Vun đầy yêu thương từ những điều nhỏ nhặt
Cuộc sống hiện đại với những căn hộ nhiều phòng, không gian gia đình có khi bị chia nhỏ, dẫn đến ngăn cách sự sum vầy.
Hơn nữa, cuộc sống gấp gáp làm mọi người đổ xô vào việc hiện thực mục tiêu cá nhân, nên nhiều khi thiếu quan tâm đến ông bà, bố mẹ, từ đó cũng tạo nên không ít sự thay đổi quanh chữ hiếu.
Đừng đợi đến ngày mai
Mỗi năm đến tháng Bảy âm lịch, mùa Vu Lan, chữ hiếu của con cái với ông bà, bố mẹ lại được bàn luận sôi nổi. Trong các cuộc thảo luận quanh “Chữ hiếu thời đương đại”, các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra rằng, cuộc sống đang diễn ra nghịch lý là con cái đòi hỏi ở bố mẹ rất nhiều nhưng sự quan tâm ở chiều ngược lại vẫn quá ít.
Nhiều người sẵn sàng bỏ nhiều giờ đồng hồ để ngồi với bạn bè, ăn món này món kia hay lướt wed, facebook, chơi game… nhưng chưa từng ngồi trò chuyện hay nấu một bữa ăn yêu thích cho bố mẹ mình. Bạn bè giúp mình việc gì dù nhỏ, họ có thể “khắc cốt ghi tâm”, nhưng ít ai có được lời cảm ơn dành cho người sinh ra và nuôi nấng mình, vì cho rằng đó là hiển nhiên.
Ảnh minh họa.
Dù nhiều người lý giải rằng, trong các gia đình hiện đại, không hẳn mọi thành viên hoàn toàn thờ ơ với chữ hiếu, nhưng biểu hiện của nó đã có không ít điều thay đổi. Họ cho rằng, do con cháu quá bận rộn, không thể ở bên ông bà, bố mẹ, nên chọn giải pháp thuê người giúp việc.
Video đang HOT
Với những gia đình có bố mẹ ở xa, một năm con cháu về thăm đôi ba lần; khi bố mẹ nhớ cháu, ra thăm thì vợ chồng con cái lại bận rộn nên chẳng thể chu đáo với bố mẹ, ấy cũng là hoàn cảnh. Và khi cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn như thế, nên sự báo hiếu về vật chất được thể hiện nhiều hơn. Hàng tuần, hàng tháng con cái gửi cho bố mẹ ít tiền, coi như đã làm xong phận sự. Nhưng đối với các bậc làm bố mẹ, tiền có khi không phải là tất cả… Vì người già chẳng có nhu cầu nhiều, tinh thần mới là điều quan trọng.
Một điều đáng buồn nữa đang xảy ra chính là thái độ ứng xử của con cháu với những người đã sinh thành ra mình, cạn kiệt đến mức nhiều người già đã chua chát ví cuộc đời mình như quả chanh, con cháu đua nhau vắt hết nước rồi lạnh lùng vứt bã. Những câu chuyện con đuổi bố ra đường, đánh đá tàn nhẫn mẹ không còn là cá biệt, như đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ cho sự suy đồi của đạo hiếu ngày nay…
Những câu chuyện về bố mẹ nghèo, tần tảo sớm hôm nuôi con thành tài vẫn trở nên phổ biến. Nhưng chuyện con cái thành đạt chăm lo chu toàn và để đấng sinh thành sống buổi xế chiều vui vẻ lại trở thành “hiện tượng” không nhiều.
Cuốn theo vòng xoáy cuộc sống, không ít người chỉ khi bố mẹ không còn mới thấy ân hận vì đã không “đủ tốt” trong cách đối xử với bậc sinh thành. “Đừng đợi đến ngày mai, bởi lẽ… ngày hôm sau đó có thể không bao giờ đến nữa”, đó là thông điệp được các chuyên gia tâm lý đưa ra trước thực trạng không ít người con đối xử không tốt với bố mẹ, nhưng lại khóc lóc, bỏ rất nhiều tiền ra làm đám ma thật to, cúng giỗ thật nhiều và coi rằng đấy là chữ hiếu. Tiếc rằng sự hiếu thuận… muộn màng ấy lại đang ngày càng phổ biến.
Nuôi dưỡng từng ngày
Khi nói về chữ hiếu, nhiều người trẻ cũng ý thức được rằng họ chưa làm tốt. Bởi khi họ có công việc ổn định, đồng lương kha khá, họ cũng nghĩ đến sắm sửa đồ đạc trong nhà, mua cho bố mẹ cái này, cái kia. Dù như thế cũng được coi là có hiếu, nhưng thực tế, có thể bố mẹ họ tự hào, vui vì những điều con cái làm nhưng sâu hơn chính là sự gần gũi, quan tâm, chăm sóc họ lại không làm được.
Vậy hiếu nghĩa phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện sống hay do ý thức quyết định? Một người đàn ông đã kể câu chuyện của mình cũng như lời giải cho câu hỏi ấy. Vợ chồng anh có mẹ ở cùng, nên vẫn dạy con cái về cách đối xử với ông bà. Đứa con của anh mỗi tối đều trò chuyện với bà, giúp bà làm những việc nhỏ như lấy nước, bóp tay hay đơn giản chỉ là chúc bà ngủ ngon.
Những cử chỉ tuy nhỏ nhưng đó chính là chữ hiếu đang được nuôi dưỡng từng ngày và bản thân anh cũng học được rất nhiều từ cách quan tâm ấy của con, anh thấy cuộc sống như hạnh phúc và ấm áp hơn khi duy trì được mối quan hệ gắn bó, khăng khít, yêu thương trong gia đình.
Hiện nay, tỷ lệ gia đình sống tam – tứ đại đồng đường chỉ chiếm khoảng 10%, còn gia đình hạt nhân, tức là gia đình chỉ có cha mẹ và con cái là phổ biến. Cuộc sống ngày càng bận rộn hơn, mưu sinh cũng mệt nhọc hơn nên tạo cảm giác gấp gáp mệt mỏi cho mỗi gia đình trẻ. Nhưng dù sống cùng hay sống xa bố mẹ, dù hoàn cảnh thế nào, chỉ cần ý thức vun đắp yêu thương, vẫn tạo nên những câu chuyện vui, loại bỏ đi những câu chuyện buồn về chữ hiếu trong mỗi gia đình.
Theo kinhtedothi.vn
Chán lương công nhân, trai trẻ về học nghề dụ tép bằng...lá cây
Anh Lê Ngọc Phương (24 tuổi, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) tâm sự, trước đây làm công nhân ở khu công nghiệp, với đồng lương ít ỏi song vất vả nên anh quyết định nghỉ việc, về quê học nghề đánh bắt tôm tép của người bác ruột.
Bẻ lá cây bó lại hình nan quạt rồi thả xuống lòng hồ để dụ tôm tép, mỗi ngày người dân xứ Quảng thu về từ 300 đến 500 ngàn đồng. Độc chiêu này không tốn chi phí nhưng mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
Hàng ngày, cứ tờ mờ sáng, anh Phương lại cầm vợt ra hồ thủy lợi Phú Ninh (huyện Phú Ninh) làm việc. Đến nơi, anh Phương lội xuống hồ, tiến đến những chùm lá cây đặt nằm dưới nước để thu hoạch tôm, tép. Một tay nâng nhẹ chùm lá nằm dưới đáy, một tay cầm vợt đưa vào chùm lá rồi giũ mạnh. Trong tích tắc, hàng trăm con tôm tép tươi rói nằm trọn trong vợt của người thợ.
Mỗi kg tôm, tép bán từ 100 ngàn đến 150 ngàn đồng.
"Người thợ cần phải có "nghề" mới bắt được. Khi đưa chiếc vợt vào chùm lá đòi hỏi thực hiện động tác nhẹ nhàng, một tay nâng từ từ chùm lá lên, một tay khéo léo luồn chiếc vợt vào phía dưới để làm sao không gây ra tiếng động. Nếu người thợ sơ sẩy tạo ra rung lắc nhẹ chùm lá thì không còn một con tôm tép nào ở trong", anh Phương tiết lộ.
Chia sẻ về bí quyết, anh Phương cho biết, anh bẻ cành cây rồi bó lại thành hình nan quạt thả xuống hồ. Mỗi ngày, anh bỏ khoảng 60 chùm lá cây dọc ven lòng hồ, nơi sâu nhất gần 1m, nơi cạn khoảng 30cm. Lá cây ngâm xuống nước tạo môi trường cho tôm tép đến trú ẩn, nhất là ngày nắng nóng thì chúng vào ở nhiều.
Anh Phương và đồ nghề bắt tép, trong đó có bó lá cây dùng để dụ tép.
"Để dụ tôm tép vào ở thì chọn loại lá cây rất quan trọng. Người thợ phải chọn những loại lá không có chất cay và để trong nước lâu rụng. Lá của cây đủng đỉnh thích hợp nhất đối với việc dụ tôm tép vào ở, bởi chúng có đặc điểm giống hình nan quạt, khi bó lại rất dễ. Một đặc điểm khác, lá đủng đỉnh ngâm xuống nước để cả tháng mới mới mục" - anh Phương chia sẻ và cho hay, ngày nhiều anh bắt được khoảng 5kg, ngày ít vài kg tôm tép.
Tôm tép thu hoạch được, vợ anh Phương đưa ra phiên chợ buổi sáng bán với giá từ 100 ngàn đến 150 ngàn đồng mỗi kg. "Ngày nhiều thu về được 500 ngàn đồng, ngày ít hơn 200 ngàn, trung bình mỗi ngày thu khoảng 300 ngàn đồng. Mức thu nhập này so với người nông dân cũng khá cao" - anh Phương bộc bạch.
Bắt tôm tép bằng lá cây trở thành nghề chính của gia đình ông Lợi.
Cách nơi anh Phương đặt lá khoảng 200m, người bác ruột mà anh từng theo học nghề ông Lê Ngọc Lợi (54 tuổi) cũng đang bắt tôm tép bằng lá cây. Ông Lợi có gần 10 năm hành nghề và quen thuộc địa điểm khai thác được nhiều thủy sản. Ở những bãi đá là nơi tôm tép đến ở nhiều nên ông thường xuyên bỏ lá để bắt. Tuy nhiên, khi hành nghề phải cẩn thận, di chuyển không cẩn thận bị ngã, đá cắt vào chân ra máu.
"Loại thủy sản này sống ở lòng hồ môi trường nước trong sạch và đánh bắt bằng phương pháp thủ công nên rất được người nội trợ ưa chuộng. Họ mua về chế biến làm bánh xèo, tôm tép xào hay làm gỏi..." - ông Lợi nói.
Theo Dân Việt
Duyên phận là đây chứ đâu, đọc câu chuyện về cặp đôi "kém duyên vô phận" hội ngộ nhau sau 65 năm xa cách mà không ai tin nổi Cụ bà 93 tuổi nói với mối tình thanh xuân của mình rằng: "Kiếp này không đến được với nhau thì tui hẹn ông ở kiếp sau mình sẽ thành đôi". Bạn đã bao giờ thực sự tin vào duyên phận, hay có nghĩ tới thì cũng chỉ là trên những thước phim? Nhưng cặp đôi này đã cho chúng ta thấy điều...