“Vùng kín” bị phồng và bệnh thoát vị bẹn
1. Nhà mình vừa mới có một thành viên mới, đấy là một bé nhóc rất xinh xắn. Hôm đầy tháng vừa rùi, bà ngoại mình chợt phát hiện hình như “vùng kín” của em bé hơi bị phồng lên. Lúc bé khóc thì vết phồng to lên một chút, nhưng lúc ngủ thì lại tự biến mất. Mình muốn hỏi là em bé nhà mình có bị bệnh gì không hay đó chỉ là một… cái gì đó bình thường khi em bé mới sinh ra? (putty@yahoo…)
Trả lời:
Chào bạn!
Em bé nhà bạn không phải là trường hợp duy nhất bị phồng ở “vùng kín” đâu, thậm chí hiện tượng này còn khá phổ biến ở trẻ em nữa đó. Hiện tượng “vùng kín” bị phồng ở trẻ trai và trẻ gái là dấu hiệu của một căn bệnh gọi là thoát vị bẹn. Thường thì khối phồng này có từ nhỏ, có thể có ngay sau khi đẻ. Và đúng như bạn để ý, nó to lên khi trẻ ho, khóc, chạy nhảy và thường tự mất khi nằm yên hoặc ngủ.
Chính vì đây là dấu hiệu của bệnh thoát vị bẹn nên điều cần thiết phải làm ngay là đứa em bé đến bác sĩ nhé. Để lâu dài, em bé của bạn có thể bị đau đớn và nôn nữa đó.
2. Thoát vị bẹn là bệnh gì vậy? Có phải bệnh này chỉ có ở trẻ con và sẽ làm thay đổi giới tính của người bệnh không? (rose_kim@gmail….)
Trả lời:
Video đang HOT
Chào bạn!
Thoát vị bẹn là bệnh xảy ra khi ruột… chui vào lỗ hở thông từ ổ bụng qua ống bẹn xuống bìu (ở XY) và buồng trứng chui vào khe hở (ở XX). Căn bệnh này không phải chỉ xảy ra ở trẻ em mà có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau đấy bạn ạ, chỉ có ở trẻ em thì phổ biến hơn thui. Ở trẻ em thì trong thời kỳ phôi thai, vào khoảng tháng thứ 7, khi tinh hoàn di chuyển xuống bìu sẽ kéo theo nếp phúc mạc tạo thành 1 túi dạng ống gọi là ống phúc tinh mạng. Bình thường khi trẻ sinh ra thì ống này đóng lại, còn nếu nó không đóng lại thì sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan trong ổ bụng (thường là ruột) chui xuống ống làm thành một khối phồng ở vùng bẹn (cho nên mới gọi là bệnh thoát vị bẹn mừ). Còn ở người lớn thì có thể do cơ thành bụng quá yếu, bị nhẽo.
Cũng không phải là ai mắc bệnh thoát vị bẹn thì sẽ bị… thay đổi cả giới tính như bạn nghĩ đâu (thế thì bệnh này kinh khủng quá!). Sự thật là ở bé gái, khi bị thoát vị bẹn 2 bên, bác sĩ sẽ phải làm xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính hoặc gene biệt hóa tinh hoàn để xác định giới tính thật của bệnh nhân. Vì có những trường hợp ngoại hình và bộ phận sinh dục ngoài trông “y xì” như con gái nhưng âm đạo lại ngắn, không có tử cung, không có buồng trứng và có 2 tinh hoàn trong ổ bụng hoặc ống bẹn. Những trường hợp này thường là XY nhưng lại trông như XX và thường được đặt tên con gái.
3. Anh trai mình năm nay 19 tuổi, anh ấy được bác sĩ chẩn đoán là bị thoát vị bẹn. Bác sĩ nói rằng có thể điều trị khỏi nhưng mình rất lo, không biết căn bệnh này có nguy hiểm không? (Văn Hùng, Nam Định)
Trả lời:
Bạn Hùng thân mến!
Bệnh thoát vị bẹn đúng là cũng khá nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời. Nó có thể dẫn đến bị nghẹt hoại tử ruột (ở bất kì độ tuổi nào nhé); rối loạn tiêu hóa; là yếu tố thuận lợi gây xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn đấy.
Tuy nhiên anh trai của bạn đã đi khám và được bác sĩ đưa ra phương hướng điều trị thì cơ bản sẽ không thể xảy ra biến chứng được. Vì vậy bạn đừng quá lo lắng nhé.
4. Mình muốn hỏi bệnh thoát vị bẹn có chữa được không và chữa bằng phương pháp nào? Nếu phải phẫu thuật thì vết mổ có to và xấu lắm không? (Ngọc Hoa, Hà Nội)
Trả lời:
Bạn Hoa thân mến!
Bệnh thoát vị bẹn là bệnh hoàn toàn có thể chữa được bạn nhé. Tuy nhiên tùy từng trường hợp bệnh nhân mà có những cách điều trị khác nhau.
Thường thì khi được xác định là bị thoát vị bẹn, “khổ chủ” sẽ cần phải mổ. Nếu chưa mổ ngay được thì sẽ làm băng ép bên thoát vị và mổ sớm theo chương trình. Vết mổ thường nhỏ và nằm theo nếp lằn bụng dưới nên không mất thẩm mỹ đâu. Thời gian nằm viện điều trị cũng ngắn thui, trung bình chỉ hai ngày là có thể ra viện được.
"Túi bi đôi" đột nhiên "nở" ra: bệnh gì vậy?
