Vừa ngơi tay, y bác sĩ tuyến đầu xúm xít gói bánh tét, bánh chưng tặng người nghèo
Những ngày giáp Tết có nhiều tin vui: số ca nhiễm COVID-19 và ca tử vong giảm mạnh, cuộc sống đã trở lại gần như bình thường.
Ai theo dõi tin cũng vui, nhưng vui nhất có lẽ là các y bác sĩ tuyến đầu ở bệnh viện dã chiến.
Cùng nhau xung phong nơi tuyến đầu, nay lại cùng gói bánh tét tặng người lao động nghèo ăn Tết
Những ngày “gần bình thường” này đã có giờ phút được lơi tay, nhiều người trong số họ lại đóng góp mua nguyên liệu và tự tay tập gói bánh tét bánh chưng, nấu những nồi bánh nồng ấm, tận dụng giờ nghỉ để đưa bánh đến trao tận tay những người lao động nghèo trên đường phố, những người mà có thể ít ngày trước còn là bệnh nhân của họ…
Ôm ba thùng bánh tét, bánh chưng, bác sĩ trẻ Trần Hiển Vinh cùng điều dưỡng Kim Hoàn trao quà đến từng anh công nhân, chị lao công, những người lao động nghèo ở bến xe Miền Tây, chợ Kim Biên và trên các nẻo đường quận 6, quận 11 ( TP.HCM)…
Đôi tay tạm không cầm kim tiêm, thay bằng tay gắp đảo bánh
ThS.BS Phạm Thị Uyển Nhi – Bệnh viện Da liễu TP.HCM – tâm sự: “Dịch bệnh kéo dài, suốt mấy tháng tụi em làm việc tại Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 12, nay dịch ngớt tụi em trở lại bệnh viện để làm công tác chuyên môn và sẵn sàng khi có lệnh điều động.
Trong những ngày làm việc ở tuyến đầu, thấu hiểu nỗi khó khăn của bệnh nhân, của người nghèo bị ảnh hưởng rất nhiều nên tụi em tập hợp nhóm các bác sĩ, điều dưỡng trẻ và tình nguyện viên ở các bệnh viện dã chiến trước đây giúp người dân nghèo món quà nhỏ vui Tết”.
“Làm được gì giúp người khác thì làm, chúng mình còn trẻ mà…” – các bác sĩ trẻ mà chúng tôi gặp trên đường rong ruổi chỉ cười tươi và nói vậy.
Đôi tay tạm không cầm kim tiêm, thay bằng tay gắp đảo bánh
Bác sĩ trẻ Nguyễn Duy Quân với đôi tay lóng ngóng gói bánh tét tặng người nghèo
Video đang HOT
Cùng nhau canh nồi bánh
Mẻ bánh vừa ra lò được các bác sĩ mang đi trao tận tay người lao động nghèo
Các bác sĩ trẻ chia nhau 2 người một xe đi phát quà cho người lao động nghèo – Ảnh: TỰ TRUNG
Mẻ bánh vừa ra lò được các bác sĩ mang đi trao tận tay người lao động nghèo
Em nhỏ hớn hở khi được tặng bánh
Bánh được trao cho người lao động nghèo ở bến xe Miền Tây, chợ Kim Biên và trên các nẻo đường quận 6, quận 11 (TP.HCM)…
Người đàn ông đưa cả nhà vợ thoát F0 nhờ một bác sĩ không quen
Anh Hải chia sẻ câu chuyện khẩn cấp của gia đình lên nhóm dân cư và bất ngờ kết nối được với một bác sĩ cách xa nhà mình cả ngàn cây số.
Đang chới với thì vớ được phao
Dù đã nửa đêm nhưng anh Phạm Hồ Hải vẫn trằn trọc không ngủ được. Anh bật dậy khi nghe điện thoại đổ chuông. Đầu dây bên kia người em vợ lo lắng thông báo: "Anh à, em thấy má nằm nghiêng, vẻ mặt đờ đẫn, mệt mệt". Anh Hải vội ngắt máy và nhắn tin gửi tới vị bác sĩ anh mới quen để hỏi xem nên làm thế nào. Lúc ấy là 2h sáng nhưng chỉ vài phút sau anh Hải đã nhận được tin nhắn phản hồi của bác sĩ.
Qua tin nhắn, vị bác sĩ trấn an anh Hải rồi hướng dẫn cách vuốt lưng nhẹ cho người mẹ, thi thoảng cho bà thay đổi tư thế nằm nghiêng phải, nghiêng trái hoặc nằm sấp. Vị bác sĩ nhấn mạnh không được để bệnh nhân nằm ngửa vì sẽ dễ bị lịm đi.
Anh Hải sống ở Quận 7 (TP. HCM) nhưng cách đó 13km, tại Quận 6, bố và anh em nhà vợ đang bị mắc Covid-19. Cả 4 người dương tính với Sars-CoV-2 hôm 19-20/8 nhưng lại giấu nhẹm chuyện này. Mãi tới ngày 23/8, họ mới cho anh biết.
Anh Hải (trái) và người em đã đi mua bình oxy cho gia đình.
Ngày 23/8, bố mẹ vợ anh Hải bắt đầu sốt ho, bố anh Hải khỏe hơn nhưng mẹ thì lại yếu. Buổi chiều 23/8 bà vẫn bình thường nhưng đến tối thì chỉ số SpO2 trong máu tụt xuống 80. Gia đình đã cho bà uống thuốc kháng đông, kháng viêm (được chuẩn bị sẵn theo khuyến cáo của Bộ Y tế trước đó). Tuy nhiên, nửa tiếng sau đo lại, chỉ số SpO2 vẫn không cải thiện, thậm chí còn giảm xuống. Anh Hải nhờ một người em rể đi tìm mua được một bình oxy 6kg. Sau khi cho mẹ thở thì chỉ số SpO2 của mẹ anh tăng lên nhưng chỉ ở mức 75-80.
Khi đó gia đình anh Hải vô cùng lo lắng, quyết định gọi điện cho y tế phường và các bệnh viện. Tuy nhiên thời điểm đó các nơi đều không có xe hoặc đang ở tình trạng quá tải.
Dù rất lo lắng nhưng anh Hải không thể chạy qua trực tiếp hỗ trợ bố mẹ vợ được. Anh bèn chia sẻ câu chuyện khẩn cấp của gia đình lên nhóm Facebook cư dân nơi anh sống. Tình cờ, anh được một người hàng xóm là thành viên trong nhóm giới thiệu cho vị bác sĩ tên Thọ đang sinh sống ở Hà Nội.
Theo lời người hàng xóm, bác sĩ Thọ là thành viên của một nhóm uy tín tập hợp các bác sĩ chuyên tư vấn, hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 qua mạng xã hội.
Anh Hải bấm số điện thoại người hàng xóm gửi cho với những suy nghĩ hết sức mơ hồ. "Bạn biết đó, mạng xã hội nhiều khi rất khó đoán. Nhưng lúc ấy tình huống rất khẩn cấp như kiểu mình đang chới với giữa dòng nước nên vớ được cái phao nào cũng đáng quý", anh Hải chia sẻ.
Mọi sự hoài nghi trong anh Hải nhanh chóng tan biến khi bác sĩ Thọ mở đầu cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi chuyên nghiệp và khoa học. Bác sĩ này hỏi rất kỹ về tuổi tác, cân nặng, bệnh nền cũng như các triệu chứng mẹ anh Hải đang gặp phải.
Nghe anh Hải kể, vị bác sĩ nhanh chóng hướng dẫn gia đình cho bệnh nhân thở oxy đúng cách, tăng thêm liều lượng oxy.
Bác sĩ Thọ bảo gia đình anh cung cấp thông tin về các loại thuốc đã cho mẹ uống, hướng dẫn cách phối hợp các thuốc đang có sẵn trong nhà. Ngoài ra, bác sĩ khuyên anh Hải nên mua thêm một số loại viên uống để tăng cường sức khỏe, thuốc ho, vitamin...
Gia đình anh Hải còn được bác sĩ Thọ chỉ cho cách theo dõi diễn biến của bệnh, cách cho bệnh nhân nằm, cách tập thở.
Sớm hôm sau, gia đình anh Hải còn nhờ người quen mượn được một bình oxy lớn để hỗ trợ cho mẹ. Khi hết bình oxy, anh lại mượn được một máy tạo oxy để đảm bảo nguồn oxy khi cần.
Với sự chỉ dẫn tận tình của bác sĩ Thọ, 4 ngày sau, tình hình sức khỏe của mẹ anh Hải đã cải thiện rõ rệt. Chỉ số SpO2 lên mức 95 và ổn định tới bây giờ.
Anh Hải ghi nhớ lời của bác sĩ Thọ dặn rằng, bệnh này nặng nhất từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10. Nếu biết cách "lướt" qua giai đoạn này thì bệnh nhân sẽ nhanh chóng phục hồi. Anh Hải còn dặn em vợ lưu sẵn số đường dây nóng của cơ sở y tế địa phương để đề phòng trường hợp khẩn cấp hoặc muốn xin tư vấn thêm.
Biết ơn vị bác sĩ nhiệt tình
Cả bốn người trong gia đình nhà vợ anh Hải đều nhiễm Covid-19 nhưng người em không có triệu chứng nên khỏe hơn cả. Anh Hải dặn em theo dõi oxy của mẹ liên tục, cứ 2-3 tiếng phải đo lại một lần.
