‘Vua sân cỏ’ – Lương cao, trách nhiệm cũng phải cao
Tại V-League 2022, số lượng trọng tài FIFA chỉ có 3 người, gồm các ông Hoàng Ngọc Hà, Ngô Duy Lân và Nguyễn Mạnh Hải.
Con số này chỉ hơn số lượng trọng tài FIFA của Brunei (2 người), ngang bằng Campuchia, Lào, Philippines. Trong khi đó, Singapore và Thái Lan có nhiều trọng tài cấp FIFA nhất với 6 người. Myanmar có 4 trọng tài FIFA, còn Indonesia và Malaysia cùng có 5 trọng tài FIFA.
Việc có ít trọng tài FIFA khiến Ban trọng tài Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) cùng Ban tổ chức V-League gặp khó trong việc cắt cử người cầm còi ở những trận cầu đinh. Thậm chí, ngay cả khi đã có trọng tài đẳng cấp cầm còi thì đáng tiếc, sai lầm lại đến từ “vua sân cỏ”. Điển hình như việc trọng tài FIFA Ngô Duy Lân không nhìn thấy tình huống Duy Mạnh giẫm vào chân tiền đạo H.Bruno ( Hoàng Anh Gia Lai) trong vòng cấm ở trận đấu Hà Nội thắng Hoàng Anh Gia Lai 2-1 (vòng 12 V-League 2022). Pha bóng trên diễn ra ở phút 33, lúc tỷ số đang là 0-0 và trước đó, Duy Mạnh đã nhận một thẻ vàng.
Nếu trọng tài bắt đúng, trung vệ Hà Nội FC sẽ phải nhận thêm thẻ phạt, đồng nghĩa bị đuổi khỏi sân và Hoàng Anh Gia Lai được hưởng phạt đền. Sau trận đấu này, trọng tài Ngô Duy Lân thừa nhận xử lý sai lầm trong tình huống trên và đã nhận án kỷ luật, không được phân công làm nhiệm vụ ở vòng 13, 14 V-League 2022.
Trọng tài Ngô Duy Lân không được cắt cử làm nhiệm vụ ở vòng 14 V-League 2022, diễn ra vào cuối tuần này.Ảnh: MINH TÚ.
Hiện nay, thu nhập của trọng tài khá cao, các ông “vua sân cỏ” có thể kiếm thu nhập tốt nếu được thường xuyên phân công nhiệm vụ. Mỗi trận đấu ở V-League, trọng tài chính nhận thù lao 8 triệu đồng, trợ lý trọng tài nhận 6 triệu đồng/người, giám sát trọng tài nhận 6 triệu đồng, giám sát trận đấu hưởng 7 triệu đồng.
Ngoài chi phí làm nhiệm vụ thì tổ trọng tài còn được trả kinh phí di chuyển (máy bay), ăn nghỉ (khách sạn), tính ra khoảng 5 triệu đồng/người. Thu nhập cao đồng nghĩa với trách nhiệm lớn. Tuy nhiên, gần như vòng đấu nào ở V-League, các đội cũng lên tiếng phàn nàn về công tác cầm cân nảy mực của đội ngũ trọng tài.
Video đang HOT
Thấu hiểu nỗi khổ của các đội bóng, ông Dương Văn Hiền, Trưởng ban trọng tài VFF chia sẻ: Trước mỗi vòng đấu, ban trọng tài luôn nhấn mạnh tổ trọng tài cần phải tập trung xuyên suốt trong cả quá trình diễn ra trận đấu. Chúng tôi thường xuyên nhắc nhở, động viên để anh em trọng tài hoàn thành tốt vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình.
Cũng theo ông Dương Văn Hiền, sau mỗi vòng đấu, ban trọng tài đều tổng hợp video về các tình huống nổi bật, cả những tình huống sai sót lẫn những tình huống khó được trọng tài xử lý tốt. Đối với mỗi tình huống, ban trọng tài tiến hành phân tích, lý do vì sao lại mắc sai sót sẽ được nêu cụ thể để các trọng tài có thể học hỏi, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân khi làm nhiệm vụ.
