Vừa sạc điện thoại vừa chơi game, điện thoại phát nổ khiến thanh niên bị dập nát bàn tay phải
Dù đã được cảnh báo nhưng nhiều người vẫn thờ ơ, liên tục vừa dùng sạc vừa dùng điện thoại. Điều này đã khiến một thanh niên phải lãnh hậu quả khá nặng nề.
Điện thoại di động được xem là vật bất ly thân của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Với nhiều tiện ích và khả năng kết nối mạng, người sử dụng có thể cảm nhận ‘cả thế giới thu bé vừa bằng chiếc điện thoại’ nằm gọn trong lòng bàn tay.
Việc xem điện thoại như vật bất ly thân vô tình lại khiến nhiều người lệ thuộc vào nó, đặc biệt là không muốn xa rời dù chỉ một giây. Chính vì thế mới xảy ra tình trạng vừa cắm sạc, vừa sử dụng. Và hệ quả là, đã có nhiều trường hợp phát nổ, nạn nhân phải lãnh những hậu quả kinh hoàng như dập nát bàn tay, hoại tử hay thậm chí phải cắt bỏ cánh tay.
Clip: Một nạn nhân của thói quen vừa sạc vừa dùng điện thoại (Nguồn: TTV11)
Mới đây, một trường hợp nữa cũng là nạn nhân của việc vừa sạc vừa dùng điện thoại được dân tình chú ý. Theo chia sẻ của thanh niên tên Nguyễn Trọng Thêm (Tây Ninh) thì khi thấy điện thoại hết pin, Thêm cắm sạc rồi sau đó ngồi chơi game. Được nửa tiếng thì điện thoại phát nổ, sức nóng từ pin điện thoại làm ảnh hưởng đến cánh tay, một số chất còn bắn lên mặt của Thêm tạo nên nhiều vết thương hở, đau rát.
Ngoài những thương tổn ở tay, anh Thêm còn bị nhiều vết thương ở mặt, bụng.
Khi vào bệnh viện, Thêm được chuẩn đoán là dập nát bàn tay phải, tổn thương gân bàn tay, ngón áp úp đứt lìa đốt thứ 2, phải tháo khớp, tổn thương phần mềm vùng mặt và ngực.
Các bác sĩ phải phẫu thuật tạo hình bàn tay cho nạn nhân. Ngoài ra, nạn nhân cũng phải truyền máu do bị mất máu khá nhiều.
Sau những đau đớn phải gánh chịu chỉ về thói quen vừa sạc vừa dùng điện thoại, anh Thêm gửi lời cảnh báo đến mọi người: ‘Đừng nên sạch và dùng điện thoại, vì nó rất nguy hiểm’.
Cánh tay phải bị dập nát, phải chờ bác sĩ tạo hình.
Đây không phải là lần đầu tiên câu chuyện về hậu quả của thói quen vừa sạc vừa dùng điện thoại được chia sẻ. Nhưng có khá nhiều người vẫn thờ ơ với lời cảnh báo này.
Hi vọng rằng, sau trường hợp của anh Thêm, những ai đang sử dụng điện thoại nên cẩn thận hơn, tuyệt đối không nên vừa cắm sạc vừa sử dụng.
Theo baodatviet
WHO công nhận "nghiện game" là chứng bệnh rối loạn tâm lý
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức bổ sung "nghiện game" vào danh sách phân loại bệnh được công nhận chính thức (ICD). Bản danh sách sửa đổi lần thứ 11 (ICD-11) được thông qua vào cuối tuần qua, với sự nhất trí của 194 thành viên WHO.
Ảnh minh họa: CBS News
Theo WHO, "nghiện game" là một chứng bệnh rối loạn tâm lý đặc trưng bởi "hành vi chơi game liên tục và tái diễn" trực tuyến hoặc ngoại tuyến.
Các biểu hiện của bệnh nghiện game bao gồm: suy giảm khả năng kiểm soát khi chơi game (VD: tần suất, cường độ...), tăng dần mức độ ưu tiên cho trò chơi điện tử trong cuộc sống và chơi game liên tục hoặc tăng dần bất chấp hậu quả tiêu cực.
Các chuyên gia của WHO cho rằng nghiện game dẫn tới nguy cơ "suy giảm đáng kể" cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội, giáo dục và nghề nghiệp.
Chuyên gia tâm lý Shekhar Saxena (WHO) cho biết trường hợp tệ nhất mà bà từng chứng kiến trong quá trình nghiên cứu là bệnh nhân dành 20 giờ/ngày để chơi game; bỏ qua những nhu cầu hàng ngày khác như ăn, ngủ, đi làm, đi học v.v.
Ông Saxena nhấn mạnh rằng chỉ có một số ít người chơi phát triển chứng rối loạn liên quan đến trò chơi điện tử, nhưng nhận biết sớm các dấu hiệu sẽ giúp các bậc phụ huynh kịp thời ngăn chặn bệnh nghiện game ở con cái.
"Nghiện game là một hành vi nhất thời, không thường xuyên xảy ra", ông Saxena nói. "Chỉ khi biểu hiện của bệnh tồn tại trong khoảng 1 năm hoặc lâu hơn thì mới có thể chẩn đoán là có nguy cơ mắc chứng rối loạn".
Quyết định công nhận nghiện game là một chứng bệnh đã vấp phải phản ứng quyết liệt của nhóm Liên minh Trò chơi Điện tử (VGC), cho rằng game trên tất cả nền tảng đã "được hơn 2 tỷ người trên toàn cầu yêu thích". Bên cạnh đó, "giá trị giáo dục, trị liệu và giải trí" của trò chơi điện tử hoàn toàn có cơ sở và được công nhận rộng rãi.
Ảnh minh họa: NYPost
Bản danh sách phân loại bệnh của WHO (ICD) đã được cập nhật liên tục trong vòng 10 năm qua; bao gồm 55.000 loại thương tích, bệnh tật và nguyên nhân dẫn tới tử vong. ICD là cơ sở cho WHO và các chuyên gia khác đối chiếu và cập nhật các xu hướng về sức khỏe.
Ngoài ra, phiên bản sửa đổi lần thứ 11 (ICD-11) đánh dấu lần đầu tiên WHO số hóa hoàn toàn bản danh sách phân loại bệnh, giúp bác sĩ và các nhân viên y tế trên toàn cầu tiếp cận dễ dàng hơn.
Dự kiến, WHO sẽ tham vấn thêm ý kiến chuyên gia đến từ các quốc gia thành viên tại Hội nghị Y tế Thế giới diễn ra vào tháng 5/2019, trước khi chính thức công nhận "nghiện game" là một chứng bệnh rối loạn tâm lý vào 1/1/2020.
Theo CBSNews /viettimes
Tiết lộ về số giờ trẻ dưới 5 tuổi có thể dùng tivi - điện thoại, nhiều cha mẹ giật mình vì đã để con xem quá nhiều Các bậc cha mẹ có thể sẽ giật mình và cần nhìn lại bản thân vì đã quá dễ dãi khi cho trẻ sử dụng thiết bị có màn hình như tivi, điện thoại quá mức cho phép, nhất là với trẻ dưới 5 tuổi. Với sự phát triển của công nghệ số ngày nay thì có lẽ các thiết bị điện tử...