Vừa nới lỏng cách ly, cá hồi Lào Cai lại tăng giá “phi mã”
Liên tiếp sau các quy định nới lỏng cách ly của Trung ương và địa phương, cá hồi ở Lào Cai lại tăng giá “phi mã”.
Gần một tuần nay kể từ sau khi hầu hết các địa phương được xét ra khỏi nhóm nguy cơ cao bùng phát dịch Covid-19, rồi đến Chỉ thị 19 của Chính phủ cho phép dần mở cửa du lịch, dịch vụ, giá cá hồi tại Lào Cai tăng mạnh từng ngày.
Nếu như ở thời điểm đầu tháng 4/2020, khi toàn quốc cách ly xã hội, hàng quán đóng cửa, xe cộ khó lưu thông, giá cá xuất trại rớt thê thảm chỉ còn 150.000 – 170.000 đồng/kg thì nay đã tăng lên thành 180.000 – 220.000 đồng/kg tùy trọng lượng. Đặc biệt, trong giai đoạn rớt giá, cá xuất bán loại to trên 2 kg rất sẵn nhưng nay đã trở nên khan hiếm.
Cá hồi Sa Pa được bày bán tại hệ thống siêu thị Big C
Anh Phàn Phù Seng, một chủ trại cá hồi tại Nậm Cang (Sa Pa) tiếc nuối chia sẻ, cách đây không lâu gia đình vừa bán đổ hết số cá lớn với giá bằng vốn chỉ 150.000 đồng, như thế vẫn là may vì thời điểm đó còn không tìm thấy người mua, khách đặt hàng xong không vận chuyển được đều hủy đơn hết.
“Tiếc thì rất tiếc nhưng nuôi cá hồi không liều được, vì cá có trứng rồi là không ngon nữa, chưa kể nếu đẻ thì sẽ chết trong khi không biết dịch bệnh diễn biến như thế nào” – anh Seng cho hay.
Qua tìm hiểu của phóng viên, nuôi cá hồi không chỉ đòi hỏi nguồn nước lạnh sạch sẽ, kỹ thuật khắt khe mà còn cần đầu tư lớn ban đầu và phải trường vốn vì mỗi ngày loại thức ăn nhập khẩu cho cá kể cả trại nhỏ nhất cũng lên đến cả triệu đồng.
Video đang HOT
Theo thống kê, Lào Cai có khoảng 150 trại cá hồi, tập trung chủ yếu ở Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn và thành phố Lào Cai. Tuy nhiên, trong số đó có không ít trại nuôi nhỏ lẻ, thậm chí tự phát ngoài quy hoạch, khi thấy giá cá rớt mạnh, nhiều chủ trại như ngồi trên đống lửa phải bán tống bán tháo, nhất là số phải vay ngân hàng, âu cũng là điều tất yếu.
Theo ông Phạm Văn Quảng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lào Cai, vừa qua, trước tình hình toàn tỉnh còn 250 tấn cá hồi khó tiêu thụ, ngành nông nghiệp tỉnh đã có rất nhiều giải pháp khẩn trương để tháo gỡ đầu ra cho cá hồi.
Thông qua Hội Cá nước lạnh và Hội Nông sản an toàn của tỉnh, Lào Cai đã kết nối được với siêu thị Big C cùng 2 doanh nghiệp gồm Biển Đông DSH và Gia Phát chuyên chế biến cá hồi hun khói và sơ chế cấp đông cá hồi tươi sống.
Riêng siêu thị Big C đang triển khai “Tuần lễ cá hồi Sa Pa” trong hệ thống miền Bắc, mỗi ngày tiêu thụ giúp Lào Cai ít nhất 2 tấn cá hồi.
Về lâu dài, Lào Cai cũng sẽ có cơ chế thu hút doanh nghiệp tiềm năng vào đầu tư tại chỗ xây dựng cơ sở gia công, chế biến cá hồi, giúp ổn định đầu ra, duy trì thương hiệu và giá thành sản phẩm.