Trong vài năm trở lại đây, việc phát triển trọng tài ở Việt Nam gặp khó cả về số lượng và chất lượng, bởi tính chất khắt khe trong công tác đào tạo cùng thời gian phát triển, thử thách kéo dài nhiều năm. Để được cầm còi ở giải U.19, U.21 quốc gia, các trọng tài phải mất 1-2 năm hành nghề. Nếu bắt tốt mới được phân công làm nhiệm vụ ở giải hạng Nhì, hạng Nhất quốc gia, rồi kế đến mới là V-League.
Áp lực vô hình của trọng tài FIFA ở V.League
Lần lượt các trọng tài FIFA Hoàng Ngọc Hà, Ngô Duy Lân đều mắc sai sót còn Nguyễn Mạnh Hải gây tranh cãi trong các trận đấu V.League gần đây.
Sai sót của trọng tài Ngô Duy Lân trong trận Hà Nội thắng 2-1 trước HAGL được nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong những ngày qua. Nó không đơn giản là một lỗi nghiêm trọng mà nó còn đến từ nhận định của trọng tài giỏi nhất bóng đá Việt Nam thời điểm này.
Trước đó, hai trọng tài đẳng cấp khác là Hoàng Ngọc Hà mắc lỗi ở trận Hải Phòng thắng Bình Định, còn ông Nguyễn Mạnh Hải gây tranh cãi.
Sai sót của trọng tài Ngô Duy Lân khiến V.League 2022 dậy sóng. Ảnh: Minh Chiến.
Áp lực của trọng tài FIFA
Lực lượng trọng tài cấp FIFA của Việt Nam thuộc nhóm ít nhất khu vực Đông Nam Á. Mùa giải 2022, ngoài hai ông Duy Lân và Hoàng Hà, trọng tài Mạnh Hải mới lần đầu đạt cấp FIFA. Ban trọng tài VFF có thêm lựa chọn để phân công người làm những trận đấu "nóng" khi các cặp đấu hay ngày càng nhiều.
Trọng tài người Hải Phòng ngay lập tức "chia lửa" với hai đàn anh bằng việc bắt chính đến 9 trận sau 12 vòng đấu. Ông rút ra 2 thẻ đỏ và 28 thẻ vàng. Trọng tài Duy Lân rút 2 thẻ đỏ và 29 thẻ vàng sau 8 trận. Ông Ngọc Hà, người bị CĐV Hải Phòng phun nước bọt, làm 7 trận với 13 thẻ vàng. Số thẻ vàng, thẻ đỏ cũng phản ánh một phần tính chất trận đấu mà cả ba người phải làm nhiệm vụ.
Trọng tài là nghề nhạy cảm, đứng giữa ranh giới đúng sai trong tíc tắc. Trọng tài FIFA, trọng tài giỏi không có nghĩa là không có lúc mắc sai lầm. Hơn nữa, những trận đấu "nóng" thì sai sót đó sẽ được chú ý và tranh cãi nhiều hơn, đặc biệt là các trọng tài giỏi, uy tín như các trọng tài được FIFA công nhận.
Ban trọng tài VFF muốn "bảo vệ" các trọng tài FIFA không dễ. Bởi lẽ, rủi ro trong các trận đấu "độ khó cao" là rất nhiều. Trọng tài Duy Lân sẽ nghỉ vài vòng vì lỗi nghiêm trọng làm thay đổi kết quả trận đấu. Hay như trọng tài Ngọc Hà bị "treo còi" một trận chỉ vì làm ảnh hưởng kết quả trong trận Hải Phòng thắng Bình Định. Đó là tình huống Hồ Tấn Tài dùng tay chơi bóng trong vòng cấm.
Trọng tài Mạnh Hải thì tạo ra tranh cãi lớn sau trận Hà Nội thắng SLNA. Ông rút thẻ đỏ cho ngoại binh Olaha vì lỗi đánh nguội và cho chủ nhà hưởng phạt đền khi cầu thủ đội khách để bóng chạm tay. Trọng tài người Hải Phòng không rút thẻ đỏ cho Phạm Mạnh Hùng ở trận Nam Định thắng TP.HCM. Tuy nhiên, nhận định của trọng tài FIFA có cơ sở nên được Ban trọng tài ủng hộ ở hai trận này. Dẫu vậy, ông Hải nhận nhiều chỉ trích từ CĐV trên trang cá nhân.
