Vừa phơi thóc đầy sân thì mắc mưa 3 ngày, một gia đình quyết định “buông theo ý trời” và cái kết ngã ngửa
Cảnh tượng trên sân phơi thóc của gia đình này sau 3 ngày ngâm mưa khiến tất cả cười xỉu.
Ngày nay người nông dân đã có nhiều bước cải tiến trong cách nuôi trồng, nâng cấp chất lượng thực phẩm mà đồng thời cũng giảm thiểu sức lao động, tăng năng suất. Tuy nhiên vẫn có những việc mà con người buộc phải nương theo tự nhiên. Với những người nông dân trồng lúa, phương thức trồng gần như vẫn giữ các bước từ thời xưa. Gieo mạ rồi chăm bón, đủ ngày đủ tháng thì gặt lúa, gặt xong thì đến công đoạn phơi thóc rồi mới tách vỏ. Bước nào cũng cần lựa nắng, lựa mưa, căn thời gian chứ ít ai làm khác được cả.
Những người con xuất thân từ gia đình làm nông chắc chẳng lạ gì cảnh phơi thóc đầy làng mỗi khi đến mùa gặt. Các khoảng trống từ sân nhà cho tới lề đường được huy động hết cỡ để phơi thóc. Rồi khổ nhất là mỗi lúc trời mưa, vội vội vàng vàng thu thóc cho kịp bằng không ướt hết. Nhiều chuyện dở khóc dở cười cũng từ công đoạn này mà ra.
Khung cảnh quen thuộc mỗi mùa gặt ở làng quê Việt Nam (Ảnh sưu tầm)
Mới đây trong các hội nhóm Facebook đang lan truyền bức ảnh chụp sân phơi thóc của một gia đình sau 3 ngày dầm mưa liên tiếp. Không rõ vì sao mà gia đình này đã thu gọn thóc nhưng không cất đi mà vẫn “buông theo ý trời”. Sau nhiều ngày ngâm mưa, cảnh tượng khiến tất cả vừa buồn cười vừa khó hiểu:
Trồng mấy tháng mới gặt được thì 3 ngày ngâm mưa và cái kết
Gần như thóc đều đã nảy mầm hết, có những hạt đã lớn đủ để… đem đi trồng vụ mới. Chứng kiến cảnh tượng này, dân tình dù buồn cười nhưng cũng đưa ra một vài phán đoán khá có cơ sở:
Video đang HOT
- “Ngâm làm thóc nảy mầm bán cho dân câu à?”.
- “Đem đi làm kẹo mạch nha cũng được đó”.
- “Ai lại làm thế này vậy hả trời, chắc là cố tình với mục đích gì đó thôi”.
- “Mưa hoài rồi chán, kệ đi, tới đâu thì tới”.
Chẳng biết vì sao gia chủ lại quyết buông bỏ đống thóc của mình, nhưng nếu không có mục đích cụ thể thì quá là lãng phí.
Nguồn: Trần Quân
Chiếc xe tàn tróc sơn bị bỏ lại và những đêm trắng không ngủ của chàng trai trẻ ở đèo Hải Vân
Suốt 2 ngày dầm mưa hỗ trợ bà con, anh Xuân Nhật vẫn không thôi "ám ảnh" những chiếc xe cũ bị bỏ lại bên đèo Hải Vân.
Đó là câu chuyện mà anh Mai Xuân Nhật (SN 1991), một thành viên cốt cán trong Câu lạc bộ xe bán tải Đà Nẵng (PDC) hài hước chia sẻ trên trang cá nhân. Đã gần 1 tuần nay, đội của anh Nhật nhận hỗ trợ sửa xe, đổ xăng miễn phí giúp dòng người hồi hương từ chốt Quảng Nam về tới đèo Hải Vân. Xe nào bị hỏng hóc, đội sẽ đưa lên xe bán tải để sửa rồi chở bà con "quá giang" đi thêm quãng đường hàng trăm cây số.
Trên hành trình đi hỗ trợ, chàng trai sinh năm 1991 vẫn không thôi "ám ảnh" những chiếc xe cũ nát vứt bên đường lên đèo. Chiếc xe tróc sơn, tơi tả, một phần bánh xe sắp lủng cả ra ngoài. Có lẽ của ai đó trong đoàn người về quê đã bỏ lại vì không còn đi được nữa. Nhìn những hình ảnh đó, anh Nhật lại thêm xót xa, chạnh lòng.