Viêm tinh hoàn cấp hoặc mãn tính
Đây là căn bệnh đầu tiên mà bạn nên nghĩ đến khi thấy một bên "túi bi đôi" của mình bị to ra. Thường kéo theo chứng viêm mào tinh hoàn, bệnh viêm tinh hoàn khiến "khổ chủ" bị đau một bên bìu, da bên ngoài bị viêm sưng, có khi còn sốt cao nữa.
Để check xem có đúng là mình bị bệnh này không, XY có thể thử bằng cách đơn giản bằng cách sờ nắn xem có thấy một bên tinh hoàn to hơn bên kia không, nếu nắn mạnh, bạn sẽ cảm thấy đau. Hệ lụy của bệnh này là trong tinh dịch của bạn, hoặc là chẳng có "chú tinh binh" nào, hoặc là "đội quân tinh binh" sẽ rất yếu.
Tràn dịch màng tinh hoàn
Khi bìu đột nhiên phát triển bất thường, rất có thể bạn đã bị tràn dịch màng tinh hoàn rùi đó. Đây là hiện tượng xuất hiện chất thanh dịch ở giữa 2 lá của màng tinh hoàn.
Chứng bệnh này không dễ để phát hiện sớm, bởi vì những dấu hiệu của nó đến rất "từ tốn" và không gây đau đớn cho "khổ chủ". Một cách "âm thầm", túi dịch ở bìu cứ tăng lên, lớp da bên ngoài không chút thay đổi về màu sắc cũng như độ đàn hồi. Việc tiểu tiện cũng không bị ảnh hưởng nên rất ít người phát hiện ra bệnh của mình. Dấu hiệu duy nhất (mà cũng là chỉ xuất hiện ở 1 số trường hợp thui), đấy là bìu to hơn một chút so với bình thường (mà nếu không để ý, bạn có thể sẽ chẳng phát hiện ra đâu). Nếu dịch nhiều đến mức "quá tải", bạn sẽ có cảm giác hình như tinh hoàn bị... biến mất. Lúc này, bạn có thể "tóm" được "thủ phạm" bằng cách dùng đèn pin rọi xuyên qua bìu. Bạn sẽ thấy một luồng sáng mờ hoặc hơi hồng, còn nếu trong tinh hoàn của bạn có một khối u, bạn sẽ thấy tất cả là một màu đen!
Trong trường hợp dịch trong tinh hoàn quá nhiều, bạn có thể sẽ được chọc hút để lấy bớt dịch. Và một điều "cảnh báo" cho các boys nữa là tràn dịch màng tinh hoàn không thể tự khỏi được đâu nhé. Cách điều trị duy nhất là phải mổ để cắt bỏ màng tinh hoàn đi thui.
Thoát vị bẹn
Một chứng bệnh khác cũng cần được "điểm danh" tới khi thấy tinh hoàn to bất thường, đó là thoát vị bẹn. Có thể "tưởng tượng" thoát vị bẹn là hiện tượng một phần ruột bị thoát ra ngoài vị trí bình thường thông qua một lỗ ở nếp bẹn (gọi là ống bẹn) và "chui" vào một bên bìu.
Nghe có vẻ "kinh dị" vậy thui nhưng căn bệnh này lại khá dễ để "nhận diện", bạn có thể nhận ra nhờ cảm giác tưng tức ở bìu, đặc biệt là khi bạn gắng sức, thậm chí khi bạn ho bìu còn có thể... to ra. Một bên bìu của bạn sẽ to dần cho đến khi trông giống... một quả cam! Nếu dùng tay, bạn có thể đẩy khối thoát vị (thường là phúc mạc, ruột non,...) trở về đúng vị trí của nó. Còn nếu khi bạn không thể "tống khứ" khối thoát vị này về thì có thể bạn sẽ bị... nghẹt. Lúc này điều cần kíp nhất là phải mổ cấp cứu để tái tạo lại thành bụng đó.
U tinh hoàn
Có lẽ đáng sợ nhất đối với những "khổ chủ" bị rơi vào tình trạng tinh hoàn to ra này là nguy cơ bị u tinh hoàn. Thường là u ác tính, điều "kinh dị" là u tinh hoàn rất hay "xuất hiện" tại những XY trẻ tuổi.
Đối với căn bệnh này, phát hiện sớm để điều trị sớm là cách tốt nhất và mang ý nghĩa quyết định nhất. Có thể phát hiện sớm "tên khủng bố" này thông qua các triệu chứng như bìu đột nhiên to ra, nặng nề và vướng víu. Khi dùng đèn pin soi qua bìu, bạn sẽ thấy một khối bóng mờ; và thay vì nằm ở vị trí bình thường thì mào tinh hoàn ở bên bị to lại... chạy tít lên phía trên.
Giun chỉ
Đây có lẽ là chứng bệnh... "đáng ghét" và khó ngờ nhất của các "khổ chủ" khi đột nhiên thấy tinh hoàn to ra. Song "tên" giun chỉ có thể khiến tinh hoàn của bạn... to như quả bưởi đó!!!
Để phân biệt tinh hoàn bị to do giun chỉ hay do các nguyên nhân khác, bạn có thể để ý xem triệu chứng bìu to có đi kèm với các hiện tượng như phù chân voi, da chân xù xì... không. Nếu có thì đích thị là bạn đã "được" giun chỉ "ghé thăm" rùi đó! Và tẩy giun định kỳ chính là biện pháp hữu hiệu nhất để tránh rơi vào tình cảnh mắc căn bệnh "đáng ghét" này.