Vui buồn nghề đóng giả thú bông
Những chú thú bông ngộ nghĩnh đi khắp nơi bán hàng, biểu diễn… đã không còn lạ lẫm với những người dân đô thị. Đằng sau những chú thú bông ấy là nhiều câu chuyện đời, chuyện nghề buồn vui.
Những chú mascot có mặt hàng đêm trên phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Nhộn nhịp “phố thú bông”
Phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP HCM) là nơi tập trung số lượng “thú nhồi bông” khổng lồ. Cứ mỗi tối, khi lên đèn, phố đi bộ đông đúc cũng là lúc các chú nhồi bông này bắt đầu có mặt khắp con phố với đủ hình thù như chuột Micky, Mèo Kitty, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới… Riêng hình ảnh Tôn Ngộ Không có vẻ được du khách nước ngoài và nhiều trẻ ưa chuộng nên có đến mấy đoàn “thỉnh kinh” như thế.
Những tối cuối tuần, lượng thú bông tại phố đi bộ tăng lên gấp đôi ngày thường, vì lượng người đổ về đây đông đúc. Các chú thú nhồi bông này rảo quanh con phố, làm những động tác ngộ nghĩnh đáng yêu hoặc gây cười để thu hút sự chú ý của du khách.
Đoàn Tôn Ngộ Không cũng thường là đoàn hút khách nhất bởi đông người, hóa trang nhân vật phim truyền hình yêu thích của nhiều thế hệ, đồng thời thường múa may vui nhộn mô phỏng động tác của các nhân vật trong phim.
Doanh thu của những người đóng vai “thú nhồi bông” này thường từ bán hàng hoặc tiền phí chụp hình. Đa phần đây là các bạn trẻ bán những sản phẩm trẻ trung như các loại kẹo mút, kẹo bông gòn, hoa hoặc gấu bông. Nhiều chú thú bông không bán hàng thì “bán” hình ảnh với chi phí trên dưới 20 ngàn cho một đợt chụp hình.
Những chú thú nhồi bông vui mắt đã làm sinh động hẳn một con đường vui chơi dành cho giới trẻ. Đồng thời, đây cũng là một nghề mưu sinh khá hữu dụng đối với nhiều bạn trẻ, đặc biệt sinh viên trọ học xa nhà. Nguyễn Văn Nguyên, sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP.HCM theo nghề này đã hơn năm.
Video đang HOT
Có đêm bạn đội thú nhồi bông hình chuột, có đêm lại biến hóa thành gấu, thỏ, mèo… tùy vào hôm nào thuê loại thú nhồi bông nào. Nguyên cho biết, riêng chi phí thuê vỏ thú nhồi bông với giá 100 – 200 ngàn/ đêm, tùy vào tình trạng mới cũ. Nguyên mặc chú thú nhồi bông này đi bán các loại kẹo. Khách mua nhiều thường là trẻ em và các đôi tình nhân trẻ.
“Đêm nào vắng em bán khoảng hơn 200 ngàn. Có ngày đông khách mà thi thoảng có khách cho thêm tiền thì khoảng 400 ngàn. Trung bình em lời chừng 150 ngàn – 200 ngàn/ đêm, đủ được chi phí nhà trọ và tiền ăn uống hàng tháng, đỡ đần gia đình”.
Nhiều bạn trẻ khác cũng là sinh viên như Nguyên, hoặc mưu sinh để nuôi ước mơ. Mua vui chốc lát cho du khách và nhận lại miếng cơm, manh áo cho một ngày, âu cũng là lựa chọn vất vả nhưng đáng quý của các bạn trẻ.
Nhiều niềm vui, lắm vất vả
Nghề mặc thú nhồi bông để biểu diễn hoặc đi bán hàng còn được gọi là mascot. Mấy năm gần đây, mascot xuất hiện khá nhiều tại các sự kiện như khai trương, khuyến mãi, hội chợ… Khác với các chú mascot ở phố đi bộ hoặc vài khu vực đông người khác, mascot biểu diễn sự kiện thường “xịn” hơn với vỏ mới tinh, các con thú cũng có màu sắc và hình dáng phù hợp với hình tượng, ngành nghề của thương hiệu thuê.
