Vua Thụy Điển chỉ trích chiến lược chống Covid-19 quốc gia
Vua Carl XVI Gustaf nói chiến lược không phong tỏa của Thụy Điển đã thất bại, khi ca nCoV tăng nhanh và công chúng mất niềm tin vào giới chức.
“Người dân Thụy Điển đã phải chịu đựng rất nhiều trong những điều kiện khó khăn”, Vua Carl XVI Gustaf nói với đài truyền hình nhà nước SVT trong cuộc phỏng vấn cuối năm được phát sóng hôm nay. “Tôi nghĩ chúng ta đã thất bại. Nhiều người đã chết và điều đó thật khủng khiếp”.
Nhà vua cho rằng chiến lược chống Covid-19 bằng cách không áp lệnh phong tỏa bắt buộc của đất nước đã không thành công, trong bối cảnh các bệnh viện ở Stockholm cảnh báo họ đang chật vật ứng phó với làn sóng ca nhiễm mới.
Lời khiển trách hiếm hoi của nhà vua được đưa ra sau khi hai khu vực lớn của đất nước là Stockholm và Skane thông báo buộc phải dừng các hoạt động khám chữa bệnh không khẩn cấp do ngành y tế của đất nước đang phải đối phó với sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai.
Vua Thụy Điển Carl XVI Gustaf. Ảnh: Nord .
“Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm điều trị khẩn cấp, chăm sóc người mắc Covid-19″, Alf Jonsson, giám đốc y tế khu vực Skane, hôm 16/12 cho hay. “Nhưng chúng tôi sẽ không thể chăm lo được cho các bệnh nhân khác”, ông nói, thêm rằng hơn 25% xét nghiệm Covid-19 ở khu vực cho kết quả dương tính.
Video đang HOT
Giám đốc y tế khu vực Stockholm cho biết tất cả dịch vụ chăm sóc không khẩn cấp sẽ tạm dừng cho đến ít nhất ngày 31/1.
Một cuộc thăm dò được công bố hôm nay cho thấy sự ủng hộ của công chúng Thụy Điển đối với Anders Tegnell, nhà dịch tễ học chính của đất nước và là cha đẻ của chiến lược chống dịch “mềm mỏng”, đã giảm 13 điểm, xuống 59%. Sự tin tưởng vào Cơ quan Y tế Công cộng giảm từ 68% xuống 52%, trong khi niềm tin của công chúng vào giới chức giảm xuống mức thấp kỷ lục 34%.
Tegnell khẳng định trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng còn quá sớm để nói liệu chiến lược chống dịch của Thụy Điển có thất bại hay không. “Rất nhiều quốc gia đang phải vật lộn với điều này”, ông nói, thêm rằng ông rất ngạc nhiên trước quy mô sóng thứ hai và thừa nhận tình hình đã “bắt đầu vượt ngưỡng” ở một số khu vực.
Thụy Điển chống dịch “một mình một kiểu”, không áp đặt lệnh phong tỏa như những quốc gia châu Âu và nhiều quốc gia trên thế giới, mà dựa vào ý thức của người dân trong chấp hành các quy tắc phòng dịch, nhưng vẫn cho phép các cơ sở kinh doanh, trường học mở cửa để không ảnh hưởng đến kinh tế. Cửa hàng, quán bar và nhà hàng mở cửa suốt đại dịch và người dân không cần đeo khẩu trang bên ngoài bệnh viện.
Tuy nhiên, quốc gia này hiện đã ghi nhận hơn 8.700 ca tử vong, tăng 500 ca so với tuần trước và tăng hơn 1.800 ca từ đầu tháng 11. Tỷ lệ tử vong là 766,2/một triệu, cao hơn gần 10 lần so với các nước láng giềng Na Uy, Phần Lan và cao gần 5 lần so với Đan Mạch, nhưng thấp hơn một số quốc gia châu Âu áp lệnh phong tỏa như Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Anh.
Khi sóng Covid thứ hai xảy ra, Cơ quan Y tế Công cộng và chính phủ Thụy Điển đã ban hành các quy định cứng rắn hơn, cấm bán rượu sau 22h, giảm tụ tập công cộng từ 50 người xuống còn 8 người và chuyển các trường trung học sang dạy trực tuyến.
Người dân cũng được yêu cầu tránh các phương tiện giao thông công cộng và các cửa hàng đông đúc, hạn chế giao tiếp xã hội, không đến phòng tập thể dục, thư viện, trung tâm mua sắm hoặc những nơi công cộng khác.
