Vừa mới cưới, chồng đã đòi gửi tiền cho mẹ đẻ giữ vì lý do “nhỡ đâu…”, vợ tức tốc đưa tuyên bố khiến chồng “khiếp vía”
“Khi sắp cưới, cứ khi nào có mặt em là mẹ lại bảo rằng số em sướng, cưới xong chẳng lo toan gì nhà cửa. Như em gái chồng lấy chồng xong vẫn phải đi ở nhà thuê”, nàng dâu kể.
Chỉ trong một phút tính toán ích kỷ, người đàn ông cũng dễ dàng đánh mất đi hạnh phúc của chính mình. Nhiều người có suy nghĩ lạ lùng, “chắc cốp” đến mức khiến người ta cho rằng họ thậm chí chưa đủ trưởng thành để tính đến hôn nhân.
Một cô vợ mới cưới kể về chuyện gia đình mình. Đúng là trong bất cứ hoàn cảnh nào, kinh tế luôn là chuyện khiến tất cả phải đau đầu.
“ Em mới cưới được gần tháng nay các chị ạ nhưng giờ em chán quá. Em thậm chí đã nghĩ đến chuyện ly hôn rồi nhưng lại suy nghĩ lại vì muốn suy xét kỹ càng hơn.
Bọn em đều là người ở quê lên thành phố lập nghiệp. Chồng em kiếm tiền rất khá, tính cách cũng không tệ, biết chăm lo. Duy chỉ có một điều anh khiến em không thích lắm chính là việc nghe mẹ quá đáng.
Con ngoan nghe lời mẹ, chăm lo cho mẹ thì không sao. Anh ấy lại nghe đến từng việc riêng của hai vợ chồng đến chuyện ứng xử ngoài xã hội. Ví dụ như khi cưới, bọn em chẳng phải bàn chuyện chụp hình hay đặt mâm chọn thiệp bởi nguyên nhân nào các chị biết không? Mẹ chồng em chọn tất. Cho dù em có thích thế nọ thế kia, hai vợ chồng có bàn bạc xong xuôi nhưng về bà bảo không ổn, tốn kém hay đủ thứ lí do nào đó là chồng em sẽ nghe theo luôn.
Em bức xúc nhiều lắm. Đợt cưới xin bọn em đã cãi vã nhiều, nguyên nhân cũng chỉ bởi mẹ anh can thiệp quá sâu. Em thì chẳng có vấn đề gì với mẹ chồng cả. Hai đứa cùng ở đó mẹ không nói, mẹ chỉ nói với chồng em thôi. Nếu bà nói lúc có em ở đó, em sẽ bàn lại các kiểu nhưng không. Sau này khi chồng nói, chuyện đã qua rồi em lại gọi điện về trách móc cũng không hay lắm. Bởi thế, em nín nhịn suốt thời gian qua.
Bọn em cưới nhau ở luôn nhà trên thành phố của chồng. Chồng em kiếm được tiền, gia đình cũng có điều kiện nên cách đây 2 năm mua cho anh một căn chung cư. Nói đến cái chung cư em cũng hơi đau đầu một chút, nguyên nhân là mẹ chồng em.
Khi sắp cưới, cứ khi nào có mặt em là mẹ lại bảo rằng số em sướng, cưới xong chẳng lo toan gì nhà cửa. Như em gái chồng lấy chồng xong vẫn phải đi ở nhà thuê. Kể cả gia đình em sang chơi mẹ chồng vẫn cứ nói vậy đấy. Nhưng mọi chuyện cũng không khiến em cáu kỉnh bằng chuyện xảy ra sau khi kết hôn.
Số là em cứ nghĩ cưới chồng xong, hai đứa sẽ ổn định rồi tự lo cho cuộc sống nhưng chẳng phải. Một cuộc cãi vã đã khiến hình ảnh chồng, mẹ chồng trong mắt em thay đổi toàn bộ. Cưới xong xuôi em bàn với chồng lập ra vài tài khoản tiết kiệm, ngoài các khoản chi tiêu hàng ngày, em sẽ mua bảo hiểm nhân thọ, để ra 1 khoản phòng hờ có việc xảy đến, khoản để dành mua ô tô…
Video đang HOT
Đang bàn thế, chồng em gạt phắt đi. Anh bảo luôn rằng sẽ không đưa tiền cho em giữ. Tiền anh, mẹ bảo gửi về hết cho mẹ như hồi còn độc thân. Sau một hồi em phân tích bảo rằng thế không ổn lắm, anh bắt đầu cáu, nói thẳng vào mặt em: ‘Em thì lương ba cọc ba đồng, nhỡ đâu em lấy tiền anh gửi về ngoại thì sao. Lấy gì đảm bảo em chỉ dùng tiền anh chi tiêu cho chính cái nhà này. Mẹ đã bảo rồi, bà giữ rồi cần gì bà đưa chứ bà chẳng thèm lấy của anh một đồng. Tiền anh anh muốn làm sao thì làm, em nói nhiều thế nhỉ’.
Lúc này, em bức xúc vô cùng, không ngờ chồng mình lại có những suy nghĩ như thế. Em uất ức mà nước mắt trào ra luôn. Em nhìn thẳng vào anh rồi đáp lại:
‘Đã là vợ chồng thì có việc gì cũng cùng lo toan cùng bàn bạc. Cư xử như anh là hoàn toàn chẳng có lấy một sự tôn trọng nào dành cho em cả. Sống thế này thì khác gì hai người ở trọ chung nhà, cần cái gọi là quan hệ vợ chồng làm gì. Còn anh đã bảo chuyện của anh em không cần bàn thì chẳng hóa gì người dưng nước lã’.
Nói chừng đó, chồng em vẫn im lặng. Có vẻ anh nhận ra lỗi sai nên em mới tiếp tục:
‘Anh đã nói thế thì bây giờ hai người tiêu xài gì tính riêng ra. Em ăn cơm em nấu, anh tự lo chuyện ăn uống, đến tháng tiền điện nước chi tiêu sinh hoạt bao nhiêu em chia hóa đơn ra hai người chi trả ngang nhau. Cùng với đó, em làm gì, đi với ai, sinh sống, sinh hoạt thế nào cũng xin anh đừng can thiệp. Anh đã muốn rạch ròi, em sẽ rạch ròi cho anh. Hay anh muốn em trả tiền thuê trọ trong căn nhà này nữa?’.
Lúc này, chồng em bắt đầu thấy căng nên xin lỗi. Anh muốn hai vợ chồng được bàn bạc lại, cũng bảo là chưa hề gửi tiền cho mẹ chồng từ khi cưới đến giờ. Mọi chuyện vẫn có thể xử lý được. Nhưng em thất vọng về chồng quá, ngao ngán chẳng biết nói gì thêm.
Mấy hôm nay em vẫn giận chồng, chưa nói câu nào với nhau. Các chị cho em lời khuyên với, cuộc hôn nhân này mới bắt đầu nhưng em chán nản lắm rồi”.
Đúng là tình huống éo le thật sự của người vợ mới cưới. Trong hôn nhân, sự tôn trọng nên được đặt lên cao nhất. Dù cho làm việc gì, sinh hoạt thế nào cả hai cũng nên bàn bạc với nhau. Những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt đó tạo nên sự gắn kết trong hôn nhân.
Chẳng ai dám khuyên người vợ này ứng xử thế nào bởi tính cách, hoàn cảnh của mỗi nhà đều