Vừa sinh con đầu lòng ở viện, vợ trẻ đau đớn nằm nghỉ nhưng chồng liên tục bảo nhường giường để anh chợp mắt
Sau sinh, người vợ cứ tưởng được chồng chăm sóc và nâng niu, nào ngờ thái độ của anh đã khiến sản phụ rất bất bình và ly hôn ngay lập tức.
Mới đây, một bà mẹ trẻ người Mỹ tên Lizzie đã chia sẻ lại câu chuyện đi đẻ đầy tủi thân của mình trên Tiktok. Chia sẻ này của cô đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm của các mẹ bỉm sữa.
Lizzie cho biết đây là lần mang thai con đầu lòng của cô. Bởi vậy khi đến ngày sinh, cô rất háo hức vì sắp được gặp con yêu chào đời. Nhưng sau đó, Lizzie đã phải trải qua ca vượt cạn vất vả khi dùng hết sức lực để sinh con nặng 3,4kg.
Được biết ca sinh thường này của bà mẹ trẻ kéo dài cả đêm, nhiều lúc tưởng đã lâm nguy vì con bị kẹt lại bên trong. Nhưng với sự giúp đỡ của ê kíp bác sĩ mà cuối cùng Lizzie cũng đã hạ sinh thành công con đầu lòng.
Lizzie chia sẻ câu chuyện của mình trên Tiktok và được rất nhiều chị em công khai đồng tình.
Vừa từ “cửa tử” trở về, Lizzie đã mặc định nghĩ rằng sẽ được chồng càng yêu thương, chiều chuộng và chăm sóc 2 mẹ con nhiều hơn. Song sự thật lại trái với suy nghĩ của cô.
Trong khi Lizzie nằm trên giường nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe khi đã bị rút cạn sau vượt cạn thì chồng cô lại thờ ơ, không hề quan tâm đến những cơn đau sau sinh của vợ. Anh liên tục than phiền phải thức trắng đêm canh vợ sinh con nên mệt mỏi.
Khi biết bệnh viện không có giường dành cho người thân, người chồng này còn thẳng thừng đề nghị người vợ mới sinh là: “Hay em xuống sofa nằm để anh lên giường chợp mắt”. Nghe chồng nói mà Lizzie không tin vào tai mình vì bị chồng đối xử quá tồi tệ. Sau khi nghe câu nói vô tâm từ chồng, mọi tình cảm trong lòng sản phụ này đều tan biến hết. Lizzie đã quyết định ký đơn ly hôn ngay sau đó: “Không tin được anh ta bắt tôi bê cơ thể đau nhức sau sinh này xuống ghế để lấy chỗ rồi nằm ngủ, từ khi nghe câu nói đó, tôi đã hết sạch tình cảm với chồng”.
Quyết định ly hôn của Lizzie được rất nhiều chị em công khai đồng tình. Hầu hết mọi người đều cho rằng chồng cô quá tệ bạc, không biết chia sẻ cũng như không thấu hiểu cho nỗi khổ của vợ khi phải sinh con.
8 cách để đấng mày râu giúp vợ chăm con sau sinh
Phụ nữ phải trải qua những phút giây khó khăn, vô cùng đau đớn khi đứa con chào đời. Do đó, bạn hãy giúp vợ chăm con sau sinh để cô ấy nhanh phục hồi.
Thay tã cho con: Trẻ sơ sinh thường tè dầm rất nhiều lần trong ngày nên bạn sẽ có nhiều cơ hội để thực hành việc thay tã cho con. Thay vì hy vọng người nào đó có thể giúp mình thay tã, bạn hãy tập làm quen với công việc này.
Video đang HOT
Hỗ trợ cho con bú: Sau khi sinh, cơ thể của vợ còn yếu và cần thời gian để phục hồi sức khỏe. Do đó, hãy tạo điều kiện để cho vợ nghỉ ngơi nhiều hơn. Tuy không thể cho con bú nhưng bạn có thể bế con đến gần vợ mỗi khi bé đói và dỗ bé ngủ. Sau khi vợ cho con bú, bạn sẽ giúp con ợ hơi, tránh tình trạng nôn trớ, làm mất công và lượng sữa mẹ.
