Vùng đất dân trồng thứ rau nước tốt vù vù, chưa hái xong lái đã đứng ở đầu bờ giục nhanh lên
Mô hình trồng rau nhút tại ấp Cái Đuốc Lớn, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, ( tỉnh Kiên Giang) thời gian qua với hiệu quả kinh tế cao đang được địa phương tìm cách nhân rộng để bà con nông dân có thêm hướng sản xuất mới, góp phần phát triển kinh tế gia đình.
Nhờ trồng rau nhút gần 7 năm nay, gia đình anh Lâm Quốc Minh, ấp Cái Đuốc Lớn, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã dần ổn định kinh tế, giúp tăng thêm thu nhập.
Mô hình trồng rau nhút giúp nông dân xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang có hiệu quả kinh tế ổn định. Ảnh: Hồng Đạt – TTXVN
Anh Minh cho biết, trước đây gia đình mua rau nhút về ăn, do cọng rau dài nên phần còn dư anh mang trồng thử. Chỉ sau một thời gian ngắn, rau nhút lan ra và lớn nhanh, anh quyết định chuyển đổi 2 công đất lúa (khoảng 2.000 m2) trồng thử nghiệm mô hình rau nhút.
Sau vụ đầu, rau nhút phát triển tốt nhờ phù hợp với thổ nhưỡng vùng đất Ngọc Chúc. Anh Minh nhận thấy chi phí trồng rau nhút thấp, năng suất cao, đầu ra ổn định nên mạnh dạn chuyển tiếp hai công đất còn lại sang trồng toàn bộ rau nhút.
Do canh tác lúa nhiều vụ kém hiệu quả không ổn định, giá lúa lại bấp bênh, anh Minh quyết định chuyển toàn bộ hai công đất lúa còn lại của gia đình sang trồng rau nhút với tổng diện tích 4 công (khoảng 4.000 mét vuông).
Video đang HOT
Anh Lâm Quốc Minh, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang thu hoạch rau nhút. Ảnh: Hồng Đạt – TTXVN
Anh Lâm Quốc Minh cho biết, để rau nhút có năng suất cao trước khi thả rau nhút cần dọn lại nền đất, tiêu độc khử trùng, và phơi mặt để hạn chế tối đa mầm bệnh. Mỗi hàng rau cách nhau từ 1 – 2 m. Rau nhút trồng 20 ngày là bắt đầu cho thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài hơn một tháng.
Theo anh Minh, rau nhút là loại cây khó trồng, rất dễ bị ốc bám và các loại sâu đục thân, sâu cuốn lá phá hại. Rau nhút cũng nhạy với các loại thuốc nên phải tìm hiểu mới sử dụng cho hợp lý. Nếu có xịt thuốc thì phải xịt xoay vòng theo từng luống, rồi để sau 15 ngày mới cắt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tuyệt đối không được dùng các loại thuốc giúp cho rau giòn hoặc thân rau to.
Đặc biệt, để cây rau nhút phát triển tốt, xanh tươi, cần phải thả nhiều bèo tấm nhằm tạo độ mát cho mặt ao; đồng thời, người trồng phải thường xuyên theo dõi độ tăng trưởng của rau nhút để kịp thời phát hiện dịch bệnh.
Rau nhút thu hoạch hàng ngày và hiệu quả hơn hẳn cây lúa, từ lúc trồng tới lúc thu hoạch được là khoảng 20 ngày. Trên diện tích 4 công trồng rau nhút, anh Minh chia làm nhiều khu vực để cắt xoay vòng theo từng ngày, bình quân cắt được 50 kg/ngày. Giá rau nhút dao động 8.000 – 10.000 đồng/kg, một ngày gia đình anh Lâm Quốc Minh thu nhập 400.000 – 500.000 đồng.
Thương lái đến xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang thu mua rau nhút. Ảnh: Hồng Đạt – TTXVN
Bên cạnh đó, anh Minh còn tận dụng trồng xen thêm cù nèo (một loại rau có nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long). Thu nhập từ cù nèo mỗi tháng cũng mang lại 1,5 – 2 triệu đồng. Từ một hộ thuộc diện khó khăn, gia đình anh Minh đã vươn lên thành hộ trung bình khá tại địa phương, có lợi nhuận để ổn định kinh tế và trang trải chi phí cho con cái ăn học.
