Vừa tiến, vừa dừng
Sau nhiều ngày thương thảo trong khuôn khổ hội nghị ở Nairobi ( Kenya), đại diện của 160 nước thành viên Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO) đã đạt được sự nhất trí về lộ trình xóa bỏ bù trợ xuất khẩu cho nông phẩm.
Thỏa thuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với WTO – Ảnh: Reuters
Thời hạn cuối cùng được đưa ra là năm 2018, tuy nhiên có những ưu đãi riêng đến năm 2023 và 2030 cho những diện thành viên nhất định.
Đối với WTO thì thỏa thuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cả trên danh nghĩa lẫn trong thực chất, nó là bước tiến mới của WTO. Sau những thất bại và trì trệ kể từ khi khởi động Vòng đàm phán Doha năm 2001, mọi tiến triển nhỏ đều có ý nghĩa lớn đối với WTO và mọi thỏa thuận mới đều giúp cải thiện cả uy danh lẫn tương lai cho WTO.
Video đang HOT
Muốn cứu vãn số phận của chính mình trong bối cảnh hiện tại, WTO cần phải không ngừng chứng tỏ vẫn còn tồn tại, vẫn hoạt động và vẫn hữu ích. Những kết quả như thế giúp WTO gỡ gạc uy danh và dần khôi phục vai trò hạt nhân, đầu tàu và động lực của quá trình tự do hóa mậu dịch trên bình diện toàn cầu.
Tuy nhiên, việc các thành viên WTO ở hội nghị này không công khai khẳng định cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa để cùng nhau kết thúc thành công Vòng đàm phán Doha lại chẳng tốt đẹp gì đối với WTO.
Nó cho thấy các thành viên WTO tiếp tục suy giảm lòng tin vào triển vọng có thể kết thúc thành công vòng đàm phán trong thời gian tới và điều còn tai hại hơn nữa là họ không còn dành sự quan tâm và ưu tiên cần thiết cho việc ấy. Tiến trình của Vòng đàm phán Doha càng trì trệ thì tới đây càng thêm khó khăn. Nếu cứ vừa tiến vừa dừng như thế thì chẳng mấy chốc nữa sẽ trở thành vừa tiến vừa thụt lùi.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
'Đây là thời điểm để nền kinh tế Việt Nam cất cánh'
Nhận định này được bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đưa ra tại diễn đàn "Doanh nhân nữ Việt Nam 2015: Biến lợi thế cạnh tranh thành sức mạnh hội nhập" do VCCI phối hợp với World Bank tổ chức ngày 23/10 tại Hà Nội.
Theo bà Victoria Kwakwa, sau 8 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu khả quan ngay cả khi kinh tế thế giới chững lại, Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO tăng 5,94%. Cùng với đó, số lượng doanh nghiệp tại khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng được tăng lên đáng kể. Năm 2013, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên 96,7% so với 82,8 % năm 2000. Nguyên nhân là do Việt Nam gia nhập WTO, doanh nghiệp tư nhân có điều kiện thuận lợi để phát triển. Ngoài ra, FDI vào Việt Nam tăng trường rất mạnh mẽ. Việt Nam là một trong những nước nhận được nhiều FDI nhất tính theo tỷ trọng của GDP.
Tác động thể chế sau việc gia nhập WTO cũng đã theo chiều hướng thuận lợi rất nhiều, khung pháp lý được cải thiện, rất nhiều luật và quy định quan trọng đã được xem xét, sửa đổi theo chuẩn quốc tế. Những luật đó bao gồm Luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư, luật Đấu thầu, luật Đất đai, luật Sở hữu trí tuệ... đã giúp cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thị trường.
Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam chia sẻ tại diễn đàn
Cho rằng, có rất nhiều ngành của Viêt Nam được hưởng lợi từ việc gia nhập WTO, bà Victoria Kwa Kwa cho biết, chế tạo công nghệ, dệt may, da giày, sản phẩm đồ gỗ và đồ nội thất là những ngành được hưởng lợi nhiều nhất. Những ngành này dù mới phát triển nhưng đã trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, nhiều ngành đã thâm nhập thành công vào các thị trường khó tính nhất của thế giới như Mỹ, Châu Âu. Qua đó giúp tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước năm 2014 đạt 150 tỷ USD so với 50 tỷ USD năm 2007.
Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển từ việc thực hiện các cam kết của các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Tuy nhiên, theo bà Kwakwa, Việt Nam vẫn còn rất nhiều thách thức như việc chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước chưa đủ mức; bổ sung giá trị còn hạn chế; liên kết giữ doanh nghiệp trong nước và nước ngoài còn yếu; doanh nghiệp trong nước chủ yếu là quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ; năng lực quản lý, quản trị, hội nhập vào giá trị toàn cầu còn yếu...
Nhấn mạnh việc khu vực tư nhân gia tăng mạnh mẽ, nhưng đóng góp vào GDP chưa thay đổi nhiều so với trước đây; doanh nghiệp trong nước đã được hưởng lợi nhưng chưa được ưu tiên như doanh nghiệp FDI, bà Kwakwa cho rằng, trong thời gian tới, chính phủ cần thúc đẩy khu vực tư nhân trong nước, tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho cả doanh nghiệp do nam giới lẫn nữ giới làm chủ. Hiện nay, dường như các doanh nghiệp của nam giới được ưu tiên nhiều hơn so với doanh nghiệp nữ. Về phía các doanh nghiệp, bà Kwakwa khuyên các doanh nhân trước mắt cần tìm hiểu thật rõ về hội nhập, thu nhập thông tin về các hiệp định thương mại; Cùng nhau ngồi lại bàn về thách thức doanh nghiệp sẽ phải chịu, định vị bản thân để tận dụng cơ hội. Tìm kiếm sự hợp tác với các doanh nghiệp bạn qua đó thâm nhập thị trường nước ngoài, chuyển từ gia công hợp đồng sang xuất khẩu trực tiếp sang nước ngoài, chuyển từ gia công hợp đồng sang xuất khẩu trực tiếp.
"Trong 1 năm rưỡi trở lai đây, Việt Nam đã khôi phục kinh tế hơn 6%. Đã tới thời điểm cần có mô hình hội nhập mới. Hội nhập sẽ mang lại cơ hội thuận lợi lẫn thách thức, tuy nhiên, kết quả tốt đẹp ra sao sẽ phụ thuộc vào những hành động và sự nỗ lực của Việt Nam. Ngoài sự nỗ lực của Chính phủ thì cần sự vào cuộc của tất cả mọi người. Các doanh nghiệp cần tự làm chủ với tương lai của mình, cần phải giúp chính phủ cùng hội nhập" - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh.
Theo Dddn
Thị trường tài chính Việt sau 10 năm gia nhập WTO: Được và mất? Bộ ba thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ và thị trường bảo hiểm đã bị tác động như thế nào sau gần 10 năm gia nhập WTO? Ảnh minh họa. Câu trả lời phần nào được giải đáp trong báo cáo giám sát "Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ...