Vừng đen – vị thuốc quý ai cũng có thể mua được
Từ lâu đời, vừng đen (còn gọi hắc chi ma) đã được coi là món ăn bổ, và vị thuốc quý.
Vừng có hai loại trắng và đen, trong đó vừng đen có nhiều dược tính hơn cả nên được dùng làm thuốc chữa bệnh. Từ lâu đời, vừng đen (còn gọi hắc chi ma) đã được coi là món ăn bổ, và vị thuốc quý.
Theo y học cổ truyền, vừng đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt… Ngoài ra, hạt vừng và dầu hạt vừng được dùng để chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng.
Vừng đen
Vừng đen thường được dùng chữa một số bệnh sau:
Giữ cho da đẹp và tóc lâu bạc:
Vừng đen 500g đem phơi khô, sao chín, tán ra bột, cho vào lọ sạch dùng dần. Khi ăn, cho 1-2 thìa bột vừng vào bát, cho thêm đường tùy theo khẩu vị (nếu có đường phèn càng tốt), đổ nước sôi vào quấy đều thành chè. Chè vừng đen thích ăn lúc nào thì làm lúc ấy, ăn liên tục nhiều ngày có tác dụng rất tốt cho da, tóc; người trẻ lâu giữ được vẻ đẹp, lại chữa khỏi ho khan và táo bón.
Chữa đầy chướng bụng
(Người bệnh có cảm giác ậm ạch, sau mỗi lần ăn vào lại đầy bụng, chướng hơi bí bích không tiêu): Lấy vừng đen giã nhỏ nấu cháo và cho vào 1 cái vỏ quýt khô. Khi ăn nêm một ít muối vừa miệng. Ăn vài lần sẽ khỏi.
Video đang HOT
Chữa sản phụ thiếu sữa
Bài 1: Lấy 30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.
Bài 2: Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.
Chữa viêm mũi mạn tính
Lấy một ít dầu vừng đem đun sôi, giữ nhỏ lửa cho sôi nhẹ 15 phút. Khi nguội, đổ dầu vào lọ sạch có nút kín, dùng dần. Ngày nhỏ mũi 3 lần: mới đầu chỉ nhỏ 2-3 giọt, khi đã quen thì tăng lên 4-5 giọt. Sau khi nhỏ thuốc không cử động mạnh 2-3 phút cho dầu lan ra ngấm kỹ vào niêm mạc mũi. Dùng sau 2 tuần sẽ khỏi bệnh.
- Chữa chân tay đau buốt hơi thũng: Đây là chứng do thấp nhiệt thâm nhiễm làm chân tay đau buốt và hơi thũng. Cách chữa: lấy 40g hạt vừng đen, rang có mùi thơm, tán bột, đổ vào 40g rượu, ngâm trong một đêm, chia đều uống nhiều lần, bệnh sẽ giảm dần và khỏi.
Chữa táo bón
Bài 1: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỳ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10-20 viên, có thể dùng ở dạng thuốc sắc liều thích hợp.
Bài 2: Vừng đen, đại táo, xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Thục địa, bạch thược mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày một thang.
Mùa đông lạnh, nếu cứ ăn cam kiểu này vừa tốn tiền lại vừa sinh bệnh!
Do cam tốt nên được nhiều người tận dụng để bồi bổ, nhưng họ không đề phòng rằng cam cũng như các thực phẩm khác, đều sẽ phản tác dụng nếu dùng không đúng cách.
Cam quýt đang rộ vào mùa, giá vừa rẻ vừa ngon nên nhiều người tận dụng ăn uống hàng ngày. Đây là thói quen tốt để nâng sức đề kháng, nhất là trong mùa đông lạnh. Tuy nhiên, đừng quên bất cứ thực phẩm nào nếu lạm dụng đều có thể biến thành "độc dược".
Do cam vào vụ ngon, ngọt nên nhiều người chọn ăn bất cứ lúc nào trong ngày, kể cả khi bụng đói. Chưa kể, nhiều người còn chọn nước cam giải khát thay cho nước lọc.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, việc ăn cam quýt với một lượng quá nhiều và ăn khi bụng đói là nguyên nhân gây hại niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng quá trình tiêu hóa, gây chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy... Lạm dụng uống nhiều, uống cả buổi tối có thể gây nên chứng đi tiểu đêm, làm mất ngủ...
Để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và dinh dưỡng từ cam, quýt, các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên ăn hoặc uống một ly nước tương đương cam 200ml. Đối với phụ nữ mang thai có thể tăng lên 300ml, tương đương ăn hoặc uống một quả cam có đường kính 4,5 cm. Với trẻ nhỏ, bạn chỉ nên cho con ăn hoặc uống nửa quả cam mỗi ngày. Với quýt có kích cỡ quả nhỏ hơn, có thể ăn 2-3 quả mỗi ngày.
5 sai lầm nhiều người vẫn thường xuyên mắc phải khi ăn cam:
Ảnh minh họa
Không bỏ phần gân trắng
Phần sợi gân màu trắng trên cam gọi là mạng cam hay còn gọi là tơ cam thường có màu trắng. Nhiều người thường thích kéo hết phần gân trắng ra khỏi phần thịt quả cam. Tuy nhiên, Đông y cho rằng, gân cam có chức năng thông phế, trừ đờm, thông khí, thúc đẩy tuần hoàn máu... rất tốt cho bệnh nhân bị ho mãn tính, viêm phế quản mãn tính, bệnh mạch vành và các bệnh mãn tính.
Không uống nước cam khi ăn hải sản
Phần lớn hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent độc hại. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C sẽ chuyển hóa thành asen trioxide, hay còn gọi là thạch tín, gây ngộ độc cấp tính. Trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Không uống nước cam trước khi đi ngủ hay sau ăn no
Khi vừa ăn no, dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa thức ăn. Nếu uống nước cam trong thời điểm này khiến chức năng hoạt động của dạ dày thêm áp lực, gây tức bụng, khó chịu. Ngoài ra, nước cam có đặc tính lợi tiểu, nên nếu uống vào ban đêm dễ gây mất ngủ và dễ khiến bạn gặp ác mộng vào ban đêm.
Không uống nước cam gần với uống sữa
Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy... Nên uống sữa trước hoặc sau khi ăn cam 1 giờ.
Không uống nước cam khi uống thuốc
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nước cam chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, huyết áp, từ đó làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.
Ngoài ra, trong cam còn có chất tương tự narigin, gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc. Do vậy, tốt nhất khi bạn đang dùng kháng sinh, điều trị ung thư hay huyết áp cao thì không nên uống nước cam.
Hy hữu: Bé gái 8 tháng tuổi mang "u dạng thai" nặng 2kg Thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, bệnh viện vừa phẫu thuật thành công một trường hợp "thai trong thai" cực hiếm gặp ở bệnh nhi 8 tháng tuổi. Khối u gồm dịch và một số cấu trúc giống xương hoàn chỉnh (Ảnh: BVCC). Bệnh nhi là bé N.T.N.Q., 8 tháng tuổi, trú tại Hoằng Tiến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Theo lời...