Vừa sinh ra, trẻ cũng có thể mắc bệnh tình dục
Đó chính là bệnh giang mai bẩm sinh mà mẹ truyền cho trẻ.
Những người bị bệnh giang mai mà không biết hoặc không điều trị tích cực khi sinh con có thể truyền cho con trở thành bệnh giang mai bẩm sinh.
Bệnh dễ trở thành mãn tính
Giang mai là bệnh xuất hiện từ thời thượng cổ, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Và đến nay căn bệnh này vẫn là nỗi ám ảnh của các bác sĩ.
Đưa con đi khám vì bé hay quấy khóc, thiếu máu nặng, vàng da. Chị Nguyễn Thị Hạnh trú tại Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội chết điếng khi bác sĩ chẩn đoán cháu bị giang mai bẩm sinh. Chị Hạnh cho biết từ trước đến nay chị và chồng đều không biết tới bệnh này.
Khi mang thai, chị Hạnh đi khám và không bao giờ được nhắc nhở về bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chị Hạnh cũng không tin con bị bệnh bẩm sinh mà lây từ chị sang nên chị tiếp tục cho con đi kiểm tra. Kết quả, khi bác sĩ cho thử phản ứng RPR là dương tính, tiếp tục theo dõi, trong một năm kết quả vẫn là dương tính, khuyến cáo điều trị bệnh.
Lúc này, chồng và chị Hạnh đều đổ lỗi cho nhau không biết lây bệnh từ ai. Bản thân chị Hạnh cũng không biết vì sao, ai là người truyền bệnh vì trước khi kết hôn chị cũng có đời sống tình cảm không được tốt cho lắm. Vì chuyện này, hai vợ chồng chị thường xuyên cãi nhau.
Hay trường hợp của bé gái con chị Nguyễn Thị Điệp trú tại Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội thì khác. Chị Điệp thấy con xuất hiện các nốt phỏng ở tay không khỏi, bé quấy khóc nhiều. Ban đầu chị còn tưởng bé bị tay chân miệng nhưng đi khám thì không phải mà bé bị giang mai bẩm sinh.
Nói đến giang mai bẩm sinh, chị Điệp và chồng chỉ im lặng. 38 tuổi, chị Điệp và chồng bàn nhau sinh thêm đứa thứ 3 với hi vọng được cậu con trai cho đủ nếp, đủ tẻ. Niềm vui cũng được toại nguyện khi chị Điệp sinh được bé trai nặng 3,2 kg. Những ngày đầu, bé hay quấy khóc chị tưởng con khóc rạ đề như những đứa trẻ khác nhưng vài tháng sau cháu xuất hiện các phỏng nước và căn bệnh chính là giang mai bẩm sinh.
Hình ảnh bệnh giang mai biểu hiện ngoài da.
Chị Điệp rầu rĩ chia sẻ ‘chồng tôi là lái xe đường dài, cơm chợ, vợ đường là điều khó tránh khỏi. Chỉ tiếc, vợ chồng không biết bệnh sớm đi chữa để lây cả sang cho con’. Nhìn đứa trẻ bé xíu đã phải trị căn bệnh do bố mẹ chúng bất cẩn mang lại, người mẹ như thắt từng khúc ruột. Dù đã quá ân hận nhưng vợ chồng anh chị cũng không thể làm thay đổi được điều gì.
Video đang HOT
Căn bệnh ẩn đi đáng sợ
Bác sĩ Phùng Thanh Vân, Khoa Sản và Da liễu, bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết căn bệnh giang mai là căn bệnh thật sự đáng sợ và nó vẫn gia tăng hàng ngày. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (chủ yếu): Các phương thức quan hệ gồm giao cấu, hôn, vuốt ve tiếp xúc qua da với những dịch tiết sinh dục của người bị bệnh.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc gián tiếp như các đồ vật dùng chung với người bị giang mai như quần áo, chăn gối, đồ dùng cá nhân, nhà vệ sinh và khăn tắm,… mà có dịch tiết, máu, mủ của người bệnh. Bệnh cũng lây qua việc tiêm chích, truyền máu… đều có thể làm cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Bác sĩ Vân cho biết thơi gian u bênh chuyên qua giai đoan này khoang 3 – 4 tháng. Nêu phát hiên đươc bênh ơ giai đoạn này bác sĩ có thể điều trị được. Nhưng giai đoan này cung hiêm ngươi biêt để đến khám, đa số họ để đến giai đoạn muộn khi giang mai đã xâm nhập sâu rộng và các bộ phận khác trên cơ thể như các tổn thương ở da, niêm mạc, cơ, xương, nội tạng, nhất là tim mạch và thần kinh.Có dạng giang mai bẩm sinh do mẹ lây qua con trong thời gian mang thai.
Bệnh rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai, những bà mẹ khi mang thai mà chẳng may bị giang mai không điều trị thì nguy cơ truyền lây nhiễm cho đứa trẻ trong bụng là khó tránh khỏi.
Bình thường, ở giai đoạn này có thể gây sảy thai, thai chết lưu trước khi sinh. Tỷ lệ thai lưu tầm 10 % tuy nhiên bệnh sẽ ở dạng di truyền sang cho trẻ con. Trẻ có thể phát bệnh sớm từ 3 đến 4 tháng sau sinh nhưng có những trẻ bị bệnh này tái phát sau 3 tuổi. Việc điều trị cũng không hề đơn giản vì lúc này bệnh đã ảnh hưởng đến thần kinh. Biểu hiện trẻ quấy khóc, thiếu máu, vàng da, sung hạch, lách.
