Vừa nhập xong 600 tấn, Nhật muốn nhập tiếp thịt gia cầm Việt Nam
Thông tin mới nhất ngày 12.6 từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), đến thời điểm này đã có 600 tấn thịt gà xuất khẩu thành công sang Nhật Bản. Nước này mới đây đã đồng ý mở rộng nhập khẩu thịt gia cầm từ Việt Nam.
Ngày 12.7, Cục Thú y cho biết, Công ty TNHH Kyou & Unitex đã xuất khẩu được hơn 600 tấn thịt gà chế biến sang thị trường Nhật Bản. Như vậy sau 10 tháng kể từ khi đơn hàng đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản, đến nay sản phẩm thịt gà Việt Nam đã chinh phục được thị trường khó tính này. Việc thịt gà Việt Nam được thị trường Nhật chấp nhận tiếp tục mở ra cơ hội xuất khẩu thịt gà sang hai thị trường khác là Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore.
Việc thịt gà Việt Nam được thị trường Nhật chấp nhận tiếp tục mở ra cơ hội xuất khẩu thịt gà sang hai thị trường khác là Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore. Ảnh: IT
Theo Công ty TNHH Koyu&Unitek – đơn vị xuất khẩu thịt gà sang Nhật, do nhu cầu xuất khẩu tăng cao nên công ty đã tiếp tục lắp đặt thêm hai dây chuyền chế biến nhằm tăng công suất sản xuất và đa dạng sản phẩm xuất khẩu.
Với hai dây chuyền mới này, công suất chế biến thịt gà sẽ lên 200 tấn/tháng kể từ tháng 9.2018 và lên tới 350 tấn/tháng vào cuối năm. Nếu quy đổi ra gà lông, công suất là trên 1.100 tấn. Sự tin tưởng của Nhật Bản còn khiến công ty có kế hoạch xây nhà máy chế biến mới trong thời gian tới.
Ngoài ra, sau thành công của Công ty TNHH Koyu & Unitek, cuối năm 2017, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam và Công ty TNHH Leow Casing Việt Nam đã gửi đề án xuất khẩu cho Cục Thú y và đề nghị Cục Thú y đàm phán với Cục Thú y Nhật Bản để có thể xuất khẩu được sản phẩm thịt gà chế biến và vỏ xúc xích muối khô từ cừu, lợn sang Nhật Bản.
Video đang HOT
Về vấn đề này Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết, sau khi nhận được đề nghị của các ông ty, Cục Thú y đã tích cực trao đổi, đàm phán với Cục Thú y Nhật Bản để thống nhất các yêu cầu về thú y đối với các sản phẩm Công ty đề xuất xuất khẩu vào Nhật Bản.
Ngày 14.5.2018, Cục Thú y Nhật Bản đã có thư chính thức gửi Cục Thú y thông báo đồng ý với các điều kiện vệ sinh thú y và thống nhất mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu đối với sản phẩm thịt gà chế biến và sản phẩm vỏ xúc xích làm từ ruột động vật.
Từ ngày 27.5-2.6.2018 đoàn thanh tra thú y Nhật Bản đã sang Việt Nam để kiểm tra thực tế dây chuyền sản xuất của các Công ty Việt Nam đăng ký xuất khẩu sản phẩm sang Nhật Bản.
Sau khi hoàn thành quá trình kiểm tra, Cục Thú y Nhật Bản đã gửi thư thông báo về việc đồng ý mở rộng nhập khẩu thịt gia cầm và sản phẩm thịt gia cầm chế biến của Công ty TNHH Koyu & Unitek kể từ ngày 15.6.2018. Với việc mở rộng phạm vi sản xuất và loại sản phẩm này, công suất sản xuất của Công ty sẽ đạt từ 300 – 350 tấn thịt gà chế biến/tháng.
Để thúc đẩy xuất khẩu thịt gia cầm, ông Đàm Xuân Thành – Phó cục trưởng Cục Thú y cho biết: “Cục Thú y sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ về xúc tiến thương mại, đặc biệt là tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật ra thị trường nước ngoài. Cục Thú y sẽ nỗ lực hết sức để hỗ trợ các doanh nghiệp như Công ty Greenfeed, Gia, C.P Việt Nam, K&U, Loew Casing, Ba Huân, công ty TNHH Vân Anh Nguyễn, doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Nghiệp, công ty Hương Quỳnh Đăng, công ty Cổ phần hoa quả Tiền Giang, Công ty TNHH Công Danh,… có nhu cầu xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật ra thị trường nước ngoài.
Cục Thú y cũng cho biết đang hỗ trợ Công ty TNHH Koyu & Unitek, Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam xuất khẩu thịt gà chế biến sang thị trường EU, Mexico, Mông Cổ, Myanmar, Iraq, Trung Quốc, Nam Phi, Singapore; hỗ trợ Công ty Bel Gà xuất khẩu trứng gà giống, gà giống sang Myanmar, Lào, Campuchia…
Theo Danviet
Lần đầu tiên Việt Nam sản xuất được vắc xin lở mồm long móng
"Việc tự sản xuất vắc xin lở mồm long móng có ý nghĩa mở màn hết sức quan trọng, từ đó tiếp tục chủ động nghiên cứu các loại vắc xin gia súc gia cầm khác tiến tới chấm dứt nhập vắc xin, tiết kiệm trên 100 triệu USD/năm, làm tiền đề phát triển một nền chăn nuôi chủ động, an toàn dịch bệnh".
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết tại buổi lễ công bố và chuyển giao giống vi rút lở mồm long móng (LMLM) cho các doanh nghiệp dùng để sản xuất vắc xin, tổ chức tại Hà Nội chiều nay 11.12.
Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y phát biểu tại buổi công bố. Ảnh Đình Thắng
Đại diện Chi cục Thú y vùng VI cho hay, sau nhiều giai đoạn nghiên cứu, đảm bảo các tiêu chí khoa học, kỹ thuật theo khuyến cáo của OIE, Chi cục Thú y vùng VI đã chọn ra 3 vi rút có khả năng phát triển thành vắc xin. Từ đó, chọn 1 mẫu vi rút LMLM type O có tên "RAHO6/FMD/O-135, dòng ME- SA/PanAsia" đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật để sản xuất vắc xin theo khuyến cáo của OIE.
Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, trước đó, Bộ NN&PTNT đã có Quyết định công nhận giống vi rút lở mồm long móng type O với tên gọi "RAHO6/FMD/O-135" thuộc bản quyền của Chi cục Thú y vùng VI trực thuộc Cục Thú y để sản xuất vắc xin.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, tại Việt Nam bệnh lở mồm long móng xuất hiện cách đây hơn 100 năm và có 3 týp vi rút lưu hành đã và đang gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi.
Trong khi đó, việc phải nhập khẩu 100% lượng vắc xin, trung bình mỗi năm cần 40-50 triệu liều vắc xin từ ngoài vào với chi phí lên tới 20-30 triệu USD, dẫn đến không chủ động được nguồn cung cấp vắc xin, không chủ động về khoa học công nghệ và giá vắc xin rất cao đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm phòng.
" Đây là lần đầu tiên ngành Thú y Việt Nam (gồm cơ quan nhà nước và doanh nghiệp) đã tổ chức nghiên cứu rất công phu, bài bàn và cho ra mắt sản phẩm vắc xin lở mồm long móng đáp ứng nhu cầu cua thực tiễn. Đây là bước khởi đầu rất đáng khích lệ, xây dựng được năng lực, kinh nghiệm và chủ động khoa học công nghệ trong việc nghiên cứu, sản xuất nhiều loại vắc xin khác dung trong thú y" - Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đề nghị Cục Thú y và doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ, để sớm nghiên cứu, sản suất và đưa vào sử dụng nhiều loại vắc xin đang còn thiếu cho ngành chăn nuôi hiện nay. Các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu áp dụng các khoa học kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại để phục vụ sản xuất vắc xin.
Công ty Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet cho biết, từ tháng 8.2016 đã xây dựng dây chuyền sản xuất vắc xin lở mồm long móng với công suất thiết kế 20 triệu liều/năm. Đến nay, đã hoàn thiện xong cơ bản nhà xưởng, kho lạnh bảo quản bán thành phẩm... đào tạo nhân sự chuẩn bị sẵn sàng cho sản xuất vắc xin. Dự kiến, quý 2 năm 2018 sẽ có vắc xin sản xuất ở quy mô công nghiệp và lưu hành.
Công ty RTD là một trong 3 doanh nghiệp được Bộ NNPTNT cho phép tham gia thực hiện Đề án "Thí điểm sản xuất vắc xin thương mại sử dụng chủng vi rút lở mồm long móng lưu hành tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020", cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT tạo điều kiện và ưu tiên đẩy nhanh hơn nữa quá trình kiểm nghiệm, khảo nghiệm và đăng ký lưu hành vắc xin lở mồm long móng; xây dựng cơ chế chính sách để doanh nghiệp có điều kiện tham gia vào các chương trình quốc gia phòng, chống dịch bệnh thông qua cơ chế đặt hàng/hoặc chỉ định thầu, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Theo Danviet
Lạ đời: Giống mới chưa được công nhận đã bị... đánh cắp bản quyền Theo quy định của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), giống mới, sản phẩm mới phải được thử nghiệm, khảo nghiệm trên diện rộng trước khi ra thị trường. Nhưng sản phẩm mới chưa được công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật thì đã bị đánh cắp bản quyền. Đó là điều mà ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc sở NNPTNT TP.HCM...