Vùng đất tận cùng của Tổ quốc có món ăn khiến người ta phải đổ mồ hôi, chảy nước mắt
Một món đặc sản của Cà Mau hấp dẫn với sự đối lập giữa cái béo thơm và vị cay the độc đáo.
Bánh tằm là món ăn của các tỉnh Nam Bộ đã tạo ấn tượng vị giác đối với thực khách khắp nơi. Nhưng có lẽ chẳng ai ngờ món không chỉ có một phiên bản trắng trong, béo thơm như thường thấy. Về vùng đất tận cùng của tổ quốc, tỉnh Cà Mau, bạn sẽ được dịp hít hà trong vị cay the xé lưỡi hoà quyện ở làn nước sốt béo ngậy rất độc đáo của biến tấu bánh tằm cay.
Người dân Cà Mau thưởng thức bánh tằm bất kể là thời điểm nào. Họ có thể dùng như bữa ăn chính để no bụng hay những lúc xế chiều muốn tìm món gì nhâm nhi đỡ buồn thì bánh tằm cũng được tận dụng. Đối với bánh tằm cay, có hai lựa chọn dành cho thực khách là bánh tằm cà ri gà hay bánh tằm cà ri xíu mại.
@picasquynh115
Dù cho bạn có phân vân giữa hai hương vị trên thì hãy nhớ điểm chung của món chính là cái cay xé lưỡi từ làn nước sốt cà ri đậm đà. Khó ăn, kén vị là thế nhưng bánh tằm cay lại tạo nên ấn tượng khó phai trong lòng thực khách. Bởi món mang đến một hương vị rất mộc mạc và gần gũi với ẩm thực miền quê Việt Nam.
Video đang HOT
Tuy nhìn bề ngoài sợi bánh tằm trong trắng mịn như bún, nhưng xét về hương vị và hình dáng thì chúng khác nhau hoàn toàn. Bánh tằm có độ dày và to tròn hơn, vì người ta nắn chúng bằng tay cùng lượng bột đầy và chắc. Bởi thế mà khi ăn, bánh tằm đậm mùi bột gạo, có độ dai cứng và không dễ bị nhũn khi chan ngập sốt. Khi đã điểm tô rau sống, giá, thịt gà hoặc xíu mại thì người ta sẽ chan nước cà ri sánh đặc đều khắp phần ăn. Không còn là màu trắng nõn beo béo kiểu truyền thống, bánh tằm cay lại nổi bật với màu đỏ vàng từ cà ri và nồng nàn mùi thơm dậy lên nức mũi.
Bánh tằm trông bình dân, mộc mạc, thế nhưng không phải dễ chế biến. Để tạo được điểm nhấn từ sắc đến vị thì đòi hỏi người thợ phải gia giảm nguyên liệu sao cho thật chuẩn xác. Sốt cà ri ngon nhất là khi đủ đầy các gia vị như đinh hương, bột nghệ, quế chi, đại hồi và bột ớt khô. Nhờ rang sơ qua chảo nóng nên chúng lan toả một mùi thơm và hài hoà trong món ăn.
Đến viên xíu mại trông nhỏ nhắn thế thôi cũng phải cân bằng giữa nạc và mỡ. Sau khi nêm nếm vừa vặn thì nắn thành từng viên, cái hay là khi kết hợp cùng nước cà ri thì xíu mại không bị át mùi mà phải kết hợp ăn ý cùng độ đậm đà và cay the của sốt. Nếu thịt gà mang đến cái dai dai hấp dẫn thì xíu mại lại tạo ấn tượng với vị thịt ngọt, vị mỡ béo hoà trộn trong miệng.
@thoai_duy, @ngua_tynn
Đương nhiên điểm nhấn chủ yếu của món ăn này là cái cay toát mồ hôi. Có lẽ do thành phần chứa ớt bột lại được nấu sệt, đặc nên độ nồng nàn cứ được dịp lan khắp cổ họng. Nhưng chúng không làm mất đi độ béo, độ ngọt nền tảng của món. Hít hà trong làn sốt nong nóng, đọng lại cổ họng là vị chua – ngọt – mặn hài hoà đan xen vào nhau.
@tun_teppi, @khacvinh1808
Làm người ta phải chấm mồ hôi, chảy nước mắt khi thưởng thức là thế nhưng ai một lần nếm thử hương vị này cũng đều phải “vét sạch” đĩa món cho thoả lòng. Chẳng cần cầu kì nguyên liệu, bánh tằm cay như gói ghém trọn vẹn nét đặc sắc của nền ẩm thực bình dị, dân dã từ vùng đất Cà Mau chân chất.
Theo Tri Thức Trẻ
Bánh sắn cay thơm thơm bùi bùi
Miếng bánh sắn ăn nóng hổi, vừa thơm mùi sắn, bùi vị dừa, cay vị sả ớt, làm món ăn vặt hay món tráng miệng đều hợp.
Nguyên liệu:
- 0,5 kg sắn
- Một quả dừa khô
- Bột nghệ hoặc bột cà ri
- Bột năng
- Sả, ớt.
Cách làm:
- Sắn bỏ vỏ rửa sạch ngâm nước vài tiếng. Sau đó mài nhuyễn, dùng miếng vải mỏng vắt bỏ nước.
- Dừa lấy một chén nước cốt.
- Cho sắn vào tô với nước cốt dừa, 2 thìa cà phê đường, hơn một thìa cà phê muối, ớt khô hoặc tươi, sả băm, ít bột năng, 2 thìa bột nghệ trộn đều tất cả.
- Chảo nóng cho dầu vào, nặn bánh thành những viên dài hoặc tròn tuỳ thích. Cho vào dầu nóng, chiên vàng giòn. Bánh chín cho ra rây hoặc giấy thấm dầu. Bánh nóng ăn sẽ ngon hơn.
Theo VnE
Những quán bánh mì chảo 'ngon điên đảo' ở Sài thành Bạn không chỉ thưởng thức món ăn đậm đà hương vị, là sự kết hơp hài hòa của các nguyên liệu như pa tê, thịt nguội, trứng, nước sốt... Bánh mì chảo 60 năm vẫn giữ hương vị truyền thống Món ăn bình dị này có mặt ở Sài thành vào năm 1958, ban đầu quán tọa lạc tại số 511 Phan Đình...