Vừa nhìn thấy mặt người yêu tôi xuất hiện trong đám tang bố, anh trai tức giận nói: “Em hỏi cô ta xem có đi vào nhầm nhà không?”
Chỉ còn 1 tháng nữa là tôi và người yêu chuẩn bị làm đám cưới. Thế mà lại xảy ra sự việc thật đau lòng. Bố tôi qua đời đột ngột sau một đêm ngủ dậy khiến cả nhà thực sự sốc và đau khổ đến tột cùng.
Mẹ tôi là người khóc nhiều nhất, bao nhiêu năm bố mẹ xa nhau vì công việc, thế mà vừa về hưu chưa được bao lâu bố đã bỏ mẹ ra đi mãi mãi. Đau buồn lắm, hai anh em tôi chỉ biết cố gắng lo cho đám tang bố được trọn vẹn.
Người yêu tôi bình thường ăn mặc giản dị lắm, vậy mà chẳng hiểu sao trong đám tang em lại xuất hiện một cách dị dạng khác biệt với mọi người.
Trong khi mọi người đang tổ chức đám tang cho bố, thì người yêu tôi xuất hiện với bộ đồ đen mới toanh rất đẹp. Mọi người đổ dồn ánh mắt về phía em, họ ghé tai nhau nói những điều gì đó. Anh trai tôi vừa nhìn thấy đã tức giận nói:
- Em hỏi cô ta xem có đi vào nhầm nhà không? Đến đám ma có nhất thiết phải trang điểm mặt trắng toát môi đỏ chói, đẹp chẳng thấy đâu chỉ thấy như ma nữ xuất hiện vậy.
Tôi chạy đến bên người yêu và kéo em vào một góc hỏi:
- Đi đám ma bố chồng tương lai mà lại trang điểm lòe loẹt như ma nữ nhìn phát sợ, lau hết đi.
- Em thấy đẹp mà, sao phải lau.
- Em không thấy mọi người đang đổ dồn ánh mắt vào gương mặt của em sao?
- Mấy khi được làm người nổi tiếng, em cũng đang muốn thu hút sự chú ý của mọi người.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Lời nói của người yêu khiến tôi tức lộn tiết lên, nhịn không nổi nữa liền chỉ thẳng tay vào cô ta mà nói:
- Hãy cút về ngay! Mày đúng là con điên chứ không phải người bình thường nữa. Đi đám ma bố chồng tương lai mà còn đòi tranh phần nổi bật với người chết. Yêu nhau 2 năm trời bây giờ tao mới phát hiện ra mày là con ngố không hơn. Cút ngay cho khuất mắt.
Nói đến thế rồi mà cô ấy vẫn còn cãi lời tôi, thản nhiên bước vào chỗ đông người. Chỉ khi anh trai tôi xuất hiện với ánh mắt hình viên đạn chĩa vào mặt thì cô ấy mới chịu lùi lại và ra chỗ có vòi nước rửa sạch gương mặt chát đầy phấn son.
Suốt đám tang bố tôi không nói chuyện với người yêu và mấy ngày sau cô ấy gọi điện nói chuyện như không có chuyện gì xảy ra. Tôi đã nói nếu cô ấy không đến trước mặt bố tôi nói lời xin lỗi về sự vô duyên vô cảm thì đừng bước chân vào gia đình này.
Chính vì thế tình cảm của hai chúng tôi đang rất căng thẳng chẳng khác gì chiến tranh lạnh, ai cũng cho mình là đúng. Với tôi đã lấy vợ thì phải cho ra vợ chứ không thể là người hâm hâm dở dở làm trò cười cho thiên hạ được.
Theo kenhsao.net
Hỏi vô duyên thì cứ đáp vô tâm - bí kíp giúp bạn "sống sót" qua mùa tết này
Tết đến nơi rồi, nhanh nghĩ cách đối phó với "tổng tập" danh sách những câu hỏi nghìn năm như một của bà hàng xóm, bà con.... Cũng bởi sự vô duyên có thừa này mà Tết thay vì là kỳ nghỉ lại thành nỗi ám ảnh của không ít bạn trẻ.
Thật lòng mà nói Tết thì vui đấy, được trở về nhà, nghỉ làm, nghỉ học, diện quần áo mới, ăn uống thỏa thuê, thậm chí vi vu cả ngày cũng chẳng ai ý kiến gì. Thế nhưng nghĩ đi nghĩ lại, Tết vẫn thực sự ám ảnh. Nếu cho 1 điều ước, thì chắc vô số người sẽ ước Tết làm ơn lùi xa xa thêm nữa, còn bao việc chưa làm, bao nhiêu thứ chưa chuẩn bị, sao cứ cập rập đến làm chi cho người ta lo lắng?
