Vùng điểm kỳ vọng 2019 ở đâu?
Vùng điêm kỳ vọng cho năm 2019 của VN-Index có thê dao đông từ 800 – 1.150 điêm, mức đô biên đông tương đương năm 2018.
Chốt 2018 giảm 9,4%, phía trước nhiều yếu tố khó lường
Bức tranh vĩ mô thế giới trong năm 2018 vừa qua chuyển dần từ dễ dự đoán đầu năm sang khó đoán định về cuối năm. Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, kinh tế suy yếu của Trung Quốc, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 4 lần trong năm, bất ổn tại châu Âu (gồm Brexit, biểu tình tại Pháp, bế tắc về nợ công tại Ý) tác động lên thị trường tài chính toàn cầu. Tăng trưởng toàn cầu theo IMF dự báo giảm xuống còn 3,7% so với mức 3,9% hồi đầu năm.
Ngược lại, bức tranh vĩ mô Việt Nam cho thấy nhiều điểm sáng, trong đó tăng trưởng GDP và giá trị xuất siêu đạt kỷ lục trong 10 năm gần đây: GDP tăng 7,08%, cán cân thương mại thặng dư 7,4 tỷ USD.
Trên thị trường chứng khoán, VN-Index có sự khởi đầu tích cực trong quý I/2018 về điểm số lẫn quy mô vốn hóa. Sự lạc quan của nhà đầu tư nội về triển vọng kinh tế cùng sự tham gia mạnh mẽ của dòng vốn ngoại đã đẩy VN-Index phá đỉnh 1.179 điểm thiết lập 11 năm trước. ầu tháng 4, chỉ số đạt trên 1.200 điểm, tăng hơn 22% so với đầu năm.
Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang, mối quan ngại chung của các nhà đầu tư quốc tế, trong đó tâm điểm là diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung cũng như Fed tăng lãi suất, đã nhanh chóng bao trùm thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt là nhóm các nền kinh tế mới nổi.
Thị trường Việt Nam được hỗ trợ mạnh mẽ bởi nền tảng vĩ mô cũng như tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài xu thế chung. iểm số cuối năm 2018 của VN-Index là 892 điểm, giảm 9,4% so với cuối năm 2017.
Năm 2019, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc được dự báo đều gặp khó khăn trong cuộc chiến thương mại, vốn là cuộc chiến kìm kẹp lẫn nhau.
Trung Quốc thậm chí còn đối mặt với sự suy giảm của đầu tư sản xuất lẫn nhu cầu tiêu thụ. Châu Âu và Nhật Bản có thể duy trì được đà tăng trưởng nhờ chính sách mở rộng tiền tệ. a số các nền kinh tế còn lại nhiều khả năng sẽ tập trung ổn định lạm phát và tỷ giá, thay vì chú trọng vào tăng trưởng kinh tế.
Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (NHTW) tại nhiều nước phát triển có thể dần dần thắt chặt, trong bối cảnh lạm phát cơ bản gia tăng bởi thất nghiệp giảm và sự tăng trưởng về tiền lương.
Fed hiện có cơ sở mạnh mẽ nhất khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tháng 11/2018 đã giảm xuống 3,7%, mức thấp nhất kể từ 1969. Trong khi đó, NHTW của các nền kinh tế mới nổi chịu áp lực tăng lãi suất để bảo vệ đồng nội tệ, ngăn sự rút vốn đầu tư nước ngoài.
Video đang HOT
Do đó, hành động của NHTW các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Fed, trong năm 2019 sẽ có tác động lớn tới sự ổn định và tăng trưởng của các thị trường mới nổi, cận biên và phần còn lại của thế giới. Chênh lệch giữa hai loại trái phiếu chính phủ Mỹ 2 năm và 10 năm chỉ còn 0,21 điểm vào ngày 17/12/2018.
Dựa trên dữ liệu lịch sử, đường cong lãi suất trái phiếu duy xu hướng đảo ngược được khoảng gần 1 năm sẽ báo hiệu nền kinh tế Mỹ đi vào chu kỳ suy thoái và thị trường chứng khoán bước vào chu kỳ con gấu (giảm).
Chênh lệch đường cong lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm và 2 năm.
Triển vọng thị trường chứng khoán 2019
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang vững chắc hơn rất nhiều so với thời kỳ trước, đồng thời có tính chịu đựng cao với các cú sốc bên ngoài, tăng trưởng kinh tế năm 2019 dự kiến đạt 7%.
Xét về nội lực, Việt Nam có thuận lợi lớn khi dân số đang nằm trong độ tuổi trẻ, tầng lớp trung lưu gia tăng, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng nội địa. Xét yếu tố bên ngoài, Việt Nam có nhiều cơ hội nhờ hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển sản xuất, thu hút đầu tư sản xuất phục vụ xuất khẩu do tác động của chiến tranh thương mại và nhờ độ mở của nền kinh tế. Tựu chung, tiêu dùng trong nước, đầu tư và xuất khẩu sẽ là bệ đỡ cho tăng trưởng kinh tế cũng như tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Lạm phát ít nhiều vẫn chịu áp lực từ tỷ giá, nhưng kỳ vọng lạm phát năm 2019 khả quan hơn, trong bối cảnh giá hàng hóa điều chỉnh cuối năm 2018.
