Vui thôi đừng vui quá: Phố đi bộ Nguyễn Huệ bỗng thành “chợ đêm” nhếch nhác, xe máy để tràn lan chắn lối đi
Hàng rong tự chiếm vị trí đẹp rồi dàn trải nhiều ghế ra giữa phố đi bộ Nguyễn Huệ để mời chào khách ngồi ăn uống gây nên cảnh nhếch nhác.
Ngoài ra lối vào phố đi bộ cũng bị người dân để xe máy tràn lan, chắn hết lối đi.
Mặc dù đã được lực lượng chức năng nhiều lần nhắc nhở, xử phạt nhưng tình trạng buôn bán hàng rong và người dân để xe máy tràn lan trên phố đi bộ Nguyễn Huệ ( quận 1, TP.HCM) vẫn tái diễn, gây nhếch nhác, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Hầu như tất cả các ngày trong tuần đều xuất hiện tình trạng bán hàng rong tràn lan trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Đặc biệt trong 2 ngày cuối tuần, khi người dân đến đây vui chơi đông đúc thì hàng rong cũng đổ bộ nhiều hơn, chiếm những vị trí đẹp để xếp ghế mời chào khách đi bộ vào ngồi ăn uống.
Hàng rong xếp hàng buôn bán tràn lan giữa phố đi bộ Nguyễn Huệ
Những vị trí giữa tuyến phố hoặc có nhiều ánh đèn sáng thì hàng rong tập trung rất đông ở hai bên để mời chào khách vào ngồi ăn uống. Tại phố đi bộ có đủ loại món ăn vặt giống như một khu chợ đêm khi người bán dùng bếp than nướng bánh, nướng khoai lang,… tạo khói nghi ngút.
Hàng trong tự chiếm vị trí để ngồi buôn bán đồ ăn thức uống khiến diện tích phố đi bộ Nguyễn Huệ bị thu hẹp hơn, khách di chuyển không còn thoải mái như bình thường. Đặc biệt gây nguy hiểm cho trẻ em lúc vui đùa có nguy cơ va vào các lò than đang nướng bánh tráng.
Khi khách dè chừng hỏi “ngồi tại đây có bị sao không?”, người bán tự tin trấn an “không sao đâu, các em cứ ngồi thoải mái”.
Người bán hàng rong mang theo nhiều ghế nhựa để dàn trải ra giữa phố đi bộ mời chào khách vào ngồi ăn uống
Thời điểm chúng tôi ghi nhận vào cuối tuần có rất đông hàng rong, nhưng hầu như không có lực lượng chức năng đi kiểm tra, nhắc nhở hoặc xử lý tình trạng lấn chiếm không gian công cộng này.
Video đang HOT
Ngoài hàng rong, phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng trở nên nhếch nhác hơn khi xe máy của người dân để tràn lan dọc hai bên lề tuyến phố, khiến người dân muốn ra vào gặp nhiều khó khăn, phải luồn lách khá vất vả.
Hầu hết xe máy tại đây là của người dân đang di chuyển rồi tấp vào lề đậu tại chỗ, không gửi xe rồi thản nhiên vào phố đi bộ vui chơi cho thuận tiện.
Được biết, trước đó nhiều lần lực lượng chức năng quận 1 đã ra quân nhắc nhở, xử phạt tình trạng đậu xe máy dọc lề tuyến phố đi bộ và vỉa hè ở đường Nguyễn Huệ nhưng tình trạng này vẫn liên tục tái diễn.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ hiện tại đã biến thành chợ đêm ăn uống do hàng rong lấn chiếm
Việc tự ý chiếm dụng vị trí công cộng như phố đi bộ Nguyễn Huệ để buôn bán hàng rong khiến đô thị nhếch nhác hơn
Nếu khách càng đông thì số lượng ghế được mang ra nhiều hơn
Hàng rong mang ghế cho khách ngồi tràn lan ăn uống khiến những người dân không thể đi bộ thoải mái
Hiện tại phố đi bộ Nguyễn Huệ không khác như chợ đêm do hàng rong bán đồ ăn uống tràn lan
Các công nhân dọn dẹp vệ sinh tại phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng gặp khó khăn do hàng rong đã lấn chiếm đường di chuyển
Xe máy của người dân lười đến chỗ giữ xe có thu phí để gửi nên đậu tràn lan tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Lề đường phố đi bộ Nguyễn Huệ đã trở thành nơi đậu xe của những người thiếu ý thức
Xe máy đậu trái phép tràn lan khiến người dân gặp khó khăn khi ra vào phố đi bộ Nguyễn Huệ
Đà Nẵng cấm tắm biển lần thứ ba trong hai tháng
Liên tiếp phát hiện các chùm lây nhiễm cộng đồng, buộc chính quyền thành phố lần thứ ba trong vòng 70 ngày, phải ban bố lệnh cấm tắm biển.
