters/Ipsos tiến hành hôm 16/8 cho thấy tỷ lệ người Mỹ ủng hộ hiệu suất làm việc của Biden là 46%, mức thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức, giảm đáng kể so với con số 53% trong thăm dò tương tự hôm 13/8.

"Quyết định rút quân khỏi Afghanistan của Tổng thống Biden là sai lầm", Tiến sĩ Ted Gover, chuyên gia về chính sách đối ngoại và là giám đốc Chương trình Quản trị cho người Mỹ bản địa thuộc Đại học Claremont Graduate ở California, nhận định.

Không chỉ giảm tín nhiệm trong nước, ông cho rằng việc rút quân một cách vội vàng đã gây tổn hại đến danh tiếng của Mỹ, cũng như đẩy những người Afghanistan từng cộng tác với Mỹ vào tình cảnh nguy hiểm tính mạng. Điều này khiến niềm tin vào cam kết của Washington với các vấn đề quốc tế bị lung lay.

"Các đồng minh, đối tác lẫn đối thủ của Mỹ coi đây là minh chứng mới nhất cho thấy Washington đang tìm cách rút lui khỏi các chiến dịch quân sự tốn kém", Gover nói.

Chuyên gia này cho rằng cuộc khủng hoảng Afghanistan có thể tạo điều kiện để Bắc Kinh tiến hành một chiến dịch truyền thông, chỉ ra thất bại của Biden và tuyên bố với các nước rằng Trung Quốc là một đối tác đáng tin cậy, trong khi Mỹ không làm tròn cam kết. Truyền thông nhà nước Trung Quốc từng cho rằng đặc khu Hong Kong và đảo Đài Loan "không thể tin tưởng và trông chờ vào Mỹ".

"Mỹ lẽ ra cần duy trì một lực lượng 3.000-5.000 người ở Afghanistan để chống khủng bố, hoạt động tình báo, ngăn chặn Taliban, al-Qaeda và các lực lượng khủng bố khác. Ngoài ra, với vị trí chiến lược của Afghanistan, lực lượng này sẽ mang lại khả năng răn đe của Mỹ với các nước như Trung Quốc, Nga và Iran", Gover nhận định.

Gover giải thích rằng quyết định rút quân của Biden là một thất bại trong tham vọng đưa Mỹ trở lại vai trò lãnh đạo thế giới, bởi nó đẩy Afghanistan vào tình trạng hỗn loạn, mang tới cơ hội trỗi dậy mạnh mẽ cho các lực lượng như Taliban.

"Nó gây tổn hại đến tinh thần của các đối tác và sẽ khiến Mỹ gặp khó khăn nếu muốn tập hợp liên minh để trở lại Afghanistan", ông nói.

Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 16/8, Tổng thống Biden cho rằng Taliban chiếm Afghanistan là do các lãnh đạo chính trị ở Kabul tháo chạy khỏi đất nước và quân đội chính phủ không có ý chí chiến đấu.

Ông đổ lỗi cho người tiền nhiệm, cựu tổng thống Donald Trump, đã giúp Taliban có cơ hội "ở vị thế quân sự mạnh nhất kể từ năm 2001" bằng thỏa thuận hòa bình ở Doha năm 2020. Ông cũng cảnh báo Taliban sẽ đối mặt với biện pháp đáp trả mạnh mẽ nếu lực lượng này cản trở việc sơ tán nhân lực của Mỹ khỏi Afghanistan.

Tuy nhiên, phát biểu của Biden dường như không thể xoa dịu làn sóng chỉ trích. Nghị sĩ Mỹ Steve Scalise, thành viên đảng Cộng hòa, cho rằng lý lẽ của Biden có thể gây tổn hại các mối quan hệ ngoại giao và bằng cách đổ lỗi cho lãnh đạo Afghanistan, ông đang gửi thông điệp rằng Mỹ không nghiêm túc trong việc sát cánh với các đồng minh.

"Tổng thống nói nhận trách nhiệm và sau đó đổ lỗi cho những người khác. Đó không phải điều lãnh đạo nên làm", Scalise nói. "Thế giới đang dõi theo. Làm thế nào Tổng thống Biden thuyết phục các đồng minh đứng về phía chúng ta về bất kỳ sáng kiến chính sách đối ngoại nào trong tương sau khi ông ấy bỏ lại đất nước đã hoàn toàn rơi vào tay Taliban và đổ lỗi cho quân đội Afghanistan".

Cựu tổng thống Trump hôm 16/8 kêu gọi người kế nhiệm ông từ chức vì cho rằng thế thắng mà Taliban có được ở Afghanistan là hệ quả từ quyết định rút quân của Biden, theo AFP .

Afghanistan ngáng đường Biden đưa nước Mỹ trở lại - Hình 2

Một thành viên của Taliban tại thành phố Ghazni, Afghanistan hôm 14/8. Ảnh: Reuters .