Các chị các mẹ thì sấp ngửa lo toan nội ngoại, nhà cửa, chồng con, chợ búa trữ Tết. Còn những cô nàng trẻ tuổi thì lại vò đầu bứt tóc vì 1001 câu hỏi từ người thân bà con, khách khứa dịp Tết. Ai mà vẫn độc thân thì viễn cảnh ngày đầu năm mới lại càng "bi đát" hơn! Hiểu được tâm lí này của chị em, nhà văn Hoàng Anh Tú đã có chia sẻ bí kíp trả lời những câu hỏi vô duyên mùa Tết.
Mỗi người đều có nỗi khổ riêng, hãy thử xem bạn có "va" phải mấy câu hỏi quen thuộc giống như Hoàng Anh Tú chia sẻ dưới đây không nhé. Nếu có thì "đính kèm" cả bí kíp "phản đòn" đấy, lưu lại mà xài!
HỎI VÔ DUYÊN THÌ ĐÁP CỨ VÔ TÂM
Tết nhất ghét cực những câu hỏi vô duyên kiểu: Bao giờ cho tao ăn cỗ đây? Bao giờ mới chịu đẻ? Đẻ thêm đứa nữa cho có nếp có tẻ đi! Thưởng Tết bao nhiêu? Năm nay làm ăn có khấm khá không? ...
Thật ra cũng khó trách người quê hay hỏi những câu vô duyên như thế. Là bởi đó như "đặc sản" kiểu tình làng nghĩa xóm tối lửa tắt đèn có nhau nên hỏi vậy cho nó... thân tình, gần gũi vậy. Chỉ là lũ trẻ sống trên phố nhà nào biết nhà nấy, riêng tư quen rồi nên không chịu nổi cái kiểu nhảy bổ vào đời tư của nhau như thế thôi. Chứ ở làng, việc nhà ai cũng thành việc chung của cả làng mà. Nên thấy có vô duyên vậy thật cũng không nên trách cứ mà phiền lòng nữa. Có trách thì trách nhiều người lên phố đã lâu mà vẫn chẳng bỏ đi được thói tọc mạch thái quá như vậy. Nhiều người hỏi như truy xét tội phạm còn thêm đủ thứ bình phẩm kiểu: Mày cứ kén cá chọn canh rồi ế xanh mốc đỏ ra í. Kiểu "lấy tạm thằng nào về để đẻ đi không là tịt đẻ đấy". Kiểu "Đẻ thêm đi không chồng nó ra ngoài kiếm con khác đẻ thay đấy". Kiểu "Thưởng Tết chắc to lắm nhớ lì xì bọn trẻ mạnh tay vào nhé". Hay "gớm, năm rồi làm ăn khấm khá thế mà không mua lấy cái xe tử tế hơn mà vẫn đi cái xe cà tàng này à"... Là những người lưỡi sắc như dao, thích đâm chọc người khác. Có người vì ẩn ức gato mà nói. Lại có người cuộc đời ăn mắm ăn muối nhiều hơn ăn cơm nên lời nào nói ra cũng chát mặn kinh người.
Nhưng, ngẫm lại mới lại thấy, rằng đôi khi có phải vì chính trong lòng ta cũng đã có vết thương hở miệng từ chính những điều đó? Là vì nhiều người tìm mãi, mưu cầu suốt một hạnh phúc đời mình mà chưa gặp. Nên câu: "Bao giờ cho tao ăn cỗ đây?" lại thành nỗi tủi thân. Mà giận. Có người muốn đẻ lắm mà chưa sẵn sàng đẻ nên nghe câu "Bao giờ đẻ" trở thành áp lực nặng nề. Bởi nếu lòng không sẵn một vết thương hở thì muối nọ, mắm kia làm sao biết xót? Nếu lòng như lá sen thì nước đổ bao nhiêu cũng tuột trôi bấy nhiêu. Nếu nó không phải là điều ta nghĩ thì làm sao khiến ta bực, ta đau được? Ví như tôi đã có 3 đứa con thì ai bảo đẻ tiếp đi tôi sẽ phớ lớ cười "ừ ừ, đẻ tiếp! đẻ tiếp! sợ gì không đẻ tiếp". Bởi người hỏi nói trơn miệng thì kẻ đáp cũng thuận mồm cho xong. Hay là bởi tôi vốn chẳng bao giờ thấy bực với những câu hỏi thuận mồm mà hỏi, hay lơ đễnh trước những gì tôi không quan tâm nên chẳng thấy khó chịu?
Hỏi vô duyên thì cứ đáp vô tâm. Như post trước tôi nói vậy, Tết là để vô tâm mà! Hãy cứ vô tâm với những lời vô duyên đi. Chúng ta chỉ đau khi ta cho phép họ, câu nói của họ lọt vào đến tâm can của ta mà. Hãy đáp thật chán vào. Kiểu "Bao giờ định đẻ tiếp đây?" bằng "Việt Nam năm nay đá hay hơn Trung Quốc, Hàn Quốc lẫn Úc bác nhở". Kiểu "Bao giờ mày cho tao ăn cỗ đây" bằng "Bác mặc cái áo này trông béo ra mấy chục cân í nhỉ?". Hãy để những câu hỏi vô duyên trôi tuột qua tai bạn và hãy trả lời chán đến nỗi bạn chẳng nhớ mình đã trả lời thế nào. Chúc các bạn một cái Tết ăn bao nhiêu cũng không tăng cân và mặc đồ nào cũng cứ như đồ mới! Tết mà, vui đi!