Cho con ngủ: Bên cạnh việc thay tã, bú mẹ, giấc ngủ cũng là vấn đề mà nhiều bố mẹ nên quan tâm. Tuy nhiên, dựa vào chu kỳ giấc ngủ và sự phát triển của não, có những ngày trẻ không ngủ trong vòng nhiều giờ. Để giúp con dễ ngủ, bạn có thể mua một cái địu và đặt con vào đó. Dụng cụ này có thể giúp bạn bế con khi đi một quãng đường dài.
Là chỗ dựa tinh thần cho vợ: Sau sinh, người vợ thường cần một chỗ dựa và sự quan tâm chăm sóc từ chồng. Cơ thể của vợ sẽ có những thay đổi trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, cô ấy còn phải đối mặt với nhiều áp lực từ việc chăm sóc con và bản thân.
Phụ nữ phải trải qua những phút giây khó khăn, vô cùng đau đớn khi đứa con chào đời. (Ảnh minh họa)
Do đó, lời khuyên từ người thân hay bạn bè đều rất hữu ích. Nếu cô ấy cảm thấy thất vọng về một việc nào đó hay ai đó, bạn hãy luôn bên cạnh và ủng hộ cô ấy. Có thể cô ấy không cần bạn giải quyết vấn đề mà chỉ cần bạn lắng nghe là đủ.
Tắm cho con: Lần đầu tiên tắm con, bạn có thể cảm thấy lúng túng. Lúc này, các thành viên trong gia đình có thể giúp bạn. Tuy nhiên, khi trời lạnh hay quá bận rộn, bạn hãy lau sơ người bé bằng khăn ướt đã giặt sạch vì trẻ sơ sinh chưa hoạt động nhiều nên ít bẩn hơn.
Chuẩn bị bữa ăn: Việc chuẩn bị bữa ăn được xem là việc quan trọng. Một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ đảm bảo năng lượng và giúp vợ bạn phục hồi cơ thể nhanh hơn. Những món ăn có thể ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa mẹ. Do đó, để đảm bảo vợ luôn đủ sữa, bạn có thể tìm hiểu thông tin trên mạng, sách báo… để bạn có thể nấu những món ăn ngon và lợi sữa cho vợ. Nếu không biết nấu, bạn có thể nhờ người thân hoặc người giúp việc giúp đỡ trong việc nấu các món ăn bổ dưỡng.
Làm việc nhà: Giữ nhà cửa sạch sẽ cũng rất cần thiết khi bạn có con nhỏ. Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu, có thể dễ dàng bị bệnh, nhất là trong môi trường không vệ sinh. Vì vậy, bạn nên tự dọn dẹp vệ sinh nhà cửa hoặc thuê người dọn dẹp theo giờ.
Chuẩn bị sẵn các dụng cụ cho con: Bạn ngạc nhiên khi thấy con yêu cần rất nhiều dụng cụ hỗ trợ với những công dụng riêng. Bạn cũng nên làm một cái nôi, cũi để con có thể ngủ thoải mái trên đó. Một điều quan trọng là bạn nên rửa sạch bình sữa, núm vú và dụng cụ bơm sữa sau mỗi lần sử dụng. Còn trước khi sử dụng, bạn khử trùng các dụng cụ này bằng nước sôi hay dùng máy tiệt trùng bình sữa.
Ngày bác hàng xóm mất, mẹ cuống cuồng gọi điện bảo con gái về và tiết lộ sự thật
Tôi còn nhớ ngày còn nhỏ, có mấy lần mẹ còn bị các bác hàng xóm nói này nói kia. Bị nói vậy mà mẹ im lặng, chỉ biết khóc.
Từ khi sinh ra đến nay, tôi còn cứ nghĩ nhà chỉ có một mẹ một con. Bởi lúc nào mẹ cũng bảo, bố mất từ khi tôi còn chưa chào đời. Thậm chí ông bà ngoại và các cậu mợ cũng đều nói vậy nên tôi tin sái cổ.