"Người dân về quê họ nghèo, mình nhìn thương lắm. Chiếc xe có khi là cả gia tài quý báu đối với họ. Nên chắc không sửa được, mới đành lòng vứt để đó. Còn không vẫn đi tiếp được, đội mình đều cố gắng tới hỗ trợ. Lúc ngồi chờ sửa xe, bà con đều mệt, ngủ gục, có người cũng ngại nên không dám mở lời bắt chuyện".
Những chiếc xe tàn tróc sơn bị bỏ lại ở đèo Hải Vân (Ảnh: T.N, Đà Nẵng)
Những đêm mưa trắng trời, con đường dẫn về đèo Hải Vân tối đen như mực. Hai bên không một ánh đèn hiu hắt. Con đèo từng là nỗi ám ảnh trên trục đường Bắc Nam, với nhiều khúc cua tử thần.
1 giờ sáng, anh Xuân Nhật cùng gần 50 thành viên khác trong đội xé màn mưa, đi khắp dọc con đèo tìm các gia đình bị bỏ lại phía sau để giúp đỡ. Anh kể, bà con mà đội trợ giúp đa phần là người dân tộc, người ở các tỉnh vùng sâu xa phía Bắc. Nhiều người thậm chí còn không hiểu tiếng Kinh, thấy người lạ tiếp cận nên họ rất sợ.
"1 chiếc xe 4 người gồm trẻ em chạy vượt đèo trong mưa, cách Đà Nẵng 150km nhất quyết không chịu nhận sự hỗ trợ PDC vì sợ. Có lẽ vì sợ không biết mấy ông đưa gia đình tui đi đâu... hoặc sợ phải trả tiền.
Anh em tui đi dọc đường quốc lộ 14B thấy ai dừng xe cũng hỏi lớn (giờ giọng tui đã mất luôn): "Xe bị gì, đi được không?". Có ông chú 60 mấy tuổi nói: Đi được con nếu có xăng thì cho chú ít, thấy mà tội..."
Câu chuyện bi hài mà anh Nhật kể là một trong vô vàn những gì anh gặp trong quá trình hỗ trợ người dân. Gặp những trường hợp như vậy, đội PDC đều cố gắng ra dấu hiệu xin được giúp đỡ. Bà con tuy không hiểu nhưng lúc này cũng đã có phần an tâm, mới chịu "gửi gắm" chiếc xe lại cho đội.
"Nhiều thành viên trong đội vừa phải sắp xếp công việc kinh doanh, vừa sắp xếp việc nhà đi hỗ trợ bà con. Thỉnh thoảng đi đêm, buồn ngủ lắm nhưng bảo nhau vẫn cố gắng. Đôi lúc cũng sợ nhiễm bệnh nữa, ngày 2-3 lần là toàn đội phải test một lần" , anh Nhật nói.
Đội PDC giúp vận chuyển người dân "quá giang", hỗ trợ sửa xe bị hỏng (Ảnh: Xuân Nhật)
2 ngày nay, hầm đèo Hải Vân đã được mở, thời tiết xấu nên bà con không dừng lại địa phận Đà Nẵng lâu như trước. Trong lúc đợi sửa xe, họ ăn uống, đổ xăng rồi lại vội vã rời đi, đồng thời cũng không quên cảm ơn những vị ân nhân xa lạ.
"Lúc sửa xe xong, có một số bà con nói với nhau: Người Đà Nẵng, Quảng Nam nhiệt tình lắm! Mình nghe những lời đó, thấy có thêm nhiều động lực" , anh Nhật xúc động chia sẻ.
Bà con hồi hương ấm lòng nhờ sự giúp đỡ của đội tình nguyện (Ảnh: Xuân Nhật)
Làm cốc nước hạt chia nhưng quên không uống, cô gái dở khóc dở cười khi phát hiện kết quả sau vài ngày Không biết nên vui hay nên buồn trước cái kết này đây? Hạt chia là một trong những loại hạt được sử dụng khá nhiều trong các món đồ uống hay các món chè. Không chỉ tạo nên món ăn ngon, hạt chia còn có nhiều công dụng như làm đẹp da, giữ dáng, giảm cân... nên được rất nhiều người yêu thích....