“Vua tôm” Minh Phú nói phí vận chuyển tôm nội địa quá cao, ngành chức năng nói gì?
Mới đây, trong một cuộc hội nghị về logistics, ông Lê Văn Quang – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Minh Phú nêu chi phí vận chuyển tôm từ TP.HCM ra Hà Nội quá cao, cản đường tiêu thụ nông sản của nhiều doanh nghiệp. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nói gì về nhận định này?
Nhận diện đúng chi phí logistics cho nông sản
Theo ông Nguyễn Duy Minh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), chi phí logistics của một số chuỗi cung ứng hiện còn ở mức cao, khiến giá thành sản xuất của nông sản Việt Nam khó có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác.
Cụ thể, chi phí logistics của sản phẩm hải sản chiếm 12,1% giá thành sản xuất, con số này với mặt hàng gạo lên tới 29,8%, rau quả 29,5%.
“Nguyên nhân khiến chi phí logistics tăng cao là do phí vận chuyển cao (giá nhiên liệu cao, quá nhiều trạm thu phí BOT, các chi phí không chính thức khác,… hệ thống hạ tầng còn hạn chế” – ông Minh nói.
Chia sẻ tại Hội nghị Giải pháp cắt giảm chi phí logistics – giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt do Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) tổ chức mới đây, ông Lê Văn Quang – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Minh Phú nêu một thực tế, chi phí vận chuyển nội địa quá cao đang cản đường tiêu thụ nông sản của nhiều doanh nghiệp.
Ông Lê Văn Quang – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Minh Phú cho rằng, chi phí vận chuyển tôm trong nội địa đang quá cao. Ảnh: I.T
Ông Quang lấy ví dụ, chi phí vận chuyển 1 container tôm từ Việt Nam sang Mỹ chỉ 41 triệu đồng, từ Việt Nam sang Nhật Bản là 15 triệu đồng thì vận chuyển 1 container tôm từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội mất 80 triệu đồng, tăng gấp đôi vận chuyển từ Việt Nam sang Mỹ.
Tương tự, một container tôm từ TP.Hồ Chí Minh đến biên giới Trung Quốc mất 100 triệu đồng, trong khi Ecuador cũng vận chuyển sang Trung Quốc nhưng chi phí chỉ bằng một nửa.
Video đang HOT
“Đây là điều hết sức vô lý, đẩy giá thành lên cao, vì vậy ngành chức năng cần có giải pháp cắt giảm chi phí vận chuyển nội địa, do có quá nhiều trạm thu phí đã đẩy giá lên cao, trong khi hệ thống đường biển, đường sông có nhiều nhưng không phát huy tác dụng do không có cảng nội địa” – ông Quang nói.
Tuy nhiên, trước nhận định này của ông Quang, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, container vận chuyển từ Việt Nam sang Mỹ thường bằng đường biển, do lợi thế về quy mô của phương tiện vận tải biển (một tàu biển có thể chở hàng chục nghìn cho đến trăm nghìn container) nên chi phí tính trên từng container sẽ thấp.
Còn container vận chuyển từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội bằng đường bộ, một phương tiện chỉ chở được một container nên không thể so sánh với đường biển.
“Để dễ hình dung về lợi thế của quy mô tác động đến chi phí, cũng với container từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội nói trên, chi phí mất 80 triệu đồng, khoảng cách từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội là 1.700km, container chứa được 20 tấn hàng, tức 20.000kg hàng. Như vậy mỗi kg hàng có chi phí vận chuyển mất 4.000 đồng. Trong khi đó, nếu bạn thuê taxi để chuyển 1kg hàng cho quãng đường 1km thì tối thiểu bạn cũng phải trả bằng giá mở cửa xấp xỉ 8.000 đồng. Tuy nhiên, không ai có thể so sánh như trên vì taxi có khả năng vận chuyển và phạm vi hoạt động khác hẳn với xe chở container” – ông Hải nói.
Trong khi đó, ông Võ Quan Huy (Đức Huệ, Long An) cho biết, năm 2019, doanh nghiệp của ông xuất khẩu khoảng 14.000 tấn chuối đi Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, trong đó, chi phí logistics chiếm khoảng 30% chi phí sau thu hoạch.
“Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2020, chi phí logistics tăng tới 45%, trong đó cước tàu biển tăng tới 40% do những tác động của dịch Covid-19″ – ông Huy nêu một thực tế.
Cũng theo ông Huy, việc các thị trường xuất khẩu liên tục thay đổi chính sách kiểm dịch thực vật đã tác động lớn đến chi phí logistics.
“Thời gian qua Trung Quốc thay đổi quy trình kiểm dịch thực vật khiến doanh nghiệp mất thêm 5- 7% sản phẩm vì hư hỏng do thời gian chờ đợi được kiểm dịch tăng lên 12 giờ từ lúc hạ đảo chuyến đến lúc mở container kiểm hàng, đồng thời chúng tôi tốn thêm 1 – 2 triệu đồng cho 1 container. Đó là chưa kể, lượng container lạnh đủ tiêu chuẩn xuất khẩu không đủ gây nên tình trạng kẹt chờ lấy container rỗng từ 12 – 24 giờ” – ông Huy cho biết thêm.
Ông Lê Tiến Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bắc Kỳ cho rằng, chỉ bản thân doanh nghiệp sẽ không thể làm giảm chi phí logistics nếu không có quy hoạch logistics tốt.
“Tôi sang Quảng Châu, Trung Quốc, đi thăm chợ đầu mối nông sản lớn nhất ở đây, chợ Giao Nam rộng đến 50ha, trong đó có 10ha là khu ngoại quan. Mỗi ngày chợ tiếp nhận 500 container hoa quả, trong đó có 250 container sầu riêng từ Thái Lan. Tại chợ này Việt Nam cũng tiêu thụ khoảng 100 container thanh long. Nhưng nếu như sầu riêng Thái Lan là do các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đưa sang thì thanh long Việt Nam do thương nhân Trung Quốc thu mua nên bao bì, nhãn mác đóng gói không đồng nhất, vì vậy, giá bán cũng khác” – ông Nam nêu một ví dụ.
Từng đoàn container chờ thông quan tại cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn trong thời điểm dịch Covid-19 phức tạp phải tăng cường các biện pháp kiểm soát. Ảnh: I.T
Trong khi đó, ông Lê Đức Huy – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu 2/9 (Đắk Lắk) cho rằng, việc phải mua qua trung gian đã đẩy chi phí logistics lên quá cao. Hiện, có đến 70% nguyên liệu cà phê của công ty là mua qua trung gian, chỉ 30% trong tổng số sản lượng 100.000 tấn/năm được mua trực tiếp từ nông hộ. Mua qua trung gian dù được lượng hàng nhiều nhưng hạn chế về quản lý và nâng cấp chất lượng, truy xuất nguồn gốc. “Chi phí thu mua nguyên liệu từ nông dân đến nhà xuất khẩu là 15 USD/tấn, chiếm 25% chi phí logistics từ nông dân đến cảng TP.Hồ Chí Minh, gấp đôi cước tàu đi Nhật là 7,5 USD/tấn” – ông Huy nói.
Thừa nhận logistics đang là một điểm nghẽn trong tiêu thụ nông sản, ông Nguyễn Duy Minh cho rằng, cần thiết phải hình thành các trung tâm logistics hiện đại. Theo ông Minh, hiện nay Chính phủ đã nhìn rõ vai trò của ngành dịch vụ logistics nên về thể chế đã có nhiều quyết định cũng như kế hoạch hành động quốc gia liên quan đến phát triển ngành này.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho rằng, cần có quy hoạch logistics theo từng vùng, từng loại hình để thúc đẩy liên kết giữa các địa phương để hình thành các trung tâm vận chuyển, logistics hiện đại.
Trong khi đó, ông Lê Đức Huy đề xuất, để giảm thiểu chi phí logistics cần hỗ trợ đại lý lớn mạnh về năng lực quản lý, hạch toán tài chính, giao nhận hàng, kho lưu trữ, phương tiện vận chuyển để họ mua được trực tiếp từ hệ thống nông dân, vẫn chuyển trực tiếp cho kho nhà xuất khẩu.
Hỗ trợ ban quản lý hợp tác xã nâng cao năng lực quản trị, tài chính, tổ chức cung cấp các dịch vụ cho nông hộ. Nâng cấp các đường giao thông ở nông thôn hiện nay…
Ông Đỗ Văn Tôn, Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp hiện đại Tiến Nông kiến nghị, cần kiểm soát các mức phí mà đại lý hãng tàu tại Việt Nam thu từ các doanh nghiệp; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, loại bớt các trạm thu phí (BOT) hoặc mua lại BOT; miễn giảm phí BOT khi xe trình hóa đơn gốc chở phân bón, nông sản…
Vì sao dân vây trạm BOT đường nối Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột?
Một số hộ dân cho rằng, trong quá trình thi công trên quốc lộ 26 (đoạn qua xã Ea Đar, huyện Ea Kar-Đắk Lắk) đã làm hư hỏng nhà ở, nên đã "vây" trạm BOT để yêu cầu chủ đầu tư giải quyết đền bù.
Dân vây trạm BOT của công ty Cico 501 ngày 2/7 vừa qua
Ngày 5/7, một lãnh đạo UBND xã Ea Đar xác nhận, mới đây (ngày 2/7) một số hộ dân ở xã tập trung tại trạm thu phí của Cty TNHH MTV Cico 501 BOT quốc lộ 26 (viết tắt Cico 501) để yêu cầu chủ đầu tư chi trả tiền, do trong quá trình thi công đường đã làm hư hỏng nhà của họ.
"Chính quyền địa phương và công an có mặt để động viên, giải thích người dân đồng ý ra về. Trong quá trình thi công làm quốc lộ 26, chủ đầu tư là Cico 501 đã sử dụng máy móc... làm ảnh hưởng đến nhà dân ở gần đường. Từ đó đến nay, họ chưa bồi thường. Chúng tôi đã mời chủ đầu tư làm việc, nhưng đến nay cũng chỉ thỏa thuận được gần 20 hộ dân. Còn khoảng 50 đến 60 hộ dân chưa đạt được thỏa thuận bồi thường, khiến họ bức xúc", vị lãnh đạo này nói.
Trạm thu phí của Cico 501 bị ách tắc
Trong khi đó, ông Hồ Thủy Chung (trú tại thôn 8, xã Ea Đar, huyện Ea Kar) cho biết, khi làm quốc lộ 26, các phương tiện lu lèn làm cho nhà ông nứt làm đôi, đơn vị chủ đầu tư vẫn chây ì đền bù. "Máy lu lèn của họ hoạt động khiến cho toàn bộ căn nhà rung lắc, rồi nứt nẻ nhiều nơi. Mùa khô còn đỡ, mùa mưa nước ngầm vào làm ướt hết đồ đạc bên trong... Có nhà mà như cảnh màn trời chiếu đất. Hơn 3 năm qua, gia đình tôi gửi đơn kêu cứu nhiều nơi mà không thấu", ông Chung bức xúc, nói.
Do những bất đồng chưa được giải quyết, sáng 2/7, hàng chục hộ dân tại xã Ea Đar tụ tập tại Trạm thu phí BOT Ea Đar ngăn không cho xe cộ qua lại, gây tắc nghẽn giao thông. Mục đích của việc làm này, nhằm gây áp lực để chủ đầu tư bồi thường thiệt hại do việc xây dựng dự án thu phí của Cico 501 đã gây thiệt hại nhà cửa của dân.
Đại diện Cico 501 cho biết, công ty đã làm đơn tố cáo các cá nhân vì có hành vi cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp gửi công an. "Chúng tôi đã thỏa thuận đền bù được 20 hộ rồi. Trách nhiệm hỗ trợ tiền đền bù cho các hộ dân này thuộc về đơn vị thi công. Chúng tôi đã thiện chí, tới từng hộ hỗ trợ từng nhà, giúp giảm bớt chi phí sửa chữa. Nhưng họ đòi tiền quá cao, doanh nghiệp không thể đáp ứng được", vị này cho biết.
Trạm thu phí BOT của công ty Cico 501 ở xã Ea Đar
Dự án đường nối Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột được Bộ GTVT đồng ý chủ trương nâng cấp, mở rộng quốc lộ 26 theo hình thức hợp đồng BOT (năm 2015) đi qua 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa, do Cico 501 làm chủ đầu tư. Năm 2017, ở Đắk Lắk hoàn thành 7,5 km và ở Khánh Hòa hơn 11 km. Sau khi bị dư luận phản đối gay gắt, chủ đầu tư đã nới rộng làm đường, tổng chiều dài 2 đợt đầu tư 40,927 km (Khánh Hòa: gần 18,4 km; Đắk Lắk: gần 28,5 km). Thời gian thu phí, hoàn vốn dự án là 23 năm 8 tháng. Toàn bộ dự án được xem như chạy lại trên nền đường cũ.
Trạm thu phí BOT sai vị trí, dự kiến dùng vốn nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Quốc hội vướng mắc tại các trạm thu phí BOT . Do trạm thu phí Bỉm Sơn nằm ngoài phạm vi dự án, nếu tiếp tục thu phí để hoàn vốn cho tuyến tránh phía Tây thành phố Thanh Hóa sẽ phát sinh nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn giao thông.....