“Hiện sản lượng cá hồi đến kỳ thu hoạch đã giải phóng được hơn 1 nửa, chỉ còn khoảng 100 – 120 tấn và không còn đáng lo ngại vì vận chuyển đã thông suốt, thị trường dịch vụ dần sôi động trở lại, nhất là chuẩn bị bước vào dịp đón khách du lịch lên nghỉ lễ 30/4 – 1/5″ – ông Quảng cho biết./.
An Kiên
Hà Nội phân bổ 650 tỷ đồng cho hộ nghèo vay khắc phục thiệt hại dịch Covid -19
Hà Nội phân bổ 650 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác phục hồi sản xuất, hỗ trợ khắc phục thiệt hại do dịch bệnh COVID-19.
Xét đề nghị của Liên ngành: Sở Lao động Thương bỉnh và Xã hội - Sở Tài chính - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội, ngày 27/4/2020, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1738/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phân bổ 650 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác phục hồi sản xuất, hỗ trợ khắc phục thiệt hại do dịch bệnh COVID-19.
Hộ nghèo dân tộc Dao tại xã Ba Vì, TP Hà Nội vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất. Ảnh minh họa
UBND TP giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội: chủ trì, phối hợp với Chi nhánh NHCSXH Thành phổ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt điều chỉnh kế hoạch phân bổ nguồn vốn giữa các quận, huyện, thị xã (nếu có phát sinh) không để tồn đọng, lãng phí vốn, tăng hiệu quả nguồn vốn ủy thác.
Thẩm tra, xác định số lượng đối tượng vay vốn đảm bảo đúng quy định của pháp luật và chi tiết theo từng đối tượng tại Điều 6 Quyết định số 26/2017/QĐ- UBND ngày 04/08/2017 của UBND thành phố Hà Nội. Phối hợp Chi nhánh NHCSXH Thành phố kiểm tra, rà soát việc cho vay đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích cho vay, tránh trùng lắp với các chương trình hỗ trợ khác có liên quan của Trung ương và Thành phố.
Sở Tài chính căn cứ Quyết định phân bổ nguồn vốn cho vay của UBND Thành phố và tiến độ giải ngân của Chi nhánh NHCSXH Thành phố, thực hiện thủ tục chuyển kinh phí cho Chi nhánh NHCSXH Thành phố để cho vay đến các đối tượng thụ hưởng theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố: tổ chức cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng vốn vay, tránh trùng lắp các chương trình hỗ trợ khác có liên quan của Trung ương và Thành phố. Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức hoàn thiện hồ sơ và cho vay kịp thời đến đúng các đối tượng thụ hưởng, đúng mục đích theo thứ tự ưu tiên của Thành phố.
Thường xuyên rà soát và kịp thời có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện cho vay theo thứ tự ưu tiên:
(1) hộ được giãn nợ, gia hạn nợ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh;
(2) hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình trên địa bàn;
(3) các đối tượng chính sách khác;
(4) cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút lao động; Ưu tiên các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng với dịch bệnh COVID-19, các ngành phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung ứng lương thực, thực phẩm, y tế cho nhân dân và các ngành nghề dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân trên địa bàn. Quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay theo đúng phương án phân bổ và Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND ngày 04/8/2017 của UBND thành phố Hà Nội.
UBND và Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các quận, huyện, thị xã: Có trách nhiệm phân bổ chỉ tiêu kế hoạch đến các xã, phường, thị trấn và chỉ đạo tổ chức triển khai cho vay đến các đối tượng thụ hưởng theo đúng quy định hiện hành nhằm hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn theo quy định.
CÔNG THỌ - THỦY TIÊN
Tái khởi động mạnh mẽ để kích cầu thị trường bất động sản Sau thời điểm dịch theo các chuyên gia trong ngành, để kích cầu, các doanh nghiệp BĐS sẽ có những chương trình hành động quyết liệt để có khách hàng và quay trở lại thị trường trong thời gian sớm nhất. Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), hiện nay, Chính phủ đã cho phép nới dần các biện pháp giãn cách xã hội,...