Càng lớn lên, tôi càng thương mẹ một mình bao năm nuôi con gái khôn lớn. Nhưng tôi cũng thấy lạ là, sao bố mất mà mẹ lại chẳng giữ được bất cứ tấm hình nào của ông. Thậm chí ảnh cưới của 2 người cũng không có. Tôi chưa bao giờ thấy mọi người nhà nội tìm đến nhà thăm hỏi.
Thắc mắc thì mẹ đều gạt đi bảo vì bố mất quá đau lòng nên mẹ đã đốt hết ảnh cũ. Còn nhà nội thì do 2 người đến với nhau mà không được sự đồng ý của bên ấy nên bà không qua lại từ đó. Mỗi lần kể chuyện này, tôi lại thấy mẹ buồn rầu nên nghĩ chắc đó là quá khứ bà không muốn nhắc đến. Cũng từ đó tôi chẳng bao giờ hỏi han lại chuyện cũ vì không muốn khiến bà phải phiền lòng nữa.
Cũng từ đó tôi chẳng bao giờ hỏi han lại chuyện cũ vì không muốn khiến bà phải phiền lòng nữa. (Ảnh minh họa)
Phải nói rằng mẹ tôi đẹp và đảm đang lắm. Tuy 1 mình nuôi con nhưng bà chẳng bao giờ để tôi thiếu thứ gì. Bà có rất nhiều người để ý nhưng không có ý định đi bước nữa. Cũng vì điều này mà bà nhận được rất nhiều lời dị nghị, đàm tiếu của những người xung quanh.
Tôi còn nhớ ngày còn nhỏ, có mấy lần mẹ còn bị các bác hàng xóm nói này này kia. Nhưng mà mẹ im lặng, chỉ biết khóc, không nói lại họ câu nào. Tôi biết mẹ không phải là người như vậy nên ra sức bênh vực.
Bị nhiều tai tiếng nên hàng xóm quanh nhà ít người thân thiện với mẹ lắm. Mẹ chỉ có bạn ở xa hay làng bên. Còn ngay cả nhà bác hàng xóm sát vách cũng như mặt trăng mặt trời với nhà tôi.
Lại nói về bác hàng xóm sát vách nhà tôi. Chẳng hiểu sao bao năm nay dù vợ đã mất từ lâu mà bác ấy cũng không đi bước nữa mà chỉ sống với con trai độc nhất. Con bác ấy hơn tôi vài tuổi nhưng nghe nói ích kỷ lắm. Thỉnh thoảng gặp 2 bố con nhà bác ấy mà tôi thấy họ nhìn tôi với ánh mắt rất lạ, khó định nghĩa. Tôi cũng chỉ chào hỏi qua loa cho xong vì nghĩ chắc họ soi mói không ưa người mẹ nhiều tai tiếng của mình.
Khi tôi lớn ra trường đi làm và ở lại thành phố thì cũng ít quan tâm đến chuyện của mẹ và cuộc sống không có bố của mình. Với tôi, mẹ là quan trọng nhất, làm được bao tiền tôi đều gửi về cho bà cầm.
Tới một ngày mẹ gọi điện buôn chuyện và thông báo bác hàng xóm cạnh nhà bị ung thư gan giai đoạn cuối. Thật sự chỉ là hàng xóm với nhau và ít giao tiếp nhưng tôi cũng thấy buồn.
2 tháng sau thì mẹ lại gọi báo bác ấy mất và giục tôi về nhà vì bảo mất ngủ khi ở gần nhà có đám tang.
Vừa về nhà, cũng là lúc bà giục tôi sang bác hàng xóm viếng cùng: "Sang thắp cho bố con nén nhang đi".
Tôi ớ người trước câu nói của mẹ. Lúc này mẹ mới nức nở kể rằng ông ấy chính là bố đẻ của tôi. Do vợ ông ấy mất từ khi mới sinh con trai đầu lòng nên 2 người đã qua lại với nhau rồi có tôi. Song do con trai duy nhất của ông ấy không đồng ý mối quan hệ này nên bao năm họ cứ giấu kỹ, chỉ ít người biết.