Trong khi đó, tần suất tăng lãi suất của Fed dự kiến ít hơn trước, đặc biệt sự cân đối trong cung cầu – ngoại tệ của Việt Nam sẽ giúp giảm áp lực tỷ giá USD/VND. Với lạm phát dự báo tăng 3,6%, cùng với mục tiêu ổn định tỷ giá, sẽ giúp duy trì tính hấp dẫn của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2018, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế tích cực, có thể được xem là yếu tố quan trọng cho sự tăng giá lành mạnh trong dài hạn. Trong trường hợp thị trường chứng khoán thế giới không có biến động quá lớn ngoài dự đoán, thì nhiều khả năng thị trường Việt Nam sẽ phục hồi.
Mặt bằng giá cổ phiếu đã về vùng hợp lý hơn, nhưng biến động từ bên ngoài vẫn là yếu tố khó lường và làm phức tạp diễn biến thị trường năm 2019. Do đó, vùng điểm kỳ vọng cho VN-Index có thể dao động từ 800 – 1.150 điểm, tương đương với mặt bằng định giá P/E từ 14 – 16 lần, tức xoay quanh mốc trung bình 5 năm gần nhất là 15,2 lần.
Quy mô thị trường sẽ tiếp tục mở rộng nhờ lộ trình niêm yết mới, thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa. Dòng vốn ngoại được kỳ vọng vẫn chảy vào thị trường nhờ triển vọng nâng hạng thị trường.
Trong năm 2019, nhà đầu tư có thể quan tâm đến một số nhóm cổ phiếu như sau: nhóm ngành hưởng lợi từ chiến tranh thương mại, nhóm ngành phòng thủ và dựa vào cầu nội địa, và nhóm doanh nghiệp mà Nhà nước thoái vốn.
Diễn biến giá các nhóm cổ phiếu trên HOSE năm 2018.
Nhóm ngành hưởng lợi từ chiến tranh thương mại có thể kể đến là dệt may, cảng biển, khu công nghiệp. ây là nhóm ngành được hưởng lợi trong bối cảnh Việt Nam thay thế Trung Quốc trở thành nơi gia công và sản xuất.
Dệt may có lợi thế về chênh lệch thuế suất đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu. Bất động sản khu công nghiệp đón nhận sự dịch chuyển nhà xưởng từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàng Quốc, ài Loan. Cảng biển được hỗ trợ bởi lưu lượng hàng xuất nhập khẩu theo sau sự tăng trưởng của khu công nghiệp.
Nhóm ngành phòng thủ và dựa vào cầu nội địa đáng chú ý là bán lẻ và điện. Với lợi thế dân số đông, tỷ lệ tầng lớp trung lưu gia tăng, thu nhập bình quân cải thiện, hai ngành bán lẻ và điện có nền tảng tăng trưởng lợi nhuận trong dài hạn.
Về nhóm doanh nghiệp nhà nước thoái vốn, trong năm 2017 – 2018, quá trình thoái vốn nhà nước đã chậm lại đáng kể. Với mục tiêu giải phóng vốn từ khu vực nhà nước, nâng cao hiệu quả nền kinh tế, hoạt động thoái vốn trong năm 2018 nhiều khả năng sẽ được đẩy mạnh, tạo ra cơ hội đầu tư. Các tập đoàn, tổng công ty lớn đáng quan tâm là VEA, Lilama, Viglacera, Hóa chất, Cao su…
Anh Pha
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán 2019: Lo thôi, đừng lo quá!
Đó là nhận xét của giới phân tích chứng chứng khoán và tài chính trước những biến động của thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây.
Ảnh: Quý Hòa
Sau một năm 2018 khởi đầu đầy hân hoan với danh xưng thị trường tốt nhất thế giới và kết thúc với "thị trường con gấu", dù vẫn có những nhà đầu tư có thể kiếm lời trong năm, nhưng câu nói "không lỗ là may" là câu cửa miệng của nhiều nhà đầu tư chứng khoán, kể cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Thực tế, ngay từ đầu năm 2018, các môi giới kỳ cựu đều đã nhận định rằng 2018 sẽ là một năm không thể tốt như năm 2017.
Cách tiếp cận điển hình
Vậy năm 2019 chúng ta có gì? Như mọi khi, cần phải nhìn nhận về bối cảnh thị trường theo quan điểm "top-down approach", một cách tiếp cận điển hình của giới chứng khoán. Điều này càng quan trọng hơn khi 2018 là năm chứng khoán Việt mất đi thời cơ hiếm có vì những biến động của thị trường thế giới như là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, rồi việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất.