Ví dụ, một cửa hàng trái cây mới khai trương thường thuê các mascot có hình trái cây ngộ nghĩnh. Những trái dâu, táo, thơm… nhồi bông nhún nhảy trước cửa hàng theo điệu nhạc sẽ tạo sự chú ý với người đi đường và khách hàng.
Thông thường, những thương hiệu có sự kiện thường thuê mascot của các công ty sự kiện và các công ty này thuê lại các bạn trẻ để biểu diễn với mascot, giá trung bình trên dưới 100 ngàn/ giờ. Đây cũng là nghề được các bạn sinh viên lựa chọn nhiều để làm thêm, trang trải cuộc sống.
Cái thú vị của nghề mascot là không khí trẻ trung, vui nhộn. Đóng vai nhồi bông, các bạn trẻ được tương tác nhiều, có niềm vui được mọi người chú ý, yêu thích, đề nghị chụp hình. Nhưng tất nhiên, nỗi vất vả cũng không ít.
Đó là sự nóng nực khi phải ở trong một lớp vải dày cộm, thiếu dưỡng khí mấy tiếng đồng hồ, đặc biệt khi trời nóng bức. Đồng thời, những chú mascot phải di chuyển rất nhiều trong quá trình hoạt động của mình. Không ít sự kiện xảy ra việc mascot ngất xỉu vì mất sức.
Mascot là một nghề chân chính để mưu sinh, nhưng đôi khi cũng là công cụ để một số bạn trẻ kiếm tiền kiểu chụp giật. Nhiều nơi, có trường hợp mascot “lừa” người đi đường chụp hình chung, sau đó đòi tiền với giả cắt cổ. Có cả trường hợp mascot ẩu đả với khách hàng…
Sài Gòn muôn màu muôn vẻ, dường như ai cũng có thể xoay xở tìm ra cách để mưu sinh hợp với bản thân mình. Những chú gấu bông xinh xắn, vui nhộn, giấu đằng sau sự mệt nhọc, vất vả và niềm hy vọng vào tương lai của những người trẻ cũng góp phần tạo nên một Sài Gòn nhiều màu sắc, đáng để yêu.
Ngọc Mai
Theo baophapluat.vn
Hôn nhân với phụ nữ: Người ở ngoài muốn bước vào, người ở trong muốn thoát ra
Phụ nữ lấy chồng không có người hạnh phúc nhất, chỉ có người ít khổ cực hơn. Trong mỗi gia đình, đằng sau mỗi người vợ đều có những nỗi khổ tâm riêng, những giọt nước mắt được giấu kỹ càng.
Với ai thì hôn nhân cũng như một chặng đường vẫn là nên đi qua, để có một gia đình, để nếm trải cuộc sống vợ chồng. Khi phụ nữ lấy chồng, cũng không khác gì khi bạn đi học rồi sau đó đi làm. Lúc đi học thì ước được đi làm, để tự kiếm tiền, không phụ thuộc cha mẹ, chịu quản giáo của thầy cô. Đến khi đi làm rồi, tự gánh tránh nhiệm, cực khổ thì lại ước phải chi quay về thời đi học. Hôn nhân cũng như thế, người ở ngoài thì muốn vào, còn người ở trong thì lại muốn thoát ra.
Người chưa kết hôn thì cứ thấy bạn bè ai cũng yên bề gia thất lại thấy nôn nao, nhất là khi gần đến tuổi băm. Hoặc giả nếu đã có người yêu thì lại chộn rộn muốn về một nhà cùng nhau, nghĩ rằng chỉ cần yêu nhau nhiều thì hôn nhân sẽ là một thiên đường có nhau. Nhưng đến khi thật sự bước vào hôn nhân thì mới vỡ lẽ, rằng cuộc sống độc thân có khi lại hạnh phúc hơn nhiều.