Chắc chắn bạn trẻ nào cũng chán ngán với những câu hỏi "ngàn năm như một" này đúng không nào? Cũng chỉ xoay quanh có người yêu chưa, khi nào đưa về ra mắt gia đình, bao giờ lấy chồng, lương thưởng bao nhiêu, thế mà trăm người gặp, trăm người hỏi. Dù có sẵn sàng trả lời thì cũng thấy chán ngán khi cứ phải lặp đi lặp lại với những người khác nhau.
Người trẻ quen với việc sống độc lập, họ rất mong được tôn trọng những chuyện riêng tư cá nhân về công việc, tình yêu... nhưng những lời nói thiếu khích lệ từ người lớn không chỉ khiến các bạn không muốn chia sẻ mà còn cảm thấy đang bị soi mói, phán xét. Những câu nói đùa vô tâm hay sự quan tâm quá mức cần thiết này thường mang lại sự khó chịu. Cũng bởi thế, với nhiều bạn, mùa Tết dù chưa tới đã trở nên... mất vị.
Làm sao sống sót qua mùa Tết này đây?
Bài viết của Hoàng Anh Tú dường như "bắt trúng sóng" nên nhận được khá nhiều lời bình luận của cộng đồng mạng, đa số ai cũng gật gù đồng ý với "nỗi khổ chung" này của các bạn trẻ:
- Dạo này em tiến bộ lắm, ai hỏi bao giờ cưới em cũng mạnh dạn trả lời: Không bao giờ!
- Không cần tết anh ạ. Em cứ ló cái mặt về quê là bị hỏi vụ sao không đẻ nữa đi. Chỉ cười trừ cho xong
- Sao anh nói trúng y luôn. Phát hờn luôn với kiểu hỏi ý
- Em kết câu hỏi cuối nhưng chẳng thể áp dụng được vì với mẹ em, người lớn hỏi phải vào thẳng vấn đề, hỏi ngược lại sẽ bị đánh tại trận luôn, kể cả trước mặt khách cũng bị oánh.
Vài năm gần đây, giới trẻ rộ lên trào lưu du lịch ngày Tết. Không ít chàng trai, cô gái chọn "xách ba lô lên và đi" trong thời điểm sum họp gia đình, một phần cũng là để tránh những câu hỏi "nhạy cảm"; bởi không ai muốn dành những ngày nghỉ để bị tra khảo về lương thưởng, giới thiệu về những ứng cử viên xem mặt, kể về chuyện nhà hàng xóm đã con bồng cháu bế hay tư vấn, góp ý chuyện tình cảm cá nhân.
Nhưng mà, bạn trẻ à, thế giới rộng lớn ngoài kia, mỗi một người mà chúng ta gặp, mỗi cung đường chúng ta qua, rốt cuộc đều dạy cho chúng ta về nỗi nhớ, về tình yêu, về ý nghĩa của đoàn tụ và sum vầy. Vậy nên, dù "đau đầu" như thế nào thì tết cũng nhớ về nhà nhé. Cha mẹ, họ hàng và cả những người hàng xóm, họ đều quan tâm và mong muốn những điều tốt nhất cho bạn, chỉ là họ quá lo lắng và chưa biết thể hiện tình cảm như thế nào mà thôi.
Isaac "ám ảnh" vì bị tra hỏi "Bao giờ lấy vợ?" ngày Tết
Cả năm học hành, làm việc mệt mỏi, ai cũng chỉ mong đến dịp Tết để được tung tăng, được gặp gỡ những người mình yêu quý. Tưởng chừng Tết là những ngày hạnh phúc viên mãn nhất, tuy nhiên cũngcó những vấn đề nảy sinh khiến bạn phải đau đầu. Và chính là những câu hỏi tưởng chừng chu đáo quan tâm nhưng thực chất rất... thiếu tế nhị khi dồn người trẻ vào tận cùng bế tắc đến mức không biết nói gì. Thế nên "hỏi vô duyên thì cứ đáp vô tâm".
Theo betsie.vn
Mẹ đòi từ mặt con gái khi ngày cưới cận kề Tôi không muốn một người không máu mủ ruột rà lại đối xử tệ bạc với tôi đứng ra thay thế vị trí của bố trong đám cưới. Nhưng mẹ nhất định không chịu mà đòi từ mặt. Tôi có một tuổi thơ khá bất hạnh. Bố mất năm tôi lên 7 tuổi và hai năm sau mẹ đi lấy chồng. Từ ngày...