Vùng đen Covid-19 ở Indonesia, ca nhiễm tăng vọt vì không tuân thủ giãn cách xã hội
Thành phố Surabaya có khoảng 3.000 ca nhiễm bệnh và bị xếp vào khu vực đen – mức độ cao nhất để đánh giá tình hình dịch Covid-19 ở Indonesia.
Tỉnh Đông Java hiện là tâm dịch của Indonesia. Trong đó, thủ phủ Surabaya bị coi là “vùng đen” với hơn 3.000 nhiễm nCoV.
Ông Joni Wahyuhadi là người đứng đầu lực lượng phòng chống Covid-19 của Đông Java. Vị này cho hay, các khu vực có người nhiễm virus nCoV sẽ bị đánh dấu đỏ trên bản đồ hành chính.
“Khi số lượng ca nhiễm tăng lên, màu càng đậm hơn và cuối cùng sẽ chuyển thành màu đen”, ông Joni cho hay.
Lực lượng an ninh kiểm tra sức khỏe của người đi siêu thị tại Surabaya. Ảnh: Antara
Tỉnh Đông Java có 37 đơn vị hành chính bị tô đỏ trên bản đồ. Tới ngày 7/6, tỉnh có gần 6.000 ca bệnh. Kể từ 1/5, số lượng ca nhiễm của Đông Java đã tăng 300% trong khi chỉ số tương tự ở Jakarta là 60%.
Video đang HOT
Riêng Surabaya đã chuyển sang sắc đen với hơn 3.000 ca nhiễm, số lượng người chết chiếm một phần mười.
Các trung tâm y tế ở thành phố lớn thứ hai của Indonesia đã trở nên quá tải bởi số lượng ca nhiễm mới tăng vọt. Ít nhất hai bệnh viện được dành phục vụ chữa trị Covid-19 đã quá khả năng cung cấp dịch vụ cho các bệnh nhân.
“Điều chúng ta có thể quan sát là số bệnh nhân và số giường không cân bằng”, Sutrisno, Chủ tịch Chi nhánh tại Đông Java của Hiệp hội Y tế Indonesia, nói.
Quan chức này cũng e ngại số ca nhiễm bệnh tại tỉnh trên có thể sẽ bằng hoặc thậm chí cao hơn Jakarta, tâm dịch của Indonesia hiện nay (8.000 ca).
Muhammad Fikser, phát ngôn viên của lực lượng phòng chống dịch bệnh ở Surabaya, cho hay các bệnh viện ở thành phố đang hoạt động quá công suất.
“Chúng tôi thấy tình hình ở Surabaya vẫn kiểm soát được mặc dù có những nhân viên y tế bị nhiễm virus, bởi vậy một số bệnh viện phải đóng cửa vì không thể nhận thêm người bệnh. Họ đã hết chỗ”, vị trên cho hay.
Các chuyên gia y tế cho rằng lý do dẫn tới dịch bùng phát là do sự thiếu tuân thủ giãn cách xã hội, các ổ dịch tại một trường nội trú và một nhà máy thuốc lá.
Indonesia, đất nước đông dân thứ tư thế giới, là một trong những khu vực bị virus tấn công mạnh mẽ nhất ở Đông Nam Á. Ngày 7/6, ở đây có hơn 30.000 người bệnh.
Các quan chức y tế công cộng cũng e ngại virus có thể lây lan tới những khu vực xa xôi với hệ thống y tế nghèo nàn.
Khi Đông Java trở thành điểm nóng Covid-19 mới, Tổng thống Indonesia, Joko Widodo, đã đề nghị tăng cường xét nghiệm, trong đó áp dụng cả phòng kiểm tra di động.
Indonesia tìm cách giảm tác động của Covid-19 tới các cơ quan ngoại giao
Bộ Ngoại giao Indonesia ngày 3/4 đưa ra các chính sách giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 đối với các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế.
