Vùng kinh tế trọng điểm phía nam phải là trọng điểm của trọng điểm
Ngày 30-5, tại huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và oàn công tác Chính phủ dự Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; thu hút đầu tư; thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn từng địa phương và cả vùng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến kết luận Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Ảnh: THỐNG NHẤT (TTXVN)
Cùng dự, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao; đồng chí Trịnh ình Dũng, Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo một số bộ, ngành T.Ư và tám tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, ồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và TP Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, thay mặt lãnh đạo ảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao, biểu dương sự quyết liệt của các địa phương cùng nhân dân đẩy lùi bệnh dịch. Tuy nhiên, tình hình dịch vẫn phức tạp, thế giới chưa có vắc-xin để chữa và dịch vẫn có nguy cơ quay trở lại bất kỳ lúc nào. “Chúng ta không được chủ quan với dịch bệnh, nếu để dịch quay lại sẽ là trách nhiệm rất lớn của chính quyền các địa phương”, Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng vui mừng khi các tỉnh, thành phố trong vùng vẫn chưa thay đổi mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội mà Chính phủ đã giao và cho biết hội nghị này “chỉ bàn tiến chứ không bàn lùi”. “Trong tương lai, đây sẽ là vùng kinh tế trọng điểm của các vùng kinh tế trọng điểm”, Thủ tướng cho biết.
Với quyết sách đúng đắn, kịp thời, đặc biệt là quyết sách “chống dịch như chống giặc”, cách ly tập trung không để lây lan ra cộng đồng, nước ta đã đạt những kết quả rất đáng khích lệ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong khủng hoảng sau đại dịch, việc tổ chức hội nghị nhằm mục đích tìm ra quyết sách để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong đó, các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía nam cần có ý kiến để Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành cùng lắng nghe để đưa ra quyết sách đúng. Bởi đây là những địa phương quan trọng của cả nước (chiếm 43% GDP của cả nước), trong đó vị trí dẫn đầu là
TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, ồng Nai, Bình Dương. Các tỉnh Tiền Giang, Bình Phước, Tây Ninh là các tỉnh có vị trí lan tỏa cho sự phát triển của vùng. Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần đề xuất các giải pháp khai thác, phát huy tốt hơn nữa động lực tăng trưởng mới để thay thế, bù đắp những tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19. Sau khi nghe kiến nghị của các địa phương, cũng như ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ, ngành cần đẩy nhanh việc hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp. Theo đó, cần xây dựng cơ chế đặc thù cho các vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là Vùng kinh tế trọng điểm phía nam; nghiên cứu gói hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm; yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu việc tham gia của các tổ chức tín dụng đối với các dự án PPP trong lĩnh vực giao thông và các dự án trọng điểm khác; giao Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch đất để dành đất cho khu công nghiệp, khu đô thị; giao Bộ Kế hoạch và ầu tư điều chỉnh quy hoạch đáp ứng yêu cầu của địa phương, quốc gia để đón làn sóng đầu tư mới, thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ. Thủ tướng đặc biệt lưu ý tình trạng thôn tính doanh nghiệp Việt Nam thông qua mua bán doanh nghiệp của các doanh nghiệp nước ngoài.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và oàn công tác Chính phủ đã đi thị sát tại khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải, dự án cầu Phước An nối hai tỉnh ồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu,…
Phát triển bền vững thành phố Cần Thơ
Hôm nay, tại Hội trường Thành ủy, diễn ra hội thảo quan trọng "Phát triển bền vững TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thành ủy Cần Thơ tổ chức, với sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học ở các viện, trường, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, các doanh nhân...
Một góc đô thị trung tâm TP Cần Thơ nhìn từ trên cao. Ảnh: ANH KHOA
Hội thảo nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học, chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo thành phố, các doanh nhân... trao đổi, thảo luận về các quan điểm, cơ chế, chính sách và nguồn lực (tài chính, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực...) cho phát triển bền vững TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, nhằm cung cấp thêm các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc tổng kết Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 17-2-2005, của Bộ Chính trị khóa IX, về "xây dựng và phát triển TP Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" và đề ra các phương hướng phát triển bền vững TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đặt ra mục tiêu xây dựng TP Cần Thơ trở thành "thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm văn hóa và y tế, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh của vùng ĐBSCL và của cả nước".
Sau 15 năm nỗ lực thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Trung ương Đảng, Chính phủ, sự hỗ trợ giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, sự ủng hộ của các địa phương, kinh tế - xã hội thành phố đạt nhiều kết quả tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng tăng lên; TP Cần Thơ dần khẳng định được vai trò là trung trung tâm kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học - công nghệ của vùng; đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL và cả nước.
Theo thống kê, trong giai đoạn 2006-2019, tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt mức bình quân 7,27%/năm, cao hơn mức trung bình toàn quốc, cao nhất trong Vùng Kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, hằng năm đóng góp khoảng 1,8% GDP cả nước. Năm 2019, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) đạt hơn 100.000 tỉ đồng, gấp 5 lần so với năm 2005, đứng đầu Vùng Kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL. Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2019 đạt 88,3 triệu đồng, gấp 7 lần năm 2005. Những con số trên thể hiện TP Cần Thơ đã từng bước khẳng định là một trong những động lực tăng trưởng của vùng ĐBSCL.
Một điểm nhấn quan trọng trong thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị là TP Cần Thơ thực hiện tốt công tác quy hoạch và phát triển đô thị, năm 2009 được Chính phủ công nhận là đô thị loại I, hướng tới mục tiêu là đô thị hạt nhân của vùng. Kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng giao thông, không ngừng được cải thiện, kết nối mạng lưới đô thị vùng, thể hiện vai trò đầu mối về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, như: Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, Cảng biển Cần Thơ, cầu Cần Thơ, cầu Vàm Cống, Quốc lộ 1, Quốc lộ 91, Quốc lộ 80... Trong tương lai, đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ hoàn thành sẽ tạo thêm sức bật cho TP Cần Thơ phát triển, như trong Thư của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gởi chúc mừng TP Cần Thơ nhân kỷ niệm 15 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đã khẳng định: "Cần Thơ sẽ còn phát triển đột phá hơn nữa với dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ và một số dự án giao thông huyết mạch khác kết nối trung tâm vùng ĐBSCL với các địa phương khác".
Chúng ta vui mừng với những kết quả đạt được sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhưng theo đánh giá của lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương, giới chuyên môn, thì sự phát triển của TP Cần Thơ còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và còn phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng tin tưởng rằng, sau Hội thảo này, nhất là sau Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ đề ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để tạo bước đột phá mới, nhằm phát triển bền vững TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Mỗi chúng ta tin tưởng và hy vọng!
Doanh nghiệp dịch chuyển khỏi Trung Quốc, cơ hội của ngành thủy sản Nhờ nỗ lực chống dịch Covid-19 hiệu quả, hàng loạt cơ hội đã được ngành thủy sản nhận diện và sẵn sàng đón nhận để vực dậy sau đại dịch. Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế ngày 9/5, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu...