Vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng-Điện Biên hôm nay

Theo dõi VGT trên

Năm tháng qua đi, vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng cũng đã khoác lên mình một màu áo mới, đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc ở các bản làng vùng cao nơi đây đã đổi thay.

Vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng-Điện Biên hôm nay - Hình 1

Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ trở thành điểm tham quan du lịch thu hút du khách mỗi khi đến thăm vùng đất lịch sử. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Nằm trên địa bàn xã Mường Phăng (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ là địa điểm thứ 3 và là địa điểm cuối cùng đặt cơ quan đầu não của quân đội ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tại nơi này, bằng tài thao lược quân sự của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra những quyết sách đúng đắn để làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.”

Trải qua 66 năm, Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn được gìn giữ, bảo tồn vẹn nguyên, là biểu tượng của đỉnh cao trí tuệ quân sự và khí phách anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Năm tháng qua đi, vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng cũng đã khoác lên mình một màu áo mới, đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc ở các bản làng vùng cao nơi đây đã đổi thay.

Mường Phăng – Nơi đặt cơ quan đầu não của quân đội ta

Trong những ngày tháng 5 lịch sử, chúng tôi trở lại Mường Phăng. hành trình tham quan Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ của chúng tôi có sự góp mặt của nhân viên Tổ quản lý bảo vệ di tích, anh Lò Văn Ánh, người dân tộc Thái.

Vượt qua thung lũng Mường Phăng, nơi thảm lúa đang chín vàng, qua những bản làng của Cộng đồng dân tộc Thái, chúng tôi đến Sở Chỉ huy Chiến dịch. Trưa tháng 5 ở vùng lòng chảo tứ bề là núi cao thật oi bức nhưng khí hậu trên con đường dài gần 1 km dẫn sâu vào khuôn viên Sở Chỉ huy thật mát mẻ, dễ chịu. Lý giải về điều này, anh Lò Văn Ánh, nhân viên Tổ quản lý, bảo vệ di tích cho hay: “Nhiệt độ ở khuôn viên Sở Chỉ huy Chiến dịch khi nào cũng chênh lệch từ 3 đến 5 độ C so với bên ngoài vùng lòng chảo Mường Phăng. Chính những tán rừng của đại ngàn Mường Phăng và những con suối nhỏ đã điều hòa khí hậu, tạo cảm giác dễ chịu cho du khách khi đặt chân vào khu di tích.”

Anh Lò Văn Ánh cho biết thêm: “Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ được xây dựng dọc theo con suối nhỏ dưới chân núi Pú Đồn, ẩn dưới tán rừng đại ngàn, được bố trí thành một hệ thống liên hoàn, bao bọc trước sau, có hầm hào, lán trại thuận tiện, phù hợp với tốc độ làm việc khẩn trương, vừa đảm bảo bí mật, an toàn tuyệt đối của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xét về phương diện địa lý, Sở Chỉ huy Chiến dịch cách Trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch ở thung lũng Mường Thanh gần 20km theo đường chim bay và gần 40 km đường đi bộ.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ Chỉ huy Chiến dịch của quân đội ta đã đóng chân tại đây 105 ngày, từ ngày 31/1/1954 đến ngày 15/5/1954. Trước đó, địa điểm thứ nhất của Sở Chỉ huy đặt tại hang Thẩm Púa (xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) trong thời gian 32 ngày, từ ngày 17/12/1953 đến 17/1/1954. Địa điểm thứ 2 đặt tại bản Huổi He (xã Nà Tấu, nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ) trong thời gian 13 ngày, từ ngày 18/1/1954 đến 30/1/1954.

Trên con đường phủ một lớp mỏng rêu xanh, chúng tôi được tham quan hệ thống lán, trại, hầm hào công sự của Sở Chỉ huy Chiến dịch; từ lán làm việc của Ban thông tin; lán ở, làm việc và hầm của Trưởng Ban thông tin đến lán tác chiến, Hội trường giao ban…

Theo anh Lò Văn Ánh, nhân viên Tổ quản lý, bảo vệ di tích, các lán làm việc của các cơ quan trong Sở Chỉ huy là những lán nhỏ giấu mình dưới tán cây rừng nguyên sinh. Dưới nền của các lán là những căn hầm nhỏ, trên nắp hầm lát những cây gỗ tròn chắc chắn để đề phòng máy bay hoặc pháo sáng của địch bắn tới.

Nằm sâu trong Sở chỉ huy là Lán làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lán có diện tích 18 m2 được làm bằng vật liệu khai thác tại chỗ. Bên ngoài liếp nứa của lán được che thêm những tấm cỏ gianh để tránh gió lùa và giấu bớt ánh sáng về đêm.

Vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng-Điện Biên hôm nay - Hình 2

Một góc vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng nhìn từ trên cao. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Từ Lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thông sang Lán của tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái là đường hầm xuyên núi dài 69m. Hầm cao 1,7m, rộng từ 1 đến 3m, giữa hầm có một phòng họp. Hầm xuyên núi là công trình lớn nhất ở Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ do Trung đội Công binh thực hiện và hoàn thành trong 28 ngày đêm liên tục, được đưa vào sử dụng từ ngày 15/4/1954 giữa đợt tấn công thứ 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Những năm qua, công tác bảo vệ di tích, bảo vệ rừng, cảnh quan khu sinh cảnh di tích luôn được các cấp ngành, chính quyền địa phương và đơn vị liên quan chung tay thực hiện.

Anh Lò Văn Ánh, nhân viên Tổ quản lý, bảo vệ di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ cho biết: “Những năm qua, dù là ngày thường hay những dịp lễ, Tết, chúng tôi luôn chủ động trong công tác quản lý bảo vệ, quét dọn vệ sinh, phòng cháy chữa cháy và an ninh trật tự trong khu di tích. Đặc biệt, việc bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức để phục vụ du khách cho đội ngũ thuyết minh viên cũng được quan tâm hơn.”

Sáu mươi sáu năm trôi qua, di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ được gìn giữ, bảo vệ nguyên vẹn, trường tồn với thời gian và trở thành Di tích cấp quốc gia đặc biệt mà mỗi người dân Việt Nam cũng đều muốn đến để tham quan, tìm hiểu về lịch sử, cội nguồn.

Đổi thay vùng căn cứ địa cách mạng

Địa hình Mường Phăng là một thung lũng trải dài, bao bọc xung quanh là núi cao, được tắm mát bởi các dòng suối Pá Hốc Khiều (rừng tre xanh), Huổi Luông, hồ Pá Khoang (rừng trúc) nên hàng trăm năm trước, người Thái đã tìm đến vùng đất này định cư, lập bản, khai khẩn ruộng hoang.

Theo số ít cụ cao niên trong xã Mường Phăng còn sống kể lại, cuối năm 1953, thời điểm địch cho quân nhảy dù tăng cường cho Mặt trận Điện Biên Phủ, chúng bố trí lực lượng, lập đồn bốt ở khắp mọi ngả đường vào trận địa và cho máy bay quần thảo khắp nơi nhằm chặt đứt mọi đường tiếp tế lương thực, nhu yếu phẩm và hậu cần cho quân đội Việt Nam.

Video đang HOT

Thời điểm này, người dân Mường Phăng cũng đã tham gia quyên góp, ủng hộ bộ đội gần chục tấn gạo và nhiều gia súc; nhiều người dân trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn đã tình nguyện xin đi vận chuyển quân lương.

Khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp chuyển địa điểm đóng chân của Sở Chỉ huy Chiến dịch từ bản Huổi He (xã Nà Tấu) về Mường Phăng (từ ngày 31/1/1954 đến ngày 15/5/1954) thì người dân thuộc cộng đồng các dân tộc ở Mường Phăng lại chung tay đóng góp sức người, sức của cùng lực lượng công binh khảo sát địa hình để xây dựng Sở Chỉ huy; làm giao liên; quyên góp lương thực, thực phẩm ủng hộ bộ đội; giữ bí mật cho quân ta xây dựng căn cứ và tham gia khai thác đá mở đường cho chiến dịch, góp phần đảm bảo Chiến dịch toàn thắng.

Ông Lò Văn Lả, bản Che Căn, xã Mường Phăng cho biết sau năm 1954, đời sống của bà con dân ở các bản gặp rất nhiều khó khăn do nhà cửa, ruộng vườn, gia súc gia cầm còn ít. Bản làng khi đó cũng thưa thớt, nằm cách xa nhau hàng giờ đồng hồ đi bộ qua những lối mòn cắt rừng, vắt qua đồi núi. Nhiều năm sau khi kết thúc Chiến dịch Điện Biên Phủ, người dân tăng gia sản xuất, khai hoang ruộng nương, dần đẩy lùi cái đói, cái nghèo. Khi đời sống no ấm hơn người dân ở các bản làng đã bảo tồn được những giá trị văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng, các làng nghề truyền thống như ngày hôm nay.

Vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng-Điện Biên hôm nay - Hình 3

Đường đến các thôn bản được đổ bêtông sạch đẹp. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Về Mường Phăng hôm nay, đi trên các con đường bê tông đấu nối các thôn bản, ngắm nhìn khung cảnh bản làng yên bình tựa lưng vào núi, soi mình bên suối, chứng kiến hệ thống điện, đường, trường, trạm, hòa mình vào những hoạt động hối hả của người dân càng cảm nhận rõ hơn nhịp sống mới của Mường Phăng – xã nằm ngoài vùng ngoài lòng chảo Mường Thanh.

Ông Mùa A Kềnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên cho biết: Sau chặng đường 66 năm, điều nổi bật nhất và là niềm vui đối với cấp ủy, chính quyền cũng như người dân địa phương đó là vấn đề xóa đói giảm nghèo, đời sống kinh tế của bà con nhân dân trên địa bàn đã có nhiều bước đổi thay.

Hiện nay, xã Mường Phăng chỉ còn 8% hộ nghèo. Xã đã về đích thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Trong một vài năm tới, chúng tôi phấn đấu đẩy mạnh thực hiện việc xóa đói giảm nghèo, đưa tỉ lệ hộ nghèo của xã giảm mạnh, bền vững.

Là 1 trong 13 xã vùng ngoài lòng chảo Mường Thanh, cuối năm 2019, xã Mường Phăng có hơn 1.100 hộ dân với gần 5.300 nhân khẩu thuộc cộng đồng các dân tộc Mông, Thái, Kinh sinh sống ở hơn 20 thôn, bản. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 30 triệu đồng/năm; 99,1% số hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định; hơn 80% thôn, bản đạt danh hiệu thôn bản văn hóa.

Toàn xã có hơn 520 ha lúa 2 vụ, nâng tổng sản lượng lương thực đạt hơn 2.800 tấn/năm, bình quân đầu người đạt hơn 5.5 tạ/người/năm; có 200 ha diện tích trồng ngô, sắn… gần 30 ha rau màu các loại, hơn 63 ha nuôi trồng thủy sản, gần 40 ha cây ăn quả.

Mường Phăng hôm nay đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh, phá vỡ thế độc canh cây lúa khi phát triển nhiều mô hình chăn nuôi cá, gia súc, gia cầm; mở rộng diện tích, quy mô trồng các loại cây ăn quả “đặc hữu” vùng miền như hồng, mắc cọp, mận, sơn tra; đẩy mạnh các loại hình du lịch để tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế bền vững… Bên cạnh đó, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc cũng được chính quyền, người dân nỗ lực thực hiện.

Từ lợi thế, tiềm năng du lịch khi có nhiều di tích thuộc Quần thể di tích cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, những năm tới, Mường Phăng sẽ khai thác tối đa nguồn lợi này.

Ông Mùa A Kềnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên cho biết: “Chúng tôi sẽ chú trọng phát huy các giá trị của di tích cũng như bảo tồn các điểm di tích để phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm, học tập. Trên cơ sở đó, nhân dân trên địa bàn sẽ có cơ hội để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo từ dịch vụ du lịch.”

Mường Phăng – vùng căn cứ địa hôm nay đang từng bước chuyển mình. Đó là thành quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Mường Phăng đã đoàn kết, chung tay quyết tâm phấn đấu để đưa một xã khó khăn vùng ngoài lòng chảo ngày càng phát triển, đời sống người dân ấm no hơn, xứng danh với vùng đất lịch sử./.

Vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng-Điện Biên hôm nay - Hình 4

Thành phố Điện Biên Phủ trên đà phát triển. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng-Điện Biên hôm nay - Hình 5

Di tích đồi A1 năm xưa nay đã được phủ xanh. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng-Điện Biên hôm nay - Hình 6

Các điểm di tích chiến trường xưa trở thành điểm đến du lịch của nhiều du khách. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng-Điện Biên hôm nay - Hình 7

Các lễ hội được phục dựng và gìn giữ phục vụ đời sống tâm linh của người dân. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng-Điện Biên hôm nay - Hình 8

Thế hệ trẻ thắp nến tri ân những Anh hùng đã ngã xuống trên mảnh đất lịch sử. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng-Điện Biên hôm nay - Hình 9

Sân bay Điện Biên Phủ đang được chuẩn bị mở rộng để đón du khách đến với vùng đất lịch sử anh hùng. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng-Điện Biên hôm nay - Hình 10

Phát triển du lịch Homestay đã giúp Điện Biên đang ngày càng đổi thay. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng-Điện Biên hôm nay - Hình 11

Lòng chảo Mường Thanh nổi tiếng với cánh đồng rộng lớn. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng-Điện Biên hôm nay - Hình 12

Niềm vui được mùa trên cánh đồng Mường Thanh. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng-Điện Biên hôm nay - Hình 13

Mô hình trồng rau sạch cung cấp rau cho thị trường trong tỉnh. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng-Điện Biên hôm nay - Hình 14

Một mô hình nuôi thỏ giúp người dân tăng thêm thu nhập cho gia đình. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Nâm Nung- Căn cứ địa cách mạng huyền thoại!

Căn cứ địa cách mạng Nâm Nung, nay thuộc xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, được coi là một địa danh huyền thoại trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược.

Vượt qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ, đồng bào các dân tộc nơi đây đang ra sức xây dựng quê hương cách mạng ngày càng giàu mạnh, cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Địa danh huyền thoại

Căn cứ địa cách mạng huyền thoại Nâm Nung (còn gọi là căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV) gồm hai địa điểm Bắc Nâm Nung và Nam Nâm Nung thuộc địa bàn huyện Krông Nô và huyện Đắk Glong.

Nâm Nung- Căn cứ địa cách mạng huyền thoại! - Hình 1

Tượng đài đoàn kết, chiến thắng tại căn cứ địa Cách mạng Nam Nung

Căn cứ kháng chiến Nâm Nung thuộc vùng đất Cao Nguyên có địa hình hiểm trở, nhiều đồi núi, rừng rậm nguyên sinh, với đỉnh cao nhất 1.546m so với mực nước biển, tạo thế liên hoàn theo hướng Đông Nam. Từ Nâm Nung nối liền xã Nâm Xoni (căn cứ vững chắc của huyện Khuyên Đức) nối liền dãy núi Tà Đùng, phía tây dãy Tà Đùng là xã Quảng Khê (huyện Đắk Glong), phía nam là căn cứ kháng chiến của tỉnh Lâm Đồng, tạo thành một địa thế hiểm trở, vững chắc, thuận lợi cho việc xây dựng, đóng quân và bảo toàn lực lượng cách mạng.

Nâm Nung- Căn cứ địa cách mạng huyền thoại! - Hình 2

Những ngôi trường khang trang, sạch sẽ đảm bảo nhu cầu dạy và học cho đồng bào trong thời kỳ đổi mới

Địa bàn căn cứ Nâm Nung tập trung nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc M'nông chiếm đa số, họ là người bản địa và sống quần tụ lâu đời nhất ở đây.

Năm 1905, thực dân Pháp chính thức bãi bỏ chế độ "Sơn phòng" của triều đình nhà Nguyễn, trực tiếp đảm nhiệm các vấn đề về kinh tế, chính trị và an ninh trên địa bàn lãnh thổ các tỉnh Tây Nguyên.

Dưới những chính sách bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp, trên mọi lĩnh vực đã vấp phải sự kháng cự, chống trả quyết liệt của các dân tộc trên toàn miền sơn nguyên. Trước nguy cơ bị cướp đi cuộc sống tự do, độc lập mà tổ tiên gìn giữ các dân tộc tại đây đã lẻ tẻ, hoặc liên minh với nhau chống lại bọn thực dân xâm lược.

Nâm Nung- Căn cứ địa cách mạng huyền thoại! - Hình 3

Người Phụ nữ M'nông tươi cười bên cánh đồng lúa xanh ngát

Tiêu biểu cho phong trào chống thực dân xâm lược, là cuộc khởi nghĩa do N'Trang Gưh lãnh đạo (1900-1914) và đỉnh cao phong trào chống thực dân Pháp xâm lược của đồng bào M'nông dưới sự lãnh đạo của N'Trang Lơng kéo dài từ (1912-1936).

Từ khi lãnh đạo phong trào chống Pháp N'Trang Lơng đã xây dựng căn cứ địa kháng chiến tại thung lũng rừng già Bu Siết, thuộc núi Nâm Nung. Căn cứ Nâm Nung trở thành nơi tập hợp quân lực, huấn luyện và xây dựng lực lượng vững chắc.

Nâm Nung- Căn cứ địa cách mạng huyền thoại! - Hình 4

Những cánh đồng lúa xanh mướt, phủ xanh khắp Bon làng

Với phong trào do N'Trang Lơng lãnh đạo đã dành được nhiều chiến thắng vang dội, vì thế quân Pháp đã có âm mưu tập trung lực lượng ra sức tìm kiếm để tiêu diệt bằng được N'Trang Lơng, nhằm dập tắt phong trào đấu tranh chống Pháp.

Tháng 10/1931, quân Pháp tập hợp lực lượng đông đảo nhằm tiêu diệt phong trào do N'Trang Lơng lãnh đạo, trước tình thế bất lợi đó, nhằm bảo toàn lực lượng, nghĩa quân quyết định rút sâu về dãy núi Nâm Nung lập căn cứ. Tại đây, nghĩa quân đã đào hầm chông, giếng chông làm bẫy đá...tạo thành một địa bàn "bất khả xâm phạm".

Không những thế N'Trang Lơng đã kêu gọi đồng bào bản địa cùng tham gia kháng chiến, bỏ làng vào rừng, bất hợp tác với giặc Pháp. Với sự kêu gọi đó đồng bào đã hăng hái tham gia, sẵn sàng bỏ làng, quyên ghóp lương thực, thực phẩm để cùng nghĩa quân chống kẻ thù.

Nâm Nung- Căn cứ địa cách mạng huyền thoại! - Hình 5

Những cơ sở kinh doanh, buôn bán mọc san sát đang từng bước làm thay đổi cuộc sống nơi vùng đất căn cứ Cách mạng

Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi vẻ vang, nhân dân Tây Nguyên ngày càng củng cố thêm niềm tin dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Căn cứ huyền thoại Nâm Nung, một lần nữa cùng cả nước tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược (1954-1975). Với lợi thế về rừng núi hiểm trở, địa bàn Nâm Nung là nơi tiến công, bám ấp, đóng, trú quân an toàn và bí mật. Đồng bào nơi đây một lòng hướng về sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng chiến đấu, sản xuất cung cấp lương thực cho lực lượng quân đội đóng trên địa bàn.

Có thể thấy, địa thế căn cứ kháng chiến Nâm Nung đã đảm bảo hội tụ được các yếu tố "địa lợi và nhân hòa", vững chắc trong bố phòng, thuận lợi trong công tác chỉ đạo tiến công, phát triển chiến tranh nhân dân, là yếu tố mang tính sống còn cho Đảng bộ và nhân dân qua các thời kỳ kháng chiến chống các cường quốc xâm lược.

Nâm Nung vươn mình trong thời kỳ mới

Những ngày đầu tháng 4, dưới tiết trời Tây Nguyên nắng gắt chúng tôi có dịp đặt chân lên mảnh đất sơn nguyên huyền thoại với nhiều câu chuyện khởi sắc về cuộc sống người dân nơi đây trong thời kỳ đổi mới.

Nâm Nung- Căn cứ địa cách mạng huyền thoại! - Hình 6

Những cánh đồng lúa xanh mướt, căng tràn sức sống đang tô đẹp thêm vùng đất Cách mạng Nâm Nung "huyền thoại".

Cuộc sống kinh tế, xã hội, văn hóa của nhân dân, đồng bào nơi đây ngày càng thay da đổi thịt. Những cánh đồng lúa xanh mướt, nương rẫy cà phê trồng xen lẫn những trụ Tiêu, sầu riêng bạt ngàn phủ xanh khắp một vùng trời cách mạng.

Đón tiếp phóng viên bằng nụ cười nồng hậu, ông Dương Thành Chung, Phó chủ tịch UBND xã Nâm Nung, phấn khởi cho biết, toàn xã hiện có 1907 hộ, với hơn 7935 nhân khẩu, ( trong đó có 428 hộ, với 1917 nhân khẩu là đồng bào M'Nông), thu nhập bình quân đầu người 40 triệu đồng/người. Cuộc sống nhân dân trong xã không ngừng thay đổi, bởi được Đảng nhà nước đặc biệt quan tâm, hỗ trợ.

Hệ thống cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường trạm, các đường giao thông liên thôn, bon được trải nhựa, đổ bê tông 100%. "Bên cạnh phát triển kinh tế xã hội, mảng bảo tồn văn hóa, tín ngưỡng của người đồng bào tại chỗ được chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Văn hóa cồng chiêng, các điệu múa mang bản sắc dân tộc, đan lát thổ cẩm được gìn giữ, có kế hoạch thúc đẩy phát triển để tránh mai một." ông Chung thông tin.

Nâm Nung- Căn cứ địa cách mạng huyền thoại! - Hình 7

Những ngôi nhà xây mọc lên như nấm, sạch đẹp trên căn cứ Cách mạng Nam Nung

Dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh xã, ông Chung không ngớt lời "khoe" sự ấm cúng, nhộn nhịp về tình hình kinh doanh, buôn bán, đặc biệt về cách làm kinh tế giỏi của các hộ dân đồng bào tại chỗ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Văn Hồng, trưởng Bon (Buôn) Jarah, cho biết trong Bon có 182 hộ đồng bào dân tộc tại chỗ (người M'nông), với 789 nhân khẩu. Bon Jarah có 71 hộ gia đình được hưởng chế độ, là Bon trước đây có nhiều người con ưu tú tham gia hoạt động cách mạng. "Cuộc sống đồng bào nơi đây đã có nhiều khởi sắc, ai cũng có cơm ăn áo mặc, kinh tế ngày một khấm khá, nhà xây kiên cố ngày càng nhiều. Đạt được những thành quả như hiện nay là cả sự cố gắng phấn đấu, cống hiến không biết mệt mỏi của Đảng bộ và người dân trong Bon suốt thời gian dài. Đồng bào họ đã thay đổi nhận thức, không còn phát nương làm rẫy, du canh như ngày xưa, mà thay vào đó họ tăng giá sản xuất, trồng nhiều cà phê, cao su...Những ruộng lúa xanh mướt thay cho những cách đồng bỏ hoang hóa, kinh tế vật chất cứ thế từng ngày được nâng lên." Ông Hồng phấn khởi nói,

Chia tay xã Nâm Nung anh hùng, rong xe trên những cung đường bê tông sạch sẽ, chúng tôi không quên ngắm nhìn hai bên đường bạt ngàn cà phê, cây trái, những mái ngói, ngôi nhà khang trang nằm san sát giữa trời chiều cao nguyên gió lộng...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Những trải nghiệm tuyệt vời ở Trà Quế - làng du lịch tốt nhất thế giớiNhững trải nghiệm tuyệt vời ở Trà Quế - làng du lịch tốt nhất thế giới
08:21:13 19/12/2024
Chiêm ngưỡng 108 khúc cua đẹp như tranh vẽ trên đèo Bảo LộcChiêm ngưỡng 108 khúc cua đẹp như tranh vẽ trên đèo Bảo Lộc
07:19:11 18/12/2024
Chùa cổ ở TPHCM sở hữu nhiều kỷ lục, được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứChùa cổ ở TPHCM sở hữu nhiều kỷ lục, được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ
07:28:10 18/12/2024
Khám phá những chợ hoa Tết đặc sắc không nên bỏ lỡ mỗi dịp xuân vềKhám phá những chợ hoa Tết đặc sắc không nên bỏ lỡ mỗi dịp xuân về
07:43:49 18/12/2024
Cố đô Huế - Vùng đất của những di sản văn hóa vô giáCố đô Huế - Vùng đất của những di sản văn hóa vô giá
08:45:45 19/12/2024
Việt Nam là điểm đến có sức hút đặc biệt với khách quốc tế dịp Tết dương lịchViệt Nam là điểm đến có sức hút đặc biệt với khách quốc tế dịp Tết dương lịch
07:33:24 18/12/2024
Khách du lịch đổ về trải nghiệm băng tuyết Hắc Long Giang (Trung Quốc)Khách du lịch đổ về trải nghiệm băng tuyết Hắc Long Giang (Trung Quốc)
07:39:38 18/12/2024
Đi đâu để đón Giáng sinh lung linh như trời ÂuĐi đâu để đón Giáng sinh lung linh như trời Âu
08:35:11 18/12/2024

Tin đang nóng

Nhanh chóng xác định danh tính các nạn nhân vụ cháy quán cafeNhanh chóng xác định danh tính các nạn nhân vụ cháy quán cafe
15:51:56 19/12/2024
HOT: "Hoàng tử nụ cười" James Jirayu chính thức kết hôn với bạn gái ngoài ngành hơn 4 tuổiHOT: "Hoàng tử nụ cười" James Jirayu chính thức kết hôn với bạn gái ngoài ngành hơn 4 tuổi
15:01:10 19/12/2024
Sốc: Nữ diễn viên hạng A ly hôn không phải vì chồng ngoại tình với trợ lý, mà bị nhà chồng "hút máu" đến cùng cực?Sốc: Nữ diễn viên hạng A ly hôn không phải vì chồng ngoại tình với trợ lý, mà bị nhà chồng "hút máu" đến cùng cực?
14:58:46 19/12/2024
Vợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãiVợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãi
15:21:06 19/12/2024
Sao nữ Vbiz quyết định chia tay cuộc tình tệ hại vì 1 câu nói của bạn trai, Song Luân bị réo tênSao nữ Vbiz quyết định chia tay cuộc tình tệ hại vì 1 câu nói của bạn trai, Song Luân bị réo tên
15:09:08 19/12/2024
Đã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở CongoĐã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở Congo
16:09:16 19/12/2024
Phản hồi phía Diệp Lâm Anh về màn tái ngộ chồng cũ gây "chấn động" MXHPhản hồi phía Diệp Lâm Anh về màn tái ngộ chồng cũ gây "chấn động" MXH
18:43:52 19/12/2024
Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)
18:06:28 19/12/2024

Tin mới nhất

Cầu gỗ lợp mái lá có lịch sử hơn 700 năm ở Nam Định

Cầu gỗ lợp mái lá có lịch sử hơn 700 năm ở Nam Định

08:29:19 19/12/2024
Được xây dựng từ thời Lý, cầu lợp làng Kênh ở huyện Trực Ninh, Nam Định là cầu mái lợp lá duy nhất còn lại tại Việt Nam, có lịch sử hơn 700 năm tuổi.
Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn" trên đỉnh núi tuyết 7.500 m

Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn" trên đỉnh núi tuyết 7.500 m

07:47:52 19/12/2024
Nhật chiếu kim sơn là khoảnh khắc những tia nắng chiếu vào núi Cống Ca phủ tuyết, khiến những đỉnh núi tuyết trắng như được mạ vàng rực rỡ.
Việt Nam nằm trong số 40 quốc gia đẹp nhất thế giới

Việt Nam nằm trong số 40 quốc gia đẹp nhất thế giới

07:42:52 19/12/2024
Việt Nam xếp hạng 36 trong danh sách những quốc gia đẹp nhất thế giới, ngoài ra nước ta cũng thuộc top quốc gia tốt nhất thế giới, do Tạp chí Mỹ US News & World Report bình chọn.
Cam Ranh sắp có biểu tượng mới liền kề sân bay quốc tế

Cam Ranh sắp có biểu tượng mới liền kề sân bay quốc tế

07:38:46 19/12/2024
Tháng 3-2025, đô thị CaraWorld sẽ chính thức khai trương cổng chào biểu tượng. Với chiều cao 18m được chế tác từ thép, đây sẽ là cổng chào bằng thép lớn bậc nhất Việt Nam.
Vẻ đẹp cổ kính của Nhà thờ Lớn Hà Nội

Vẻ đẹp cổ kính của Nhà thờ Lớn Hà Nội

07:33:15 19/12/2024
Nhà thờ Lớn Hà Nội, hay ngắn gọn hơn là Nhà thờ Lớn, là cách gọi dân dã, quen thuộc của người Hà Nội khi nhắc tới công trình có tên chính thức là Nhà thờ Chính toà Thánh Giuse.
Hội An xếp thứ 4 trong top 22 điểm du lịch tốt nhất châu Á

Hội An xếp thứ 4 trong top 22 điểm du lịch tốt nhất châu Á

07:26:32 19/12/2024
Hội An (Quảng Nam) đứng thứ 4 trong top 22 điểm du lịch tốt nhất châu Á do chuyên trang Lonely Planet bình chọn. Hội An (Quảng Nam) đứng thứ 4 trong danh sách.
Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

08:54:02 18/12/2024
Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm.
Việt Nam có 1 thành phố được giải thưởng du lịch quốc tế gọi tên 5 lần liên tiếp: Đặt mục tiêu thu 260.000 tỷ đồng từ du lịch trong năm tới

Việt Nam có 1 thành phố được giải thưởng du lịch quốc tế gọi tên 5 lần liên tiếp: Đặt mục tiêu thu 260.000 tỷ đồng từ du lịch trong năm tới

08:42:23 18/12/2024
Tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch MICE thế giới (World MICE Awards) lần thứ 5 năm 2024, TP.HCM xuất sắc chiến thắng tại 03 hạng mục quan trọng
Lung linh 'lều tuyết' trong lễ hội Yokote Kamakura

Lung linh 'lều tuyết' trong lễ hội Yokote Kamakura

08:21:13 17/12/2024
Lễ hội tuyết Kamakura được tổ chức vào ngày 15 và 16 tháng 2 hằng năm tại thành phố Yokote, tỉnh Akita - một trong những khu vực có tuyết rơi dày nhất vùng Tohoku, Nhật Bản.
Cắm trại, thư giãn bên suối La Ngâu

Cắm trại, thư giãn bên suối La Ngâu

08:17:03 17/12/2024
Suối La Ngâu nằm tại xã La Ngâu, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Con suối nằm ẩn mình dưới những tán rừng, sở hữu vẻ đẹp hoang sơ.
Đà Nẵng thắp sáng cây thông ánh sáng, khách du lịch thích thú check-in

Đà Nẵng thắp sáng cây thông ánh sáng, khách du lịch thích thú check-in

08:08:46 17/12/2024
Cây thông ánh sáng cao 20m là một trong ba mô hình check-in ấn tượng tại Lễ hội đón Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025, bên cạnh hộp quà khổng lồ độc đáo và bộ chữ Đà Nẵng chào năm mới 2025 rực rỡ.
Địa điểm 'chữa lành' cách Hà Nội 150km hút khách cắm trại, săn mây, ngắm sao đêm

Địa điểm 'chữa lành' cách Hà Nội 150km hút khách cắm trại, săn mây, ngắm sao đêm

07:13:23 17/12/2024
Quãng đường di chuyển vừa phải, không khí trong lành và khung cảnh vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ khiến thảo nguyên Đồng Cao (Bắc Giang) trở thành địa điểm chữa lành hút khách.

Có thể bạn quan tâm

Danh tính nhóm kỹ sư trẻ được page Thông tin Chính phủ đăng ảnh lúc 1h sáng: Nét đẹp tri thức là đây!

Danh tính nhóm kỹ sư trẻ được page Thông tin Chính phủ đăng ảnh lúc 1h sáng: Nét đẹp tri thức là đây!

Netizen

20:37:35 19/12/2024
1h sáng 19/12, page Thông tin Chính phủ đã đăng tải thông tin về nhóm kỹ sư trẻ nghiên cứu ra kính ngắm đêm hiện đại cho Quân đội Việt Nam thu hút sự chú ý từ công chúng.
Bắt giữ đối tượng mua bán và trồng trái phép cây cần sa

Bắt giữ đối tượng mua bán và trồng trái phép cây cần sa

Pháp luật

20:36:27 19/12/2024
Ngoài ra, lực lượng Công an còn phát hiện, thu giữ tại nhà đối tượng 2 cây thực vật tươi có chiều cao từ 20 đến 65cm được trồng trong chậu. Lương Văn Hùng cho biết đó là cây cần sa do bản thân trồng.
Tóc Tiên diện váy trăm triệu tham dự tiệc Giáng sinh

Tóc Tiên diện váy trăm triệu tham dự tiệc Giáng sinh

Phong cách sao

20:30:11 19/12/2024
Hình ảnh của nữ ca sĩ tại sự kiện thời trang này đã nhanh chóng xuất hiện trên khắp các nền tảng mạng xã hội và nhận được nhiều lời khen ngợi.
Lời bào chữa trơ trẽn của sao nam bị tố nghiện mua dâm, coi vợ như gái quán hát

Lời bào chữa trơ trẽn của sao nam bị tố nghiện mua dâm, coi vợ như gái quán hát

Sao châu á

20:29:46 19/12/2024
Những lời bao biện của Minhwan càng làm netizen xứ Hàn thêm giận dữ. Họ cho rằng đây chỉ là những lời bao biện vụng về, nỗ lực tẩy trắng hòng cứu vãn sự nghiệp mà thôi
Trấn Thành gây tranh cãi vì 1 câu nói về Thùy Chi, chọc cười kém duyên khiến JustaTee "sượng trân"

Trấn Thành gây tranh cãi vì 1 câu nói về Thùy Chi, chọc cười kém duyên khiến JustaTee "sượng trân"

Sao việt

20:27:15 19/12/2024
Khoảnh khắc Trấn Thành liên tục nhấn mạnh việc Thùy Chi ăn nhiều đã khiến MXH sục sôi, chỉ trích nam MC body-shaming ngôi sao Giấc Mơ Trưa.
Mbappe đáng sợ ở các trận chung kết

Mbappe đáng sợ ở các trận chung kết

Sao thể thao

20:26:32 19/12/2024
Tiền đạo người Pháp luôn biết cách tỏa sáng trong các trận chung kết cả ở cấp câu lạc bộ lẫn đội tuyển quốc gia.
Cựu Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy bị kết án tù vì tham nhũng

Cựu Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy bị kết án tù vì tham nhũng

Thế giới

20:13:08 19/12/2024
Ông Sarkozy là cựu Tổng thống Pháp đầu tiên bị kết án tham nhũng và phạt tù tại nước này.
Album Trần Thế của Thể Thiên mau chóng lọt trending

Album Trần Thế của Thể Thiên mau chóng lọt trending

Nhạc việt

20:02:18 19/12/2024
Không chỉ có thành tích đáng chú ý trên các nền tảng trực tuyến, Thể Thiên cũng chứng minh thực lực với khả năng hát live đáng khen.
Em út BTS bất ngờ tái xuất phá luôn kỷ lục, gây bão trong đêm vì làm 1 điều liên quan đến Rosé (BLACKPINK)

Em út BTS bất ngờ tái xuất phá luôn kỷ lục, gây bão trong đêm vì làm 1 điều liên quan đến Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

19:58:55 19/12/2024
Tối 18/12, cộng đồng Army - fandom BTS có phen nức nở khi Jung Kook bất ngờ lộ diện sau thời gian dài nhập ngũ.
Quả trứng hiếm 'tỉ quả có một' được giá hơn 6 triệu đồng

Quả trứng hiếm 'tỉ quả có một' được giá hơn 6 triệu đồng

Lạ vui

19:45:16 19/12/2024
Quả trứng hình cầu siêu hiếm được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán đấu giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng).
Chị đẹp đạp gió: Rộ tin Châu Tuyết Vân bị loại, hành động của chính chủ gây nghi ngờ

Chị đẹp đạp gió: Rộ tin Châu Tuyết Vân bị loại, hành động của chính chủ gây nghi ngờ

Tv show

19:40:22 19/12/2024
Nhiều khán giả đặt câu hỏi vì sao Châu Tuyết Vân lại chia sẻ đoạn clip hành trình, trong khi chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 chỉ mới đi đến công diễn 3 và vẫn còn đang tiếp tục ghi hình.