Bác sĩ Vân nhấn mạnh giang mai là một bệnh dễ lây nhiễm và gây những biến chứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy các bà mẹ có dấu hiệu của bệnh giang mai cần điều trị trước khi có con để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Khi thấy xuất hiện các điểm găng ban đỏ ở da cần đi kiểm tra ngay nhất là những người có đời sống tình dục rộng rãi.
Theo Quế Vân/Suckhoedoisong.vn
Những thắc mắc phổ biến về bệnh tình dục
Nếu quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su, có nhiều bạn tình, bạn nên kiểm tra sàng lọc HIV, giang mai, viêm gan B.
Dưới đây, bác sĩ Mary M. Gallenberg, trợ lý giáo sư khoa sản và phụ khoa, Cao đẳng Y Mayo Clinic, Mỹ giải đáp trên trang Health một số câu hỏi về các bệnh lây truyền qua đường tình dục:
Bao lâu nên đi khám sàng lọc các bênh lây truyền qua đường tình dục?
Hãy đi kiểm tra ngay nếu chồng (vợ) hoặc bạn tình được chẩn đoán mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nếu bạn có một trong những dấu hiệu sau:
- Dương vật hoặc âm đạo tiết dịch bất thường.
- Bị đau hoặc rát khi đi tiểu.
- Cảm giác ngứa ở bộ phận sinh dục.
- Có một hoặc nhiều vét loét ở vùng này.
Nếu đang ở độ tuổi 25 hoặc dưới, có hoạt động tình dục thường xuyên, bạn nên đi kiểm tra mỗi năm một lần vì nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục của nhóm tuổi này cao hơn những người lớn tuổi. Nếu bạn trên 25 tuổi và có bạn tình mới hoặc nhiều đối tác thì cũng nên kiểm tra định kỳ hàng năm.
Nên làm những xét nghiệm gì khi đi khám phụ khoa?
Nếu đang có quan hệ tình dục và ở độ tuổi 25 hoặc trẻ hơn hoặc bất kỳ độ tuổi nào khi có bạn tình mới, bạn cũng nên đi xét nghiệm định kỳ sàng lọc các bệnh chlamydia, bệnh lậu và làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP) để sàng lọc sớmung thư cổ tử cung - nguyên nhân gây bệnh do vi-rút HPV.
Ngoài ra, nếu có quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su, có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình hoặc biết mình mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác thì nên kiểm tra sàng lọc HIV, giang mai và viêm gan B.
Tôi nên làm gì khi cảm thấy quá xấu hổ để nói với đối tác rằng mình có bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Phần lớn mọi người đều do dự khi chia sẻ thông tin cá nhân này, tuy nhiên điều này là cần thiết để bảo vệ chính bạn và nửa kia; việc có biện pháp an toàn là điều bắt buộc.
Khám bệnh định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện bệnh lây truyền qua đường tình dục (Ảnh minh họa: Internet)
Tôi có thể biết mình có bị nhiễm HIV mà không cần xét nghiệm máu?
Câu trả lời là không. Bạn cần làm xét nghiệm máu để phát hiện vi-rút HIV.
Tôi có thể bị nhiễm HIV khi quan hệ qua đường miệng?
Trường hợp này tương đối hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ nhỏ lây nhiễm khi quan hệ qua đường miệng không an toàn. Vi-rút này có thể lây truyền qua vết xước và loét trong miệng, hậu quả do việc bạn ăn thức ăn cứng, đánh răng hoặc nhai kẹo cao su.
Việc mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục làm tăng nguy cơ bị nhiễm HIV?
Câu trả lời là đúng. Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra viêm bộ phận sinh dục, giảm khả năng bảo vệ của cơ thể trước vi-rút HIV.
Sử dụng bao cao su giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ bằng đường dưới, hậu môn hay đường miệng. Bao cao su có hiệu quả bảo vệ tốt nhất giúp bạn ngừa các bệnh như HIV, chlamydia, lậu nhưng lại kém hiệu quả với vi-rút HPV, herpes sinh dục hoặc giang mai- bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp da-da.
Được chẩn đoán bị viêm nhiễm HPV, đồng nghĩa với việc tôi sẽ bị ung thư cổ tử cung?
Điều này không hoàn toàn đúng. Có khoảng hơn 100 tuýp vi-rút HPV và chỉ khoảng 13 chủng liên quan đến ung thư cổ tử cung. Làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP) định kỳ là việc cần thiết để đảm bảo bạn không bị ung thư cổ tử cung.
Bệnh lây truyền qua tình dục nào không có biểu hiện?
Phụ nữ mắc các bệnh lậu, chlamydia, HIV, giang mai thường không có bất kỳ biểu hiện gì rõ ràng. Khám bệnh định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện những bệnh này.
Theo Hà An/Vnexpress.net
Mắc bệnh tình dục không do quan hệ Herpes dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp, vì vậy không chạm vùng có sang thương của mình vào người khác như hôn, sờ, chạm. Herpes (herpes simplex virus - HSV) Là bệnh được mọi người nghĩ đến đầu tiên khi nói đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhiều người thường nghĩ, Herpes chỉ lây nhiễm qua đường...