Còn bà bao năm nay dù không đến được với ông nhưng cũng không đi bước nữa. Bởi sau sinh tôi, bà bị băng huyết, tử cung co hồi kém, tím tái, chảy máu liên tục, không đáp ứng với thuốc điều trị (đờ tử cung) nên bác sĩ phải cắt tử cung để cầm máu cứu tính mạng. Từ đó bà không còn khả năng sinh đẻ nữa nên không muốn bước tiếp với ai.
Có nằm mơ tôi cũng chẳng bao giờ nghĩ, người hàng xóm ngay cạnh nhà lại là bố đẻ của mình. (Ảnh minh họa)
Có nằm mơ tôi cũng chẳng bao giờ nghĩ, người hàng xóm ngay cạnh nhà lại là bố đẻ của mình. Nhưng giờ ông cũng đã mất rồi, tôi cũng chỉ biết sang nhà thắp cho ông nén nhang tiễn biệt như mọi hàng xóm khác thôi.
Những ngày này, cứ nghĩ về mẹ tôi lại thấy thương vì biết bà chịu quá nhiều thiệt thòi. Đã không đến được trọn vẹn với người đàn ông mình yêu còn bị đờ tử cung sau sinh nữa. Tìm hiểu tôi mới biết đó là biến chứng rất nguy hiểm sau sinh nên chị em nhớ có biện pháp phòng trước để tránh biến chứng xảy ra với thai kỳ của mình như mẹ tôi nhé.
Đờ tử cung - biến chứng nguy hiểm sau sinh
Đờ tử cung là biến chứng nguy hiểm đối với phụ nữ sau sinh. Đờ tử cung xảy ra khi tử cung của người mẹ không thể co hồi lại sau khi sinh con, nguy cơ dẫn đến tai biến băng huyết sau sinh.
Theo thống kê, đờ tử cung chiếm 80% nguyên nhân gây băng huyết sau sinh và rất nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ. Đờ tử cung thường gặp ở những sản phụ có nguy cơ cao như: sinh đa thai (sinh đôi/sinh ba); thai to; đa ối; người mẹ có thể trạng yếu hoặc người mẹ đã từng sinh nở nhiều lần cấu tạo cơ bụng kém.
Tuy nhiên, đờ tử cung sau sinh cũng có thể xảy ra ở những sản phụ không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào kể trên. Và không phải mọi trường hợp đờ tử cung đều có thể dự phòng được dù bác sĩ sản khoa luôn chú ý kiểm soát đờ tử cung ở giai đoạn sau chuyển dạ.
Trường hợp sản phụ bị đờ tử cung nếu dùng các thuốc tăng co tích cực không hiệu quả, cần phải có biện pháp phẫu thuật sớm, thắt động mạch tử cung và thắt tiếp các nhánh mạch khác (nếu thắt động mạch tử cung không đạt kết quả) để cầm máu giúp bảo tồn tử cung cho sản phụ.
Với phụ nữ mang thai, đặc biệt là những thai phụ mang thai đôi, thai quá to hoặc từng có tiền sử băng huyết sau sinh nên đi kiểm tra thai kỳ thường xuyên tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị sản khoa hiện đại để được quản lý thai nghén một cách toàn diện nhất.
Bên cạnh đó, thai phụ cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và chú ý bổ sung nhiều thực phẩm giàu hàm lượng sắt trong thai kỳ.
Mẹ chồng dẫn 1 người đàn ông lạ mặt về giới thiệu cho con dâu Mẹ chồng càng hồ hởi khen ngợi người đàn ông đó bao nhiêu thì cõi lòng tôi càng lạnh giá bấy nhiêu. Ảnh minh họa Đang sống hạnh phúc thì chồng tôi gặp tai nạn lao động, mất trên đường chuyển đến bệnh viện. 27 tuổi, đang mang thai 6 tháng, tôi bỗng chốc thành góa phụ. Đau đớn, tôi khóc ròng rã...