Sau chiến dịch tiến công chớp nhoáng, Taliban đã khôi phục quyền lực bị lật đổ từ 20 năm trước. Taliban trỗi dậy từ cuộc nội chiến tại Afghanistan và cai trị phần lớn quốc gia Trung Á này từ năm 1996 bằng luật Hồi giáo hà khắc trước khi trước khi bị liên quân do Mỹ dẫn đầu lật đổ năm 2001.

"Taliban sẽ củng cố quyền kiểm soát với Afghanistan và áp đặt luật Hồi giáo của họ trong những năm tới. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng với xã hội dân sự đang phát triển của Afghanistan, cũng như tương lai của phụ nữ và trẻ em gái ở nước này", phó giáo sư Hankla dự đoán.

"Các gia đình sẽ buộc phải để con gái họ kết hôn với các thành viên Taliban hoặc những người khác. Taliban cũng sẽ cướp đi cơ hội học tập và làm việc của phụ nữ", Gover bổ sung.

Taliban từng đóng cửa các trường học, cấm phụ nữ bỏ phiếu, buộc họ phải mặc trang phục che kín từ đầu đến chân và chỉ được ra ngoài khi có người thân là nam đi cùng.

Gover cũng lo ngại Afghanistan lần nữa trở thành địa điểm cho các tổ chức khủng bố và phiến quân tập hợp lực lượng và phát động các cuộc tấn công nhắm vào phương Tây. Ông thêm rằng hôm 15/8, Taliban đã thả hơn 5.000 tù nhân al-Qaeda bị giam ở căn cứ không quân Bagram.

"Taliban vẫn duy trì quan hệ với al-Qaeda và mối quan hệ này sẽ được củng cố thêm", ông nói.

Tuy nhiên, Hankla không đánh giá cao khả năng Taliban cung cấp nơi ẩn nấp cho các nhóm khủng bố khác, để tránh nguy cơ Mỹ can thiệp quân sự trong tương lai. "Thay vào đó, họ sẽ tập trung củng cố vị trí trong nước", ông nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chính sách của ông Trump đối với những vấn đề nóng nhất ra sao?
19:30:12 06/11/2024
Ông Trump đắc cử, cổ phiếu đại gia Việt vừa bắt tay với Tập đoàn Trump tăng vọt
15:15:54 06/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:10:28 06/11/2024
9 yếu tố then chốt giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
22:43:09 06/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
Ông Trump sẽ phát biểu trước người ủng hộ ở Florida; bà Harris hoãn diễn văn
15:12:14 06/11/2024
Khóc - cười khi nghe kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
19:39:31 06/11/2024

Tin đang nóng

Sốc: Rò rỉ ảnh nóng và clip Justin Bieber trong tiệc thác loạn của ông trùm Diddy?
20:16:29 07/11/2024
Nóng nhất Weibo: Huỳnh Hiểu Minh bị bạn gái hot girl "chia tay đòi quà" 980 tỷ
22:03:55 07/11/2024
Nữ hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh và sai phạm về tài chính phải nhận án kỷ luật
18:30:14 07/11/2024
Gửi mẹ ở viện dưỡng lão, con gái xem camera phát hiện nam điều dưỡng làm 1 việc ngoài sức tưởng tượng
22:00:32 07/11/2024
Căng: Diệp Lâm Anh đăng đàn tố 1 nhân vật quỵt nợ, con số cho nhiều người vay lên đến cả tỷ đồng
20:09:35 07/11/2024
Bức ảnh bóng lưng nam thần cao hơn 2m gây sốt, lời kể của người chụp cũng siêu kịch tính
21:51:38 07/11/2024
Chồng đưa vợ xem bức ảnh 20 năm trước, zoom kỹ thì run rẩy khi phát hiện sự thật về bé gái ngồi phía sau
21:55:20 07/11/2024
Nghệ sĩ bình luận sau chiến thắng bầu cử của ông Donald Trump
23:14:23 07/11/2024

Tin mới nhất

WHO kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh gây tử vong trên diện rộng

20:00:03 07/11/2024
Giám đốc phụ trách vaccine của WHO, bà Kate O Brien cho biết những loại vaccine này không chỉ làm giảm đáng kể các loại bệnh có tác động lớn đến cộng đồng hiện nay, mà còn giúp giảm các chi phí y tế mà các gia đình và hệ thống y tế phải...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

19:50:10 07/11/2024
Thực hiện đúng các quy định về quản lý chất thải, đồ vải, xử lý dụng cụ và thiết bị y tế, thông khí buồng bệnh và quy trình một chiều trong kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Lợi ích bất ngờ của cần tây với sức khỏe nam giới

19:46:44 07/11/2024
Mặc dù dữ liệu về tác dụng cụ thể của việc ăn cần tây đối với sức khỏe tình dục nam giới còn hạn chế nhưng cần tây có thể mang lại một số lợi ích tiềm năng khác.

Bộ Y tế khẳng định việc sử dụng muối I ốt không gây bệnh cường giáp

19:37:35 07/11/2024
Ngày 7/11, Bộ Y tế đã phản hồi những thông tin xoanh quanh việc cho rằng quy định toàn dân sử dụng muối I ốt tại Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp, hoặc các bệnh lý khác cho người thừa I ốt.

Israel rối ren giữa chia rẽ nội bộ

18:50:45 07/11/2024
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant bất ngờ bị cách chức gây ra làn sóng phản đối trong nước đối với chính phủ Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

Ukraine nói lần đầu đánh trúng tàu chiến Nga tại biển Caspi

18:47:13 07/11/2024
Ukraine đã tiến hành vụ tấn công tầm xa và lần đầu tiên đánh trúng tàu chiến Nga tại biển Caspi ở cách xa cả ngàn km.

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

18:25:30 07/11/2024
Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử.

Đức có Bộ trưởng Tài chính mới

18:14:26 07/11/2024
Trước sự sụp đổ của chính phủ, lãnh đạo phe đối lập Friedrich Merz, người đứng đầu Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), đã kêu gọi chính phủ Đức cần tổ chức một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào tuần tới, thay vì vào năm sau.

Tổng thống Venezuela hoan nghênh sự khởi đầu mới trong quan hệ với Mỹ

18:08:59 07/11/2024
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro chúc mừng chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử vừa qua, đồng thời bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ song phương.

Cảnh báo về sự bùng phát loài bọ cạp tại Brazil

18:07:18 07/11/2024
Với sự nóng lên của môi trường sống, sự trao đổi chất của bọ cạp cũng trở nên mạnh mẽ hơn, khiến chúng hoạt động tích cực hơn, ăn uống nhiều hơn và sinh sản nhanh chóng.

Cháy rừng lan nhanh tại California buộc hàng nghìn người phải sơ tán

18:05:08 07/11/2024
Thống đốc bang California Gavin Newsom cho biết đã ban hành lệnh sơ tán cho trên 10.000 người, khi đám cháy rừng đe dọa 3.500 công trình tại các cộng đồng ngoại ô, trang trại và khu vực nông nghiệp xung quanh Camarillo.

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

17:46:03 07/11/2024
Các nhà phân tích nhận định cuộc họp của Fed trong tuần này sẽ tránh được bất kỳ kịch tính nào. Nhà kinh tế trưởng Diane Swonk của KPMG vẫn dự báo Fed sẽ hạ lãi suất, ít nhất là vào tháng này.

Có thể bạn quan tâm

Trận cuối của Ruud van Nistelrooy

Sao thể thao

23:24:03 07/11/2024
Ruud van Nistelrooy có trận đấu cuối trong vai trò HLV tạm quyền của Manchester United vào rạng sáng 8-12, khi Quỷ đỏ đón tiếp đội bóng Hy Lạp PAOK tại sân nhà Old Trafford trong khuôn khổ Europa League.

Sao nam đóng phim 20 năm không ai biết, ăn mặc như "trò cười" cả nước hay

Hậu trường phim

23:03:47 07/11/2024
Bị đánh giá là nam diễn viên vô dụng nhất giới giải trí, sao nam này quyết định làm nhiều trò lố để mong gây được sự chú ý.

Lời "tiên tri" của B Ray về HIEUTHUHAI

Nhạc việt

22:51:26 07/11/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI bất ngờ tung bài rap TRÌNH.Không một lời báo trước, màn đánh úp của thái tử làng nhạc khiến cư dân mạng phấn khích.

Lisa (BLACKPINK) lần đầu làm giáo viên dạy nhảy cho trẻ em

Nhạc quốc tế

22:42:26 07/11/2024
Nữ thần tượng tỏ ra khá bối rối nhưng vẫn chấp nhận thử thách dạy nhảy cho trẻ em trong chương trình Celebrity Substitute.

Phản ứng của dân tình khi em gái Công Vinh khoe vóc dáng nuột nà trên sân pickleball, U40 mà cữ ngỡ 20

Netizen

22:39:35 07/11/2024
Dù vừa mới gia nhập bộ môn pickleball nhưng em gái tiền đạo Lê Công Vịnh đã mê tít bộ môn thể thao mới này. Trên trang cá nhân Lê Khánh Chi thường xuyên chia sẻ những trang phục đi chơi thể thao.

Hot: Chủ tịch showbiz chi 7 tỷ đồng làm nàng thơ sốc đến mức oà khóc giữa nhà hàng

Sao châu á

22:15:37 07/11/2024
Chuyện tình của Hoàng Tử Thao và Từ Nghệ Dương được xem là phiên bản lãng mạn ngoài đời thực của tiểu thuyết ngôn tình theo motip tổng tài và nàng thơ .

Mỹ nhân VTV vừa tậu xế hộp hạng sang, 1 tháng sau lại gây choáng khi "flex" sổ đỏ trên tay

Sao việt

22:09:55 07/11/2024
Vào ngày 6/11, Huyền Lizzie đã chia sẻ story mới trên trang cá nhân. Mỹ nhân VTV gây sốt khi đăng tải bức hình flex cầm chiếc sổ đỏ trên tay.

Lá bàng có tác dụng gì?

Sức khỏe

21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.