Năm nay, HSBC Private Banking (phân nhánh khách hàng tư nhân của HSBC - HPB) dự kiến tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ ghi nhận mức giảm nhẹ xuống 2,6% vào năm 2019 và 2,4% vào năm 2020, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục thực hiện kích thích tài khóa và đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ tiếp tục được duy trì sẽ giúp kéo dài chu kỳ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.
Thị trường vốn, trái phiếu và tiền tệ thị trường mới nổi dự kiến sẽ ổn định, vì lo ngại về việc thắt chặt quá mức của FED có thể sẽ giảm bớt trong những tháng tới. HPB nhận định: "Lãi suất ở Mỹ sẽ tăng chậm lại, đồng USD có vẻ yếu đi và chính sách kích thích của Trung Quốc sẽ tạo ra một cơn gió xuôi tích cực cho tài sản ở thị trường mới nổi và ở châu Á".
Bà Fan Cheuk Wan, chiến lược gia trưởng về thị trường châu Á của HPB, nhận định: "Chúng tôi tin rằng thị trường đang tồn tại một mối nguy, đó là các nhà đầu tư đã tỏ ra quá bi quan, quá lo ngại về suy thoái kinh tế... Chúng tôi tin rằng thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ vẫn giữ được mức tăng trưởng 10%".
Những cơ hội riêng
Sự thận trọng là điều cần thiết vì như giới phân tích cho thấy rằng kinh tế thế giới có lẽ đang đi vào giai đoạn cuối của chu kỳ tăng trưởng. 2019 sẽ tiếp tục là một năm không dễ dàng cho chứng khoán toàn cầu. Với mức độ hội nhập ngày càng tăng với thế giới, Việt Nam sẽ khó lòng đi ngược được xu hướng đó và nhà đầu tư cũng nên hết sức thận trọng.
Trong đó, lãi suất tăng lên và tín dụng thắt chặt hơn là điều đang diễn ra trên thế giới và Việt Nam. Đó sẽ là những yếu tố không hỗ trợ một tư duy mua cổ phiếu nào cũng có lời. Thực tế, vì lãi suất đang tăng lên ở các nước phát triển, năm 2018 có lẽ đã chứng kiến làn sóng rút vốn lớn nhất của khối ngoại ở thị trường Việt Nam.
Với những động thái của FED gần đây, VDSC tin rằng lãi suất sẽ khó có thể tăng mạnh. Điều này có thể giúp cải thiện tâm lý của thị trường. Dòng vốn có thể sẽ trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng sẽ cần thời gian vì nhà đầu tư cần hồi phục.
Trong một bối cảnh như vậy, điều quan trọng là lựa chọn cổ phiếu, VDSC cho rằng: "Vẫn sẽ có những cơ hội riêng biệt trong một thị trường ảm đạm, do vậy lựa chọn cổ phiếu là điều quan trọng nhất trong năm 2019".
Một điều không thể thiếu trong việc cân nhắc đầu tư cổ phiếu là sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận. VDSC dự báo tổng doanh thu và lợi nhuận của 61 doanh nghiệp mà Công ty theo dõi (tương đương khoảng 61% tổng vốn hóa sàn HSX và HNX) dự báo sẽ tăng lần lượt 14% và 21% trong năm 2019.
Kim chỉ nam mà VDSC muốn tư vấn cho các nhà đầu tư là: "Một là nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, hệ số thanh khoản cao và tỉ lệ đòn bẩy thấp; hai là nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ các hiệp định thương mại cũng như tranh chấp thương mại và ba là câu chuyện cũ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn Nhà nước". Ngoài ra, VDSC cũng khuyên các nhà đầu tư phân bổ một phần danh mục và trái phiếu hoặc tiền gửi, khi lãi suất đang có dấu hiệu tiếp tục tăng.
Trên bình diện rộng hơn, ông Patrick Ho, chiến lược gia trưởng của HPB, ở thị trường Bắc Á, nhận định: "Khi thị trường biến động mạnh và những căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, chúng tôi sẽ tập trung vào những cổ phiếu ở châu Á tăng trưởng chất lượng. Chúng tôi kỳ vọng những doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao, khả năng sản sinh ra dòng tiền tự do ấn tượng, bảng cân đối lành mạnh, triển vọng sinh lời hiển hiện thì mới có thể vượt qua những cơn gió ngược của thị trường và gia tăng giá trị cho cổ đông".
Theo nhipcaudautu.vn
Lãi suất, tỷ giá biến động ra sao trong năm 2019? Theo dự báo của Công ty chứng khoán MB (MBS), sang năm 2019, áp lực lên tỷ giá VND/USD nhiều khả năng sẽ giảm khi quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ của FED đã đến giai đoạn cuối và kinh tế Mỹ nhiều khả năng sẽ suy giảm mức độ tăng trưởng. Tỷ giá 2019 dự kiến tăng khoảng 2%...