“Vua voi” Amakông về chốn vĩnh hằng
Sáng 8/11, hàng trăm người là con cháu, dân làng và bạn bè gần xa đã về Bản Đôn (buôn Trí A, Krông Na, Buôn Đôn, Đắk Lắk) để dự lễ đưa tang “ vua săn voi” Amakông về nơi yên nghỉ cuối cùng.
Chuân bị rượu cân cho cuộc tiễn đưa
Trước đó, vào lúc 2g ngày 3/11, vua săn voi Amakông (tên thật là Y Prông Ê Ban) đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng, thọ 104 tuổi. Đại gia tộc ông Amakông đã tổ chức lễ viếng trong bốn ngày (từ ngày 4 đến 7/11) để con cháu, bạn bè xa gần kịp về chia tay ông.
Theo ông Y Kông – con trai cả của Amakông, nhiều chủ voi, nài voi có ý định đưa voi đến để theo đoàn tiễn đưa “ vua voi” trong ngày đưa tang. Tuy nhiên, vì sự an toàn của mọi người, du khách… gia đình đã không thể đồng ý.
Theo truyền thống, trong những ngày tang lễ gia chủ mổ trâu, mổ bò, heo để mời dân làng, quan khách ghé thăm.
Bắt đầu từ 7g sáng, sau những nghi lễ cúng thần linh tại ngôi nhà cổ 130 năm tuổi, quan tài của Amakông được chuyển ra khỏi ngôi nhà ghi dấu ấn cuộc đời ông.
12 chàng trai là con cháu của gia tộc Amakông dùng bốn cây gỗ rừng buộc vào nhau làm giá đỡ đặt quan tài chờ sẵn dưới sân. Quan tài đặt lên và các chàng trai buộc chặt bằng dây rừng rồi theo tiếng hô ra hiệu giờ di quan, 12 thanh niên ghé vai đưa Amakông ra nghĩa trang buôn Trí A.
Video đang HOT
Nghi thức trong lê tiên đưa Amakông vê với tô tiên ông bà, phía sau là ngôi nhà sàn cô nơi Amakông từng sinh sông và tạo dựng tên tuôi
Tang lê của vua voi có sự tham dự tiên đưa của nhiêu người gân xa, thành một hàng dài
Vị trí “vua voi” yên nghỉ nằm tại nghĩa trang buôn Trí A, xã Krông Na, huyên Buôn Đôn
Bà H’Pau – con gái đâu của Amakông – làm trưởng ban tang lê
Dân làng người trước, người sau bưng hoa, đồ cúng từ từ chuyển bước trong tiếng cồng chiêng vang vọng. Đoàn đám tang đi đến nhà nào thì gia chủ giắt một lá cây rừng lên cánh cửa rồi gùi theo gói bánh, chai rượu, thẻ nhang theo đoàn tiễn đưa ông Amakông.
Nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây biết có lễ tiễn đưa ông cũng lặng lẽ đưa tiễn một đoạn đường với con người đầy huyền thoại.
Quan tài của ông Amakông được khiêng từ nhà đến nghĩa trang là thể hiện sự báo hiếu của gia tộc với ông. Hàng chục ché rượu cần, một con bò và một con heo được giết thịt và bày bên cạnh mộ phần của “vua voi”.
Sau nghi thức đưa tang, dân làng vẫn ngồi lại nghĩa trang để chờ những nghi lễ ma chay được tổ chức vào đầu giờ chiều. Những nghệ nhân đưa những bức tượng nhà mồ làm mấy hôm nay, được sơn vẽ đẹp đẽ cắm quanh mộ vua voi.
Tiếng chiêng lại nổi lên không dứt, vang khắp buôn làng.
Theo 24h
Kiểm đếm "hũ thống kê số voi săn được" của Ama Kông?
Chuyện về đếm số lượng voi của các gru săn voi tại Bản Đôn quả thực ít người biết. Người ta nghĩ rằng, các gru sẽ phải tự ghi nhớ số lượng voi mà mình săn được! Trên thực tế người ta có một phương pháp khá độc đáo!
Nguồn tư liệu tại ngôi Nhà sản cổ ở Bản Đôn cho biết cách thống kê số lượng voi săn được của huyền thoại săn voi Ama Kông.
Huyền thoại săn voi Ama Kông trong suốt sự nghiệp ngồi trên lưng voi đã săn bắt được 298 con voi rừng. Số voi săn được đã lên đến con số hàng trăm, vậy bằng cách nào "vua voi" Ama Kông ghi nhớ chính xác số voi đã săn bắt được? Chuyện có lẽ ít người biết, các gru săn voi sẽ biết được chính xác số lượng voi mình săn bắt được trong suốt sự nghiệp thông qua một cái hũ gọi là "hũ thống kê số lượng voi".
Theo đó, trong hũ đựng 10 thanh gỗ dài khoảng 20cm, được đẽo tròn như chiếc đũa. Mỗi khi săn được một con voi, sau khi làm lễ cúng nhập buôn làng, người ta lại mở hũ ra lấy một thanh gỗ rồi khắc một khấc vào thanh gỗ như những chiếc răng cưa. Cứ như thế, trong suốt cuộc đời đi săn cho đến khi tuổi già bỏ nghề thôi săn voi, người ta mới lấy hũ ra đếm xem trong suốt cuộc đời săn voi đã bắt được bao nhiêu con voi căn cứ vào những nấc khắc trên thanh gỗ.
Một chú voi nhà tại Bản Đôn (huyện Buôn Đôn) - quê hương của nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.
Hũ của huyền thoại săn voi Ama Kông cho đến khi Nhà nước có lệnh cấm săn bắt voi năm 1982, có 298 nấc khắc, có nghĩa là đã săn bắt được 298 con voi, trong đó có 4 con voi trắng quý giá. Đây một kỷ lục mà tại làng nghề săn voi Bản Đôn chưa ai phá được.
Theo Dantri
Một chuyến săn voi của dũng sĩ Ama Kông 42 năm trước Với người thợ săn voi hiếm hoi còn lại ở Bản Đôn, ký ức về chuyến săn voi duy nhất của đời ông cùng "vua voi" Ama Kông, dù đã qua 42 mùa rẫy, vẫn như câu chuyện mới diễn ra ngày hôm qua... Chuyến săn voi đáng nhớ Bản Đôn - quê hương của nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng...