Vừa tăng vốn, Star Beach Real huy động 150 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, lãi suất 18% nhưng không thành
Quy mô vốn điều lệ của Star Beach Real vừa tăng từ 20 tỷ đồng lên 292 tỷ đồng hồi tháng 8/2019.
Ảnh minh họa
CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Star Beach (Star Beach Real) cho biết đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ hồi tháng 8/2019 đã không phát hành được bất kỳ trái phiếu nào.
Star Beach Reak đăng ký phát hành 150 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 2 năm. Đây là trái phiếu chuyển đổi (giá chuyển đổi dự kiến 10.000 đồng/cp), không tài sản đảm bảo và có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Lãi suất trả cố định ở mức 18%/năm và trả lãi mỗi 6 tháng.
Ngoài lãi suất cho vay cao, nhà đầu tư sở hữu trái phiếu còn được mua sản phẩm của công ty với mức giá ưu đãi và chiến khấu 5-10% tùy thuộc thời hạn nắm giữ trái phiếu. Star Beach Real còn cho phép bán lại sau 6, 9, 12, 18 tháng. Công ty cam kết mua lại vô điều kiện.
Video đang HOT
Liên tục các mức lãi suất cao xuất hiện trong các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ công bố mới đây. Trước đó, trái phiếu của CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng ghi nhận mức lãi suất cao vọt (20%/năm) và đã được thực hiện thành công.
Cụ thể, tổ chức phát hành này đã phát hành 1.402 tỷ đồng trái phiếu có đảm bảo bằng tài sản, kỳ hạn 5 năm với lãi suất 20%/năm. Toàn bộ số trái phiếu này được nhà đầu tư nước ngoài mua hôm 29/10 bởi Saigon Asia Credit Ltd có trụ sở tại thiên đường thuế Cayman Islands. Số tài sản đảm bảo cho khoản vay này là 60,7 triệu cổ phiếu ACB được đăng ký sang bên nhận đảm bảo ngày 1/11. Số cổ phần trên cũng đúng bằng lượng cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận hôm 30/10. Phần lớn lượng cổ phần được bán từ chính ACB do 35,2 triệu cổ phiếu quỹ đã chuyển nhượng đúng ngày này.
Nếu không phát sinh trường hợp mua lại trước hạn do sự kiện bất thường, trái chủ sẽ nhận được lãi cuống phiếu 20% mỗi năm trong suốt 5 năm. Tổng lãi bằng đúng khoản nợ gốc (hơn 1.400 tỷ đồng).
Các mức lãi suất cao trong một số đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp là vấn đề được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lưu ý trong một cuộc họp hồi tháng 8/2019. Dù đánh giá mặt tích cực của trái phiếu doanh nghiệp trong cung cấp vốn cho thị trường, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh nếu không kiểm soát tốt việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ có rủi ro, ảnh hưởng tới thị trường tín dụng và cân đối vĩ mô.
Dự thảo Luật chứng khoán đang được hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp lần này. Lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu rà soát quy định cụ thể phát hành trái phiếu riêng lẻ theo hướng chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp có năng lực phân tích tài chính và khả năng đánh giá rủi ro. Đối với việc phát hành phát hành trái phiếu ra công chúng, Bộ Tài chính sửa đổi các quy định để rút ngắn quy trình phát hành, thúc đẩy doanh nghiệp huy động vốn theo phương thức này, gắn phát hành ra công chúng bắt buộc với xếp hạng tín nhiệm.
Thanh Thủy
Theo baodautu.vn
Tăng trưởng tín dụng năm 2019 có thể thấp nhất thập kỷ
Theo nhận định của CTCK Rồng Việt (VDSC), kết quả tăng trưởng thấp của các ông lớn ngân hàng quốc doanh như BIDV, VietinBank và Agribank có thể kéo tăng trưởng tín dụng cả năm 2019 xuống mức thấp nhất trong thập kỷ qua tại Việt Nam.
CTCK Rồng Việt (VDSC) cho biết, tính đến hết tháng 9, tăng trưởng tín dụng ước đạt 9% so với đầu năm. Nguồn: internet
Trong báo cáo thị trường mới đây, CTCK Rồng Việt (VDSC) cho biết, tính đến hết tháng 9, tăng trưởng tín dụng ước đạt 9% so với đầu năm, thấp hơn 10,3% cùng kỳ năm trước. So với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 2019, dư địa có thể tăng lên tới 5%.
Tăng trưởng tín dụng ngân hàng 9 tháng đầu năm 2019
Dựa theo tình hình tăng trưởng tín dụng tại các NHTM niêm yết, VDSC ước tính với tốc độ tăng trưởng hiện tại và trần tín dụng cho từng ngân hàng, tăng trưởng tín dụng cả năm 2019 có thể chỉ đạt 13,2% so với đầu năm. "Đây là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong thập kỷ qua tại Việt Nam", VDSC nhận định.
Theo VDSC, kết quả tăng trưởng tín dụng thấp hiện tại chủ yếu đến từ khối NHTM quốc doanh gồm BIDV, VietinBank và Agribank trong khi thành tích tại các NHTMCP tư nhân khác vẫn rất ấn tượng. Cụ thể, như VIB, TPBank, VPBank hay MB đang dần cạn dư địa khi tiến sát mức trần tín dụng cho phép của NHNN. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng của BIDV và VietinBank chỉ đạt 8,6% và 3,2% so với đầu năm, cách xa mục tiêu đầu năm, lần lượt 12% và 7%.
Tuy nhiên, theo định hướng của NHNN từ đầu năm, các nhà băng có chất lượng tài sản tốt hoàn toàn có thể được nới room tín dụng. Điều này đã từng xảy ra vào giữa năm 2019 khi các nhà băng kể trên lần lượt đáp ứng tiêu chuẩn Basel II.
Mặt khác, xét về cân đối vĩ mô, hiện nay, khoảng chênh lệch tăng trưởng tín dụng và GDP danh nghĩa ở mức 5%, thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2015-2017, 7-11%. Nên trong bối cảnh hiện nay, diễn biến kinh tế trong và ngoài nước đều khá tích cực đi kèm với mặt bằng lãi suất liên ngân hàng quay trở về giai đoạn 2017-2018, VDSC đánh giá NHNN có đủ điều kiện để cân nhắc điều chỉnh trần tín dụng cho các nhà băng.
Cùng với đó, VDSC cho biết, hiện tại đang ghi nhận một số ngân hàng đang tiến hành xin thêm room từ phía NHNN.
Theo Đình Vũ/nhadautu.vn
Tăng trưởng tín dụng khó đạt mục tiêu 14% năm 2019? Báo cáo Chiến lược tháng 11 của CTCK Rồng Việt (VDSC) mới đây đã nhấn mạnh tới tình hình tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam. Tính đến hết tháng 9/2019, tăng trưởng tín dụng ước đạt 9%, thấp hơn mức 10,3% cùng kỳ năm trước. So với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2019, dư địa có thể tăng lên...