Vừa ra mắt đã vướng lùm xùm, nhà thiết kế trẻ tố Moschino ‘nhái’ bộ sưu tập của mình
Có vẻ như đạo nhái chưa bao giờ là một chủ đề cũ trong giới thời trang.
Ranh giới giữa “đạo” và “lấy cảm hứng” trong thời trang mỏng manh như một sợi chỉ. Từ Zara cho đến Dior, hàng loạt thương hiệu nổi tiếng đều đã từng lao đao trước những cáo buộc đạo nhái. Và mọi chuyện có vẻ như chưa hề dừng lại khi danh sách này lại được bổ sung thêm cái tên Moschino.
Mới đây, nhà mốt này đã bị buộc tội “ăn cắp” bộ sưu tập của một nhà thiết kế trẻ có tên Eda Gimnes.
Cô đồng thời cũng đăng tải những bức ảnh so sánh giữa bộ sưu tập của cô và bộ sưu tập của Moschino. Không thể phủ nhận cả hai có những điểm tương đồng nhất định (phía bên trái là ảnh từ bộ sưu tập của Gimnes còn bên tay phải là ảnh từ bộ sưu tập mới nhất của Moschino)
(Nguồn: edzgimnes, Moschino)
(Nguồn: edzgimnes, Moschino)
(Nguồn: edzgimnes, Moschino)
(Nguồn: edzgimnes, Moschino)
Video đang HOT
(Nguồn: edzgimnes, Moschino)
Jeremy Scott, nhà thiết kế đồng thời cũng là giám đốc sáng tạo của Moschino đã nhanh chóng lên tiếng bác bỏ cáo buộc này.
(Nguồn: Jeremy Scott)
“Tôi thường bỏ ngoài tai những tin đồn, im lặng trước những nghi vấn về nguồn cảm hứng trong bộ sưu tập của mình. Nhưng lần này, tôi tự thấy bản thân phải lên tiếng để đập tan đi những cáo buộc vô căn cứ”.
(Nguồn: Jeremy Scott)
Bên cạnh lời bộc bạch, anh còn chia sẻ thêm hàng loạt hình ảnh từ những bộ sưu tập trước đó của Moschino.
(Nguồn: Jeremy Scott)
Vụ lùm xùm giữa hai bên ngay lập biến thành đề tài tranh luận cho cư dân mạng. Phần lớn họ đều đứng về phía Gimnes và cho rằng cô nên đâm đơn kiện Moschino vì hành vi đạo nhái của mình.
- Gái ơi kiếm lẹ một anh luật sư đi rồi kiện tới bến luôn đi!
- Đúng là không biết nhục, làm mất mặt hết cả giới thời trang. Lấy ý tưởng từ người khác rồi cải tiến nó là chuyện khác, còn đây các ông bê nguyên xi đồ của người ta rồi đường hoàng kêu đấy là đồ của mình. Thật không thể ngờ anh cả chị đầu trong giới lại làm ra được trò này.
- Chịu hết nổi luôn, ăn cắp đồ người ta rồi nhận luôn của mình?
Tuy vậy, cũng có nhiều ý kiến cho rằng Gimnes không phải là người đầu tiên sáng tạo ra dạng họa tiết này. Sự thực là nó đã xuất hiện trên sàn diễn cả thập kỉ rồi.