Ông Mai Viễn Biến, Phó Trưởng ấp Cái Đuốc Lớn, xã Ngọc Chúc, mô hình trồng rau nhút chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả của gia đình anh Lâm Quốc Minh đã trở thành điển hình để nhân rộng tại địa phương. Không chỉ chí thú làm ăn để vươn lên phát triển kinh tế gia đình, anh Minh còn luôn sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ về kỹ thuật trồng rau nhút cho bà con trong vùng.
"Con trời ơi" là loài gì mà nông dân nuôi cá tỉnh Kiên Giang khiếp sợ?
"Con trời ơi" - là sinh vật lạ chưa được định danh, thường xuất hiện và gây chết hàng loạt đối cá nuôi lồng bè quanh các đảo trên vùng biển Kiên Giang.
Tiến sĩ Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN PTNT Kiên Giang vừa có công văn gửi Sở KH-CN tỉnh về rà soát, lựa chọn nhiệm vụ khoa học công nghệ ưu tiên thực hiện từ năm 2021, đối với 8 đề tài, dự án.
Trong đó, có đề tài nghiên cứu định danh, khảo sát chu kỳ xuất hiện và đề xuất giải pháp hạn chế tác hại của sinh vật lạ - "con trời ơi" ảnh hưởng đến nghề nuôi cá lồng bè quanh các đảo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
"Con trời ơi" nổi lên từ đáy biển, xuất hiện với số lượng rất lớn, làm cá chết hàng loạt chỉ trong thời gian ngắn, là nổi ám ảnh đối với ngư dân nuô cá lồng bè trên biển tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.
Mục tiêu là thu thập mẫu vật (mỗi đợt xuất hiện sẽ thu thập từ 10 - 15 mẫu), gửi đến các Viện, Trường để nghiên cứu, định danh được sinh vật lạ. Xác định được thời gian và địa điểm sinh vật lạ thường xuất hiện trong ba năm liên tục, nghiên cứu đặc điểm sinh học để có giải pháp phòng trừ hiệu quả.
Mở các lớp tập huấn cho ngư dân tại các xã đảo có nuôi cá lồng bè nắm được thời gian xuất hiện, địa điểm hay xuất hiện và các giải pháp phòng trừ hiệu quả đối với sinh vật lạ.
"Con trời ơi" - là sinh vật lạ chưa được định danh, thường xuất hiện và gây chết hàng loạt đối cá nuôi lồng bè quanh các đảo trên vùng biển tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Ngư dân cung cấp.
Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu là trong 3 năm, từ 2021 - 2023, với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ.
Theo ghi nhận của Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Kiên Giang, từ năm 2016 cho đến nay, sinh vật lạ (do chưa được định danh nên ngư dân gọi là "con trời ơi") đã xuất hiện nhiều lần, tại một số khu vực nuôi cá lồng bè tập trung thuộc huyện Kiên Hải, Kiên Lương... vào thời gian có gió Nam thổi, khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Sinh vật lạ này xuất hiện vào thời điểm không có dòng chảy, khoảng nửa đêm đến gần sáng, lặn mất khi trời sáng.
Ngư dân khi thấy "con trời ơi" xuất hiện thường dùng các biện pháp thủ công để xua đuổi chúng chứ chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.
Sinh vật lạ - "con trời ơi" nổi lên từ đáy biển, xuất hiện với số lượng rất lớn, dày đặc gần mặt nước, tiết nhiều chất nhầy nhớt nổi lên mặt nước, chất nhầy nhớt bám vào lưới lồng làm giảm lượng nước lưu thông, bám vào mang cá làm cản trở hô hấp. Vì vậy, cá có nhu cầu oxy cao, sống gần tầng nước mặt sẽ bị ảnh hưởng nặng, làm cá chết hàng loạt chỉ trong thời gian ngắn, gây thiệt hại lớn cho ngư dân.
Hiện vẫn chưa có giải pháp phòng trừ sinh vật lạ này một cách hiệu quả. Ngư dân khi thấy "con trời ơi" xuất hiện thường dùng các biện pháp thủ công như sục khí để cung cấp thêm oxy cho cá, quạt nước hoặc dùng máy bơm nước áp lực lớn để xịt rửa lưới lồng và xua đuổi chúng.
Kiên Giang: Tiếp nhận và bàn giao 2 xe cứu thương do KUFO vận động tài trợ Chiều ngày 11/8, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Kiên Giang (KUFO) phối hợp với Sở Y tế tỉnh Kiên Giang và Công ty cổ phần Nhiên liệu Bay Petrolimex trao tặng 2 xe cứu thương chất lượng cao cho Trung tâm Y tế huyện Giang Thành và Trung tâm Y tế huyện Kiên Lương. Phát biểu tại buổi lễ, bác sỹ...