Thủ tướng Thụy Điển hôm 15/12 thừa nhận giới chức y tế nước này đã đánh giá sai sóng Covid-19 thứ hai khi “không lường trước được làn sóng này” và chỉ thảo luận về những cụm dịch lẻ tẻ.
Một ủy ban độc lập đánh giá về Covid-19 cũng công bố báo cáo về chiến lược ứng phó của Thụy Điển, trong đó đánh giá chính phủ đã thất bại trong việc bảo vệ người già trong các viện dưỡng lão khỏi đại dịch. Gần một nửa số ca tử vong vì Covid-19 ở Thụy Điển là người già trong các viện dưỡng lão.
Thụy Điển loại dự án 5G, lãnh đạo Huawei lên tiếng
Chánh văn phòng hội đồng quản trị Huawei lấy làm tiếc khi Thụy Điển loại dự án 5G, cho rằng điều đó ảnh hưởng đến quyền lợi của chính người dân nước này.
Cơ quan quản lý bưu chính và viễn thông Thụy Điển (PTS) đã loại các nhà khai thác sử dụng thiết bị của Huawei khỏi mạng 5G của nước này. Cơ quan này cho rằng tất cả những cơ sở liên quan đến Trung Quốc đều có thể đe dọa an ninh quốc gia Thụy Điển.
Trước những thông tin này, ông Jiang Xisheng, Chánh văn phòng Hội đồng quản trị Huawei đã có bình luận khẳng định hành động của PTS ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của người dân Thụy Điển cũng như các nhân viên của tập đoàn.
Giới quan sát thế giới cho rằng tập đoàn Huawei bị chính phủ Trung Quốc chi phối. (Ảnh minh họa)
Theo ông Jiang Xisheng, Huawei được tạo ra nhờ sự đóng góp cổ phần của nhân viên tập đoàn. Nhà sáng lập Nhậm Chính Phi hiện nay chỉ nắm giữ khoảng 1% cổ phần công ty, phần còn lại thuộc về công đoàn.
Ông Xisheng cũng phủ định các thông tin cho rằng Huawei đang có mô hình quản trị thiếu minh bạch và tái khẳng định tập đoàn không khác gì mô hình của các công ty do nhân viên làm chủ ở các nước trên thế giới. Trong đó có cả John Lewis Partnership (công ty sở hữu chuỗi cửa hàng bách hóa nổi tiếng ở Anh) và Essilor (một công ty kính mắt quốc tế nổi tiếng có trụ sở ở Pháp).
Thực tế, có nhiều công ty Thụy Điển cũng áp dụng cơ cấu sở hữu cổ phần này. Theo khảo sát các công ty châu Âu năm 2019, có tới 11% các công ty tư nhân của Thụy Điển có kế hoạch để nhân viên nắm giữ cổ phần - con số này cao gấp đôi mức trung bình của châu Âu.
Cơ quan quản lý bưu chính và viễn thông Thụy Điển (PTS) đã loại các nhà khai thác sử dụng thiết bị của Huawei khỏi mạng 5G của nước này. (Ảnh: Getty Images)
Đại diện lãnh đạo đến từ Huawei cũng phủ nhận định kiến cho rằng Huawei chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong lĩnh vực công nghệ là nhờ sự hỗ trợ của chính phủ. " Thực tế hoàn toàn ngược lại. Chúng tôi hoạt động độc lập và tuân theo quy tắc kinh doanh chứ không phải chính trị ", ông Jiang Xisheng khẳng định.
Đồng thời, ông Jiang Xisheng cho rằng, việc ngành công nghệ của Trung Quốc phát triển nhanh và tốt đến như hiện nay là nhờ sự mở cửa kinh tế của Trung Quốc từ những năm 1980, cho phép các doanh nghiệp nước này cạnh tranh bình đẳng với các công ty như Ericsson, Nokia, Motorola, Siemens và nhiều công ty nước ngoài khác.
Ông cũng đề nghị PTS có thể đánh giá khách quan và công bằng dựa trên thực tế để đưa ra những quyết định có lợi cho Thụy Điển.
Tuổi thọ người Thụy Điển giảm vì Covid-19 Đại dịch khiến tuổi thọ người dân Thụy Điển lần đầu tiên giảm sau gần 120 năm, dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Quốc gia. Tính tới tháng 8, tuổi thọ trung bình của nam giới Thụy Điển giảm từ 81,3 xuống còn 80,8. Trong khi đó, tuổi thọ nữ giới giảm từ 84,7 xuống còn 84,4. Dựa trên diễn biến dịch...