Tối 14/7, ông Lê Quang Nam, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết trên cơ sở xem xét diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn, lãnh đạo thành phố đã quyết định tạm dừng các hoạt động tắm biển, thể dục, thể thao trong nhà và ngoài trời, cắt tóc nam, nữ; thời gian áp dụng từ 12h trưa 15/7.
Quyết định cấm tắm biển lần này được đưa ra chỉ sau năm ngày mở cửa biển trở lại. Thành phố cho người dân tắm biển trở lại từ 4h30 ngày 10/7, sau 9 ngày không có ca Covid-19 cộng đồng. Chiều cùng ngày, người đàn ông ở quận Cẩm Lệ có biểu hiện sốt, đến bệnh viện khám và nhận xét nghiệm dương tính nCoV.
Người dân Đà Nẵng tắm biển trở lại, sáng 10/7. Ảnh: Đông Dương.
Chùm lây nhiễm với hơn 20 bệnh nhân liên quan đến F0 này cơ bản được kiểm soát sau ba ngày, thì đến tối 13/10, Đà Nẵng phát hiện ra hai chùm lây nhiễm mới chưa rõ nguồn lây. Trong đó bệnh nhân 74 tuổi ở đường Tản Đà có 8 F1 dương tính; người phụ nữ ở đường Nguyễn Phước Nguyên có 3 F1 dương tính.
Đây là lần thứ 3 chính quyền Đà Nẵng phải ban bố lệnh cấm tắm biển trong đợt dịch từ 27/4 đến nay. Trước đó thành phố cấm tắm biển lần đầu từ ngày ngày 4/5, sau đó mở lại ngày 9/6; đến ngày 19/6, địa phương thông báo cấm biển lần 2 khi phát hiện chuỗi lây nhiễm mới liên quan nam bảo vệ công ty nhựa Duy Tân (đến nay có 92 ca Covid-19 có liên quan bệnh nhân này).
Cùng với việc cấm tắm biển và các hoạt động thể thao, dịch vu cắt tóc, hiện Đà Nẵng đang tạm dừng nhiều hoạt động như lễ hội, tín ngưỡng, thờ tự, dạy học tại trường mầm non và nhóm trẻ, vũ trường, karaoke, quán bar, massage, phố đi bộ, chợ đêm, dịch vụ ăn uống tại chỗ (cho bán mang về),...
Từ ngày 4/5 đến nay, Bộ Y tế công bố 289 ca mắc cộng đồng tại Đà Nẵng. Ngoài ra còn 5 ca nghi nhiễm mới được phát hiện trong chiều tối 14/7, trong đó có một công nhân làm việc tại một công ty có 4.000 công nhân ở Khu công nghiệp Hoà Khánh (công ty đang được phong toả tạm thời).
Từ 0h ngày 28/5, TPHCM dừng hoạt động phố đi bộ, chợ đêm,... Từ 0h ngày 28/5, TPHCM tạm dừng các loại hình hoạt động: spa, cơ sở làm đẹp, phố đi bộ, chợ đêm; cửa hàng ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố chỉ phục vụ mang về. Trong công văn khẩn về tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 phát đi chiều 27/5, UBND TPHCM cho biết, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều...