Vừa qua giỗ đầu chồng 3 mẹ con liền bị mẹ chồng đuổi khéo, nghe câu hỏi của con thơ tôi trào nước mắt
Hóa ra từ trước tới nay chỉ là tôi ảo tưởng, còn họ không coi tôi là con trong nhà, mà ngay cả cháu ruột họ cũng nhẫn tâm đối xử như thế.
Chồng tôi là con út trong nhà, trên anh còn có một anh trai đã lấy vợ và đang ở cùng với bố mẹ. Lúc hai đứa cưới nhau, bố mẹ liền ngỏ ý để vợ chồng tôi ở với ông bà còn vợ chồng anh trai ra ở riêng. Vậy là vợ chồng anh trai được bố mẹ cho căn nhà 4 tầng ra riêng, còn hai vợ chồng tôi chẳng suy nghĩ gì, cứ thế dọn về ở với bố mẹ.
Suốt 8 năm làm dâu, tôi chăm lo thu vén nhà cửa, cơm nước đầy đủ cho ông bà không dám bỏ nấu bữa nào. Có đi đâu, tôi cũng nấu cơm từ trước cho bố mẹ chồng rồi mới đi. Khi ông bà ốm đau, tiền viện phí, thuốc men, đưa cơm đưa nước, túc trực ngày đêm bên giường bệnh,… một tay vợ chồng tôi lo hết. Còn vợ chồng anh trai chỉ mang hộp sữa, túi bánh ghé qua thăm một chút rồi về.
Ngày lễ Tết, giỗ chạp một tay tôi đi chợ, nấu cơm, cúng bái, dọn dẹp, vợ chồng anh trai chỉ về ăn xong rồi đi, không phụ giúp tôi làm cơm hay rửa bát gì hết. Dẫu vậy, vợ chồng tôi vẫn vui vẻ, không so bì, tị nạnh gì cả. Tôi vẫn chu toàn mọi việc nhà cửa, coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ, ngược lại ông bà đi đâu cũng khen vợ chồng tôi, khen tôi là con dâu ngoan.
Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi qua cho tới năm ngoái chồng tôi mất vì tai nạn. Khi ấy đứa con thứ 2 của tôi còn chưa đầy 1 tuổi.
Sự ra đi đột ngột của chồng khiến tôi đau đớn, không ngày nào là không ướt gối vì nhớ chồng, thậm chí đã có lúc tôi muốn đi theo chồng. Nhưng nhìn lại hai đứa con còn nhỏ xíu, tôi lại gồng mình lên, gạt nước mắt mà đi làm chăm con, chăm bố mẹ chồng.
Từ ngày chồng rời đi, không ngày nào là không ướt gối vì nhớ chồng. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Bố mẹ chồng vẫn đối xử với con dâu rất tử tế, khen tôi với hàng xóm láng giềng. Vậy mà vừa mới qua giỗ đầu chồng được 1 tuần, bố mẹ chồng lại đuổi khéo 3 mẹ con tôi ra khỏi nhà. Hôm đó, mẹ chồng gọi tôi lại nói chuyện:
- Con về làm dâu bố mẹ, bố mẹ chưa chê trách gì con. Nay chồng con mất, con còn trẻ, hai đứa con còn nhỏ, con vẫn có thể đi thêm được bước nữa. Bố mẹ cho hai đứa cháu mỗi đứa 100 triệu, đủ cho chúng nó ăn học hết đại học. Còn nhà này, bố mẹ để lại cho vợ chồng anh về ở để lo thờ cúng.
Tôi sốc thực sự khi nghe mẹ chồng nói. Tôi toàn tâm toàn ý với nhà chồng, thậm chí với bố mẹ đẻ tôi còn chưa chăm sóc được ngày nào, tại sao bây giờ bố mẹ chồng lại nói như thế chứ? Tôi liền hỏi lại:
- Vậy theo bố mẹ, giờ con rời đi thì hai đứa con của con ở đâu, ở với ai ạ?
- Con phải theo mẹ. Hai đứa nó lại còn nhỏ nữa nên chúng nó ở với con là điều đương nhiên. Còn về nhà bố mẹ con ở hay ra ở ngoài thì cái đó tùy con. Còn cái nhà này bố mẹ đang làm thủ tục sang tên cho anh rồi, sáng tháng chúng nó về ở với bố mẹ.
Bố chồng đáp lời. Tôi bật khóc nức nở, bao nhiêu căm phẫn, tức giận trào dâng. Hóa ra từ trước tới nay chỉ là tôi ảo tưởng, còn họ không coi tôi là con trong nhà, mà ngay cả cháu ruột họ cũng nhẫn tâm đối xử như thế.
Nghe câu hỏi của con trai, tôi ôm con mà trong lòng chua chát. (Ảnh minh họa)
Thất vọng đến cùng cực, tôi đi thuê một căn phòng để 3 mẹ con ở tạm. Tôi tự động viên mình phải nghị lực để nuôi 2 đứa con thành người, an ủi bản thân rằng không có những con người ấy thì mẹ con tôi vẫn sống tốt.
Song, tôi sẽ không dạy các con ghét bỏ nhà nội, không nói xấu ông bà trước mặt con, vì đây là việc của người lớn. Tôi chỉ giải thích đơn giản với con là 3 mẹ con chuyển đến nhà mới thôi. Nhưng đêm trước khi rời đi, nghe đứa con lớn hỏi mà tôi chực trào nước mắt:
- Mẹ ơi, thế ông bà ở một mình có sao không mẹ? Ai nấu cơm cho ông bà ăn ạ? Ông bà có bị đói không?
Tôi im lặng, không biết nên trả lời ra sao nữa, trong lòng đầy chua chát. Lúc rời khỏi căn nhà ấy, tôi cầm theo di ảnh và bát hương của chồng nhưng bố mẹ chồng lại kéo lại, cấm tôi không được mang đi.
- Đây là chồng con. Con là vợ anh thì con phải thờ chồng. Sau nữa là đến 2 đứa con trai của con phải thờ bố nó. Chứ bố mẹ với anh chị không phải là người thờ chồng con. Con đi đâu, anh ấy đi theo đấy.
Nào ngờ, những người từng khen tôi nức nở với hàng xóm láng giềng là dâu hiền vợ đảm, người tôi từng chăm lo hơn cả bố mẹ ruột, bây giờ lại chửi tôi bằng những lời lẽ thô tục nhất. Tôi không muốn đôi co, dắt hai con rời khỏi căn nhà tuyệt tình ấy, tự hứa với lòng mình phải nuôi hai con thật tốt để sau này được nở mày nở mặt.
Những chuyến phà đặc biệt chở tương lai
'Bác ơi! Cháu về rồi!' - Thanh đứng gọi với bác Tân đang lúi húi đón khách dưới bến phà. Nói rồi đôi mắt cô long lanh nước...
Ảnh minh họa
Thanh là cháu ruột của bác Tân. Những năm 1980, gia đình Thanh vẫn còn khó khăn, bố mẹ cô lại sinh 4 người con nên gánh nặng về kinh tế lại nhiều thêm. Bố mẹ quyết định rời quê vào Nam lập nghiệp. Thương các em con cái nheo nhóc nên bác Tân đề nghị bố mẹ Thanh cho cô ở lại với vợ chồng bác để có người bầu bạn. Vợ chồng bác Tân không có con nên dành hết tình yêu thương cho Thanh, coi cháu gái như con ruột.
Tuổi thơ Thanh gắn liền với bến phà của quê hương, nơi bác Tân gắn bó cả đời người. Hầu như này nào, bác cũng cần mẫn làm việc, chỉ có hôm nào mưa to gió lớn, phà dừng hoạt động, bác mới ở nhà. Làn da của bác thâm sạm vì nắng gió, đôi tay chai sần vì ôm chặt vô lăng lái phà dòng dã nhiều năm. Có những ngày bác gái bận việc, không yên tâm để cháu gái ở nhà một mình nên bác Tân cho Thanh lên phà đi làm cũng bác. Bác cẩn thận mặc áo phao cho Thanh, dặn dò cháu phải cẩn thận. Nhìn bác nhiệt tình giúp đỡ các hành khách dắt xe, vận chuyện đồ lên phà, Thanh rất cảm động, xen lẫn tự hào.
Vợ chồng bác Tân không để Thanh thiếu thốn điều gì. Bác nhất quyết không mua đôi dép mới dù dép cũ đã tuột quai để mua quà cho cháu gái. Bác vẫn mặc chiếc áo phông đã thủng vài chỗ và bảo mặc thế cho mát để có tiền đóng học cho cháu. Thấy bạn bè Thanh được đi học thêm, bác cố gắng dành dụm tiền để cháu được đi ôn luyện. Cũng trên những chuyến phà của mình, bác đã đưa đón Thanh đi ôn thi suốt những năm tháng cấp 3. Cũng chính tình yêu thương, chăm lo của bác đã giúp Thanh có thêm động lực vươn lên trong học tập, thi đỗ ĐH Y và còn được du học tại Pháp.
Trước ngày Thanh đi nước ngoài, bác ôm cháu gái, nghẹn ngào: "Thế là từ nay, bác không được đưa đón cháu gái trên những chuyến phá rồi! Bác sẽ rất nhớ cháu! Cháu nhớ giữ gìn sức khỏe, cố gắng học hành nhé! Chỉ cần cháu thành công và hạnh phúc là bác hạnh phúc". Nghe bác nói, Thanh xúc động bật khóc, hứa không làm bác thất vọng.
Thanh ra trường với tấm bằng xuất sắc, còn học lên Tiến sĩ, rồi làm việc tại Pháp một thời gian.
Ngày Thanh trở về, nơi đầu tiên Thanh đến chính là bến phà nơi bác Tân làm việc. Trên tay cô vẫn cầm con búp bê ngày xưa bác tặng. Hai bác cháu ôm chầm lấy nhau, đôi mắt bác hạnh phúc vì cháu gái đã trưởng thành. Còn Thanh luôn biết ơn bác Tân cùng những chuyến phà của bác - chuyến phà chở yêu thương và tương lai tươi sáng.
Mỗi tháng biếu mẹ chồng 5 triệu, về quê thấy mẹ cầm thứ này, tôi quyết không cho tiền nữa Tôi thật sự giận khi nghe mẹ chồng nói câu đó, đây là lần đâu tiên mẹ chồng nàng dâu xích mích. Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình khó khăn, học xong cấp 3 là lên thành phố làm việc luôn. Tôi từng làm đủ nghề từ bồi bàn, nhân viên lễ tân trong khách sạn rồi sau đó...