Người em phải thường xuyên quan sát kỹ xem mẹ ho ra sao, thở thế nào. Suốt mấy đêm đầu, anh Hải gần như không ngủ. Ban đêm, nếu bên nhà vợ thông báo tình hình, anh lại báo cho bác sĩ Thọ để được hướng dẫn cách xử lý.
Điều khiến anh Hải ngạc nhiên là bác sĩ Thọ dù chỉ quen anh qua mạng, chưa một lần gặp mặt nhưng lại rất nhiệt tình, không quản ngại đêm hôm.
"Bác sĩ dặn tôi buổi sáng phải nắm tình hình, đo nhiệt độ rồi báo cho bác sĩ. Có lúc 2h đêm tôi xin ý kiến vẫn thấy bác sĩ trả lời. Sáng hôm sau 8h tôi hỏi thì bác sĩ cũng nhắn lại ngay. Không rõ mấy giờ bác sĩ mới đi ngủ và ngủ được bao nhiêu tiếng một ngày", anh Hải chia sẻ.
Mẹ vợ anh Hải năm nay 69 tuổi, mắc một số bệnh nền như tiểu đường, gan nhiễm mỡ... Vì không thể ở gần chăm sóc nên anh Hải chỉ có thể quan tâm bố mẹ vợ qua những cuộc gọi video. Anh Hải luôn động viên bà mỗi ngày bằng câu nói: "Má uống thuốc giỏi quá, hôm nay má khỏe nhiều rồi!".
"Khi điều trị bệnh này, tinh thần vô cùng quan trọng. Bác sĩ Thọ dặn, tinh thần suy sụp thì không tốt chút nào. Má tôi mỗi khi thấy một nắm thuốc mười mấy viên thì rất sợ. Khi ấy tôi vừa động viên, vừa khen ngợi để má vui", người đàn ông này nói.
Theo anh Hải, khi sức khỏe của mẹ vợ vừa ổn định thì lại đến anh vợ trở nặng. Anh Hải lại tiếp tục gọi điện "làm phiền" bác sĩ Thọ và được vị bác sĩ này nhiệt tình giúp đỡ một lần nữa.
Ngày 1/9, sau 10 ngày nhiễm bệnh, bố mẹ cùng anh em vợ của anh Hải đã ra y tế phường test Covid-19 và tất cả đều nhận được kết quả âm tính. Biết tin, bác sĩ Thọ rất vui mừng nhưng không quên dặn dò các thành viên phải tập thở thêm để phục hồi sức khỏe. Khi nào xét nghiệm PCR âm tính thì mới hoàn toàn yên tâm.
"Gia đình tôi rất may mắn. May mắn vì kịp thời tìm được nguồn oxy. May mắn vì má đáp ứng thuốc tốt. Và đặc biệt là nhận được sự trợ giúp nhiệt tình từ xa của bác sĩ Thọ. Gia đình tôi rất biết ơn và muốn hậu tạ nhưng bác sĩ Thọ nhất quyết không nhận. Những gì anh ấy làm cho gia đình tôi thực sự đáng quý", anh Hải xúc động nói.
Trao đổi với PV, bác sĩ Phạm Văn Thọ (chuyên khoa tai mũi họng và da liễu) cho biết: "Trước đó, tôi có tham gia vào một vài nhóm giúp nhau mùa dịch trên mạng xã hội. Tuy nhiên, sau đó tôi nhận thấy, cần phải có một nhóm chuyên về hỗ trợ thông tin y tế cho người dân. Vậy nên, tôi đã cùng một số dược sĩ, bác sĩ uy tín sinh sống tại Hà Nội lập ra group "Tư vấn hỗ trợ F0".
Chúng tôi chỉ dẫn cụ thể hơn cho mọi người việc thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế, những vấn đề thường gặp trong quá trình dùng thuốc tại nhà. Nhiều người khi nhận được các gói thuốc của bên y tế địa phương chưa rõ cách dùng thì chúng tôi tư vấn kỹ hơn".
Gần 2 tháng qua, anh Thọ cùng các bác sĩ trong nhóm đã hỗ trợ tư vấn cho hàng trăm trường hợp F0, nhiều trường hợp có cả gia đình từ 4-5 người thậm chí 11 người cùng bị Covid-19. "Trong điều kiện dịch bệnh khó khăn như hiện nay, mang lại được chút lợi ích nho nhỏ cho người bệnh, chúng tôi rất vui," bác sĩ Thọ chia sẻ.
Chuyện ở nơi mỗi F0 là 2 sinh mạng Trắng đêm chăm sóc mẹ bầu mắc Covid-19, bỏ cả ăn, bỏ cả ngủ, thoăn thoắt như con thoi nỗ lực giành lại sự sống cho những mẹ bầu nguy kịch cùng những đứa con sắp chào đời của họ... Đó là công việc đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương đang tận lực từng giờ, từng phút. Trong phòng hành...