Từ trong sân ra bên ngoài sân và ở mạng xã hội, không riêng trọng tài FIFA, trọng tài Việt Nam "bị" tấn công trên mọi mặt trận. HLV Petrovic vừa bị cấm chỉ đạo do hung hăng phản ứng trọng tài. Trước đó, một trọng tài V.League bị đấm trên sân Nha Trang hay gần đây là cảnh ông Ngọc Hà bị CĐV Hải Phòng phun nước bọt vào mặt. Áp lực của trọng tài, đặc biệt là trọng tài FIFA rất lớn.
Các trọng tài giỏi sẽ được công nhận bằng danh hiệu "Còi vàng" vào cuối mùa và với những người thường thổi những trận đấu khó, danh hiệu này khó đạt.
Trọng tài sai sót thì trách nhiệm thuộc về Ban trọng tài VFF. Ảnh: Quang Thịnh.
Trách nhiệm của Ban trọng tài VFF
Trước đây, số lượng trọng tài FIFA của Việt Nam lên đến 5 người, nhưng sau này chỉ còn còn 2 suất và kéo dài đến trước mùa giải 2022. Tìm và đào tạo trọng tài giỏi là vấn đề không được Ban trọng tài VFF làm tốt trong các năm trước. Có trọng tài không muốn lên cấp, có trọng tài FIFA bất mãn mà nghỉ, có trọng tài nỗ lực lấy lại danh hiệu FIFA nhưng không được tạo điều kiện.
Giải pháp của Ban trọng tài VFF luôn là "VAR" - Công nghệ Video Hỗ trợ Trọng tài. Từ lúc VAR được áp dụng rộng rãi trên thế giới và gần nhất là ở giải Thai League của Thái Lan, nó như phao cứu sinh cho các trận đấu. Tất nhiên, giải pháp này sẽ cải thiện rất lớn đến các quyết định của trọng tài, nhưng dấu hiệu về ngày bóng đá Việt Nam được sử dụng công nghệ này còn xa và mơ hồ.
Ngay cả khi có VAR, trọng tài vẫn là người đưa ra quyết định. Vì thế, năng lực trọng tài mới là cái cốt lõi cần tập trung đầu tư. Trọng tài trẻ thiếu cơ hội thể hiện để được đánh giá. Mùa giải 2022, chỉ có hai trọng tài trẻ được bắt chính là ông Trần Ngọc Nhớ và Lê Vũ Linh. Ban trọng tài VFF phải gọi thêm các trọng tài cũ, từng mắc sai sót và đã được thử thách ở giải hạng Nhất, lên V.League làm việc.
Trọng tài FIFA như tấm khiên của Ban trọng tài VFF. Tuy nhiên, việc cả ba trọng tài FIFA đều mắc sai sót, gây tranh cãi khiến những người có trách nhiệm thì phải xem lại công tác đào tạo và phân công trọng tài. Việc dồn trận cho ba trọng tài FIFA dẫn đến khủng hoảng. Trọng tài Duy Lân, người được xem là công tâm, uy tín nhất trong giới lúc này, phải đối diện nhiều dèm pha vì quyết định của ông có lợi cho đội bóng của bầu Hiển.
Theo đánh giá của Trưởng ban Trọng tài VFF Dương Văn Hiền, công tác trọng tài lượt đi tốt hơn mùa giải năm ngoái. Trách nhiệm của Ban trọng tài VFF là làm sao giảm thiểu tối đa sai sót của trọng tài. Bên cạnh đó, Ban trọng tài VFF phải có tiếng nói mạnh hơn với VPF và VFF trong việc thúc đẩy triển khai kế hoạch đưa VAR vào bóng đá Việt Nam trong tương lai gần.
Từ mùa giải 2020 đến trước thềm 2022, Việt Nam chỉ còn 2 trọng tài FIFA. Đồ họa: Minh Phúc.
Nhà giàu vẫn khóc Ba đội bóng ở cuối bảng xếp hạng V-League 2022 là TP Hồ Chí Minh, Nam Định và Sài Gòn FC, những câu lạc bộ (CLB) được cho là không nghèo mùa giải này, ấy vậy mà giờ đây đều đang gấp rút thay đổi nhân sự ở thượng tầng và ban huấn luyện...trong nỗ lực chỉ mong trụ hạng. Có tiền vẫn...