Hôn nhân cũng như thế, người ở ngoài thì muốn vào, còn người ở trong thì lại muốn thoát ra - Ảnh minh họa: Internet
Thật ra, có những cuộc hôn nhân có thể gọi là hạnh phúc, hoặc miễn cưỡng là hạnh phúc trong mắt người khác khi họ đã phải đánh đổi rất nhiều. Có quá nhiều ông chồng cho rằng còn có thể ở với vợ, đó đã là hạnh phúc. Lại có quá nhiều người vợ chịu đựng cái gọi là "còn có thể sống cùng" đó, để nhịn nhường, để chấp nhận một cuộc hôn nhân với những bữa cơm lạnh tanh cùng người chồng lạnh nhạt.
Phụ nữ lấy chồng đều nghĩ sẽ được chồng yêu thương. Bởi vì tin tưởng nên họ mới đánh đổi tự do để ràng buộc với trách nhiệm làm vợ làm mẹ. Bởi vì nghĩ nếu cho đi nhiều, hy sinh nhiều họ cũng sẽ được nhận lại nhiều. Nhưng hôn nhân lại chứa đựng quá nhiều may rủi. Khi những người đàn ông từng hứa hẹn thề thốt yêu thương, cuối cùng lại trở nên vô tâm đến lạ. Khi những người chồng đáng lẽ phải thủy chung với vợ, hồi sau lại thay lòng đổi dạ.
Trong hôn nhân, người ta không biết trước được điều gì, như việc không thể nhìn thấu được lòng người bao giờ thay đổi.
Phụ nữ lấy chồng cũng nghĩ sẽ được chồng yêu thương, nhưng chẳng ai biết trước điều gì trong hôn nhân - Ảnh minh họa: Internet
Đàn ông lấy vợ thì thảnh thơi hơn, phụ nữ có chồng thì vất vả hơn. Đàn ông có thêm người để chăm sóc cho mình, còn phụ nữ lại có thêm một gia đình để lo toan. Nhà sạch nhà đẹp thì khen đàn ông khéo chọn vợ. Nhà dơ nhà bừa thì ai cũng trách vợ không biết chu toàn. Con giỏi con ngoan thì ai chả khen giống cha. Con hư con quấy, người ta lại trách vợ không biết nuôi con...
Với đàn ông, vợ con đôi khi chỉ là gánh nặng một thời, không được thì bỏ, người ta cũng chẳng nói gì. Còn với phụ nữ, chồng là nợ, con là gánh nặng cả đời. Phụ nữ ly hôn chồng thì cũng gian truân về sau, cũng một đời không hết chăm lo cho con.
Bởi thế mới nói, phụ nữ lấy chồng không có người hạnh phúc nhất, chỉ có người ít khổ cực hơn. Trong mỗi gia đình, đằng sau mỗi người vợ đều có những nỗi khổ tâm riêng, những giọt nước mắt được giấu kỹ càng.
Phụ nữ lấy chồng không có người hạnh phúc nhất, chỉ có người ít khổ cực hơn những người còn lại - Ảnh minh họa: Internet
Lấy chồng hay không là quyết định của bạn, mỗi nhà lại mỗi cảnh, như buồn phiền vì chồng cũng dăm bảy kiểu. Không ai hiểu hết tâm tư của nhau, không ai đủ cảm thông cho nhau, thì đừng đánh giá lên án hạnh phúc của nhau. Nếu thấy người ta hạnh phúc, cũng chỉ nên mong đó đừng là thứ hạnh phúc họ cố xây để che đi đống tro tàn đã đổ nát. Nếu thấy ai bất hạnh, cũng đừng vội cười, vì biết đâu ngày mai bạn cũng không thể cười nổi với cuộc hôn nhân của chính mình...
Theo phunusuckhoe.vn
Bạn muốn hẹn hò:và Hàng rào vừa mở, chàng trai liền quỳ xuống trao nhẫn, cô gái "đứng hình" Khi nhìn thấy cô gái, chàng trai đã có phần rung động và hứa sẽ chăm sóc cô quãng thời gian tới. Anh chàng Nguyễn Văn Đức (31 tuổi, đến từ Nghệ An) đã khiến khán giả của chương trình Bạn muốn hẹn hò không ngừng trầm trồ vì màn tỏ tình lãng mạn ngay trên sân khấu trong tập mới nhất. Khi...