Vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á vượt 2 triệu ca COVID-19
Indonesia hôm 21/6 ghi nhận 14.536 ca COVID-19 mới, nâng tổng số bệnh nhân tại nước này lên 2.004.445 trường hợp.
Đây cũng là mức tăng số ca bệnh trong ngày kỷ lục tại quốc gia Đông Nam Á kể từ khi dịch bùng phát.
Cũng trong hôm nay, Indonesia báo cáo thêm 294 người chết vì COVID-19. Số ca nhiễm nCoV tử vong tại nước này là 54.956 trường hợp.
Trong nỗ lực ngăn chặn đà tăng ca nhiễm tại quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, chính phủ Indonesia sẽ thắt chặt việc thực hiện giới hạn các hoạt động công cộng trong hai tuần kể từ 22/6.
Số ca mắc COVID-19 tại Indonesia vượt 2 triệu. (Ảnh: JG)
Theo đó, các hoạt động của trung tâm thương mại, chợ và nhà hàng chỉ được tối đa là 25% và thời gian mở cửa bị giới hạn đến 20h tối kể cả với hoạt động giao hàng.
Văn phòng thực hiện làm việc tại nhà với 75% số nhân viên trong vùng đỏ đại dịch và 50% ở các vùng còn lại. Các hoạt động thiết yếu khác của ngành như công nghiệp, dịch vụ cơ bản, tiện ích công cộng, các ngành quan trọng của quốc gia được duy trì với các quy trình y tế nghiêm ngặt. Chỉ thị trên hiệu lực từ ngày 22/6 đến 5/7.
Video đang HOT
Các khu vực được chỉ định là vùng đỏ của Indonesia bao gồm Kudus ở Java, Bangkalan trên đảo Madura, thủ đô Jakarta và một phần của tỉnh Riau ở đảo Sumatra.
Số ca mắc COVID-19 ở Indonesia tăng mạnh kể từ sau kỳ nghỉ lễ Eid al-Fitr của người Hồi giáo khi hàng triệu người Indonesia trở về quê hương. Sự xuất hiện của biến thể Delta nguồn gốc từ Ấn Độ ở một số khu vực, bao gồm thủ đô Jakarta đông đúc, Kudus và Bangkalan khiến tình hình dịch bệnh khó kiểm soát hơn.
Số ca bệnh tăng đột biến khiến các bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải, đồng thời làm dấy lên nỗi lo ngại về một làn sóng lây nhiễm mới. Năng lực theo dõi sự lây lan của các biến thể ở Indonesia khá hạn chế nên rất khó để đánh giá mức độ lan truyền của biến chủng Delta ở quốc gia quần đảo 270 triệu dân này.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, nếu số ca bệnh tiếp tục tăng, hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này khó lòng cầm cự. “Indonesia có thể trở thành quốc gia tiếp theo hứng chịu sóng thần COVID-19″, Dicky Budiman, nhà dịch tễ học người Indonesia tại Đại học Griffith ở Australia cho hay.
Trong khi các nhà dịch tễ học trong nước đổ lỗi cho biến chủng Delta làm tăng vọt số ca nhiễm thì giáo sư Gusti Ngurah Mahardika thuộc Đại học Udayana cho rằng việc chính quyền không siết chặt biện pháp phòng dịch, cũng như tâm lý chủ quan của người dân mới là nguyên nhân khiến dịch bệnh tồi tệ như hiện nay.
Tặng bò, gà, đất xây nhà... để người dân đi tiêm vắc xin
Tặng tiền, gà, bò, gạo và thậm chí tặng đất, tặng nhà... là những cách đang được sử dụng để khuyến khích người dân đi tiêm vắc xin ở Đông Nam Á, từ Thái Lan tới Indonesia và Philippines.
Chính quyền tổ chức bốc thăm may mắn để tặng bò cho người may mắn sau khi tiêm vắc xin COVID-19 ở huyện Mae Chaem thuộc tỉnh Chiang Mai, miền bắc Thái Lan - Ảnh: REUTERS
Tại huyện Mae Chaem ở tỉnh Chiang Mai thuộc miền bắc Thái Lan, chính quyền bắt đầu tổ chức bốc thăm may mắn để tặng bò cho những người đi tiêm vắc xin COVID-19 trong tháng này. Chiến dịch này đã cho thấy hiệu quả tại một huyện mà hầu hết dân địa phương chăn nuôi gia súc.
"Đây là món quà tuyệt vời nhất từ trước tới nay" - Hãng tin Reuters hôm 16-6 dẫn lời ông Inkham Thongkham (65 tuổi). Ông hào hứng khi được tặng một con bò cái một năm tuổi trị giá 10.000 baht (hơn 7 triệu đồng) sau khi tiêm vắc xin COVID-19.