- Thôi cho xin, mấy cái mẫu như này bọn tôi đã phác thảo ra cả 10 năm trước rồi!! Đây không phải là thứ em tự nghĩ ra đâu, ngưng tỏ vẻ như họa tiết kiểu này chỉ thuộc về mình đi. Ở Nhật người ta xài vải như thế từ lâu lắm rồi. Mà không chỉ mỗi Nhật đâu, không biết bao nhiêu nghệ sĩ cũng đã sử dụng vải dệt theo dạng này. Cái này người ta gọi là POP ART, là nghệ thuật đại chúng đó em. Hồi còn học cấp 3 ở NSA thì tụi này đã làm mấy tấm vải dệt có họa tiết tương tự như vậy rồi đó, em thử nói xem chuyện này là như nào đi? Chuyện này như thể em định làm một bộ sưu tập lấy cảm hứng từ họa tiết châu Phi để rồi tự dưng em nhận ra, á có người làm rồi nè. Đây là thời trang, em chẳng sở hữu thứ gì và cũng chẳng sáng chế ra thứ gì mới cả. Thời trang là một vòng tròn thời gian lặp lại, cái quan trọng là cách mà em biến tấu thể hiện nó thôi. Đã là người trong giới thời trang thì nên hiểu cho rõ điều này. Đây là vòng lặp trong thời trang chứ chả ai đi cầu cạnh mấy thớ vải của em đâu.
- Ơ đâu nhìn hai cái ảnh khác nhau rõ ràng mà.
- Bộ tui là người duy nhất thấy trừ vụ trùng lặp màu sắc thì tất cả những cái còn lại đều khác nhau hết à?
Còn bạn, bạn nghĩ sao về điều này?
Theo nguồn tổng hợp
Những bộ sưu tập mang thông điệp chính trị tại NYFW 2019
Tại tuần lễ thời trang New York, loạt nhà mốt đã thể hiện quan điểm chính trị, các vấn đề xã hội thông qua những dòng slogan trên trang phục.
Jeremy Scott là một trong những nhà thiết kế dám thể hiện quan điểm cá nhân xoay quanh cuộc sống. Với bộ sưu tập xuân hè 2019, nhà thiết kế đã kể câu chuyện thời thơ ấu cùng vấn đề xã hội với ký tự 3D đính kết trang phục như bạo loạn, kháng cự, giới tính hay hòa bình...
Các thiết kế của ông mang đậm phong cách thời trang thập niên 90, theo hướng hiện đại cùng các thông điệp nóng trong xã hội.
Jeremy Scott sử dụng kỹ thuật in bất đối xứng các dòng thông điệp, nhằm phản ánh tình hình chính trị cũng như thể hiện lập trường của bản thân về các vấn đề xã hội.
Pyer Moss là nhà mốt đầu tiên mang show diễn thời trang đến Weeksville - khu phố dành cho cộng đồng người da màu tự do đầu tiên tại Mỹ. Nhà thiết kế đã tham khảo cuộc sống của những người Mỹ gốc Phi, cũng như khai thác khía cạnh đời sống của người da màu khi bị phân biệt đối xử trong bộ sưu tập lần này.
Với thông điệp chính trị "Stop calling 911 on the culture", ông đã dùng ngôn ngữ thời trang để đấu tranh đòi công bằng cho người da màu. Mẫu thắt eo sắc trắng in dòng chữ See Us Now chính là cách để nhà thiết kế khẳng định quyền tự do, nhân quyền cho cộng đồng người da màu.
Ông đã phản ánh cuộc sống người da màu qua hình vẽ cha bồng con cùng kĩ thuật đính kết sequin lấp lánh.
Bộ sưu tập xuân hè 2019 của Christian Siriano mang vẻ đặc biệt, cùng những thiết kế in dòng chữ vận động bầu chọn cho nữ diễn viên Cynthia Nixo. Cô là nhà hoạt động chính trị, tuyên bố sẽ tranh cử chức thống đốc New York.
NTK Christian Siriano là một trong những người ủng hộ việc bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, cũng như quyền kết hôn đồng giới, thông qua khẩu hiệu trên áo thun.
Theo zing.vn
Những giấc mơ phương Đông của Saint Laurent: "Khi am hiểu văn hóa, bạn không thể sai lầm" "Những giấc mơ phương Đông", cuộc triển lãm ghi lại quá trình đam mê của Yves Saint Laurent đối với vùng Viễn Đông, đã mở cửa ở Paris. Blogger thời trang Anh Susie Lau đã thảo luận về lằn ranh giữa sự tôn vinh và chiếm đoạt. Mùa thu năm 1977, sau khi thành công với các bộ sưu tập ấn tượng được...