Tại cuộc họp báo trực tuyến với hơn 120 Đại sứ quán và các tổ chức quốc tế ở Jakarta, Thứ trưởng Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ tài chính Indonesia cùng Phát ngôn Chính phủ chuyên biệt về Covid-19 đã bày tỏ đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của các nước trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát nhanh chóng tại quốc gia này.
Bộ Ngoại giao Indonesia họp trực tuyến với các cơ quan ngoại giao nước ngoài. Ảnh: Antaranews
Bộ ngoại giao Indonesia cũng truyền đạt các bước đi quan trọng của Chính phủ Indonesia, liên quan đến việc giảm thiểu tác động của Covid-19 đối với các cơ quan đại diện nước ngoài trong bối cảnh nước này vừa ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khoẻ cộng đồng và thực hiện giới hạn xã hội quy mô lớn.
Theo đó, Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia, ông Mahendra Siregar cho biết, nước này sẽ đảm bảo duy trì các dịch vụ lãnh sự cho các cơ quan đại diện nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Indonesia, cả trực tiếp và gián tiếp thông qua điện thoại hoặc trực tuyến.
Đường dây nóng xử lí các trường hợp liên quan đến Covid-19 dành cho các ngoại giao đoàn vẫn tiếp tục được tối ưu hoá. Tuy nhiên, Indonesia hạn chế người nước ngoài vào Indonesia trừ trường hợp công việc ưu tiên cao, có thẻ chứng nhận sức khoẻ không mắc Covid-19 và sẵn sàng cách ly 14 ngày tại bệnh viện chỉ định.
Trong khi đó, phát ngôn Chính phủ Indonesia chuyên biệt về Covid-19, ông Achmad Yurianto đã công bố dữ liệu mới nhất liên quan đến các ca mắc, tử vong và hồi phục do Covid-19 tại Indonesia, đặc biệt nhấn mạnh vào các trường hợp liên quan đến người nước ngoài. Tính đến sáng 3/4, Indonesia ghi nhận 1.790 trường hợp dương tính với virus SARS-COV-2, trong đó có 170 trường hợp tử vong và 112 người bình phục.
Phát ngôn viên Chính phủ Indonesia thông báo các cách thức sơ tán liên quan đến người nước ngoài, trong đó có các bệnh nhân mắc Covid-19 và các bệnh khác. Theo đó, những người bị nghi nhiễm hoặc nhiễm virus SARS-COV-2 phải được chữa trị tại cac bệnh viện chỉ định về Covid-19 ở Indonesia.
Sau khi được chữa khỏi, bệnh nhân mới được di chuyển về đất nước dưới sự bảo hộ của gia đình hoặc Đại sứ quán. Trong trường hợp khẩn cấp, có sự nhất trí của hai quốc gia thì việc sơ tán phải được thực hiện theo thủ tục sơ tán y tế. Tất cả đội ngũ y tế đón người bệnh phải có chứng nhận sức khoẻ không mắc Covid-19.
Trong khi đó, Thứ trưởng Tài chính Suahasil Nazara cho biết, Covid-19 gây ra sự suy thoái kinh tế toàn cầu, do vậy Indonesia cần thực hiện các bước đi mạnh mẽ để giảm thiểu tác động kinh tế với quốc gia này.
Theo đó, Indonesia đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 405.000 tỷ Rupiah, trong đó dành cho phục hồi kinh tế, cắt giảm thuế kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, trợ giúp xã hội và y tế cộng đồng.
Hội nghị trực tuyến của Bộ ngoại giao Indonesia kết thúc với phần hỏi đáp với các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài. Hoạt động này sẽ được tổ chức định kỳ nhằm thông báo những chính sách của Indonesia và tăng cường phối hợp trong việc xử lý Covid-19 với các cơ quan đại diện nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Indonesia./.
Hương Trà
3 yếu tố khiến Indonesia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao thứ 2 thế giới Tỷ lệ tử vong ở Indonesia chỉ đứng sau Italy (10%). Xét đến mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh tại Đông Nam Á, Indonesia vẫn là quốc gia dẫn đầu. Indonesia là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới, cao gần gấp đôi so với tỷ lệ tử vong trên toàn cầu (4,8%),...