Mỗi tuần, cứ một người tiêm vắc xin may mắn ở huyện Mae Chaem được chọn ngẫu nhiên để tặng bò và có tổng cộng 27 con bò sẽ được trao. Chính quyền địa phương cho biết cách làm này đã khích lệ hơn 50% người dân huyện Mae Chaem đi đăng ký tiêm vắc xin COVID-19. Tới nay, hơn 1.400 dân địa phương, chủ yếu người già và các nhóm gặp rủi ro cao, đã được tiêm vắc xin.
Tại Indonesia, truyền thông tuần này đăng tải nhiều hình ảnh và video cho thấy cảnh người dân ở huyện Cianjur thuộc tỉnh Tây Java xắn tay áo lên tiêm vắc xin COVID-19 và được tặng một con gà sống.
Ông Asep Saepudin, một người dân địa phương được tiêm vắc xin, chia sẻ lúc đầu ông không chắc về sự an toàn của vắc xin. "Tôi sợ nếu tiêm vắc xin tôi sẽ chết. Đó là lý do chính lúc đầu tôi sợ" - ông chia sẻ.
Người dân được tặng gà sống sau khi tiêm mũi vắc xin COVID-19 đầu tiên ở làng Sindanglaya, huyện Cianjur, tỉnh Tây Java, Indonesia hôm 15-6 - Ảnh: REUTERS
Ở Philippines, theo báo Straits Times , có nơi tặng gạo cho những người tiêm vắc xin COVID-19, có nơi vận chuyển miễn phí cho người dân tới địa điểm tiêm vắc xin. Hay thị trưởng một thị trấn gần Manila hứa tặng một con bò mỗi tháng từ tháng 9 để khích lệ người dân tiêm vắc xin từ Trung Quốc hoặc Nga, khi vắc xin bắt đầu được đưa tới.
Một thị trưởng ở tỉnh Ilocos Sur (cách thủ đô Manila 230km về phía bắc) còn hứa hẹn tặng một mảnh đất cùng một ngôi nhà vào tháng 12 tới cho người tiêm may mắn, khi ông hy vọng sẽ có đủ vắc xin được đưa tới địa phương của ông.
Trong khi đó, người tiêm vắc xin thứ 1.000.000, 2.000.000 và 3.000.000 ở Campuchia đã được trao tặng 10 triệu riel (56 triệu đồng) mỗi người.
Việc lập quỹ bồi thường để hỗ trợ những bệnh nhân gặp tác dụng phụ không mong muốn do tiêm vắc xin COVID-19 ở Malaysia và Thái Lan cũng là cách hay, giúp người dân tham gia tích cực hơn vào chiến dịch tiêm chủng ở quốc gia của họ.
Đông Nam Á đang trong một cuộc đua với thời gian để tiêm vắc xin COVID-19 cho hơn 650 triệu người. Trong bối cảnh xuất hiện các biến thể virus lây nhiễm nhiều hơn, nhất là biến thể Delta lần đầu phát hiện ở Ấn Độ, khiến số ca nhiễm tăng vọt và buộc áp dụng các biện pháp hạn chế mạnh ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống, vắc xin được xem là giải pháp lâu dài và mang tính quyết định.
Singapore là quốc gia đang có tỉ lệ người dân tiêm vắc xin cao nhất khu vực Đông Nam Á: đã tiêm cho gần một nửa trong tổng số 5,7 triệu dân với ít nhất một liều vắc xin của Hãng Pfizer-BioNTech và Moderna.
Dữ liệu: BÌNH AN tổng hợp tính tới sáng 20-6 - Nguồn: REUTERS
1,4 tỉ liều
Theo báo Straits Times , ước tính Đông Nam Á cần khoảng 1,4 tỉ liều vắc xin COVID-19 để tiêm cho toàn bộ hơn 650 triệu người của khu vực này. Một số nhà phân tích đánh giá đây sẽ là một "thách thức ghê gớm" do nhu cầu vắc xin trên toàn cầu đang vượt nguồn cung.
Hiện nay việc tiêm vắc xin tại Đông Nam Á gặp nhiều thách thức như thiếu nguồn cung, vấn đề hậu cần (đặc biệt do địa hình khác nhau ở nhiều nơi trong khu vực), tình trạng bất ổn ở Myanmar và cuộc cạnh tranh giữa phương Tây - Trung Quốc.
Nhật cạnh tranh ngoại giao vaccine với Trung Quốc Khi ngoại giao vaccine của Trung Quốc thu về thành công ở Đông Nam Á, Nhật Bản không thể đứng nhìn. Nhật Bản đang lên kế hoạch viện trợ vaccine Covid-19 cho khắp Đông Nam Á, từ Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan cho đến Việt Nam. Theo Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi, nước này chọn cách độc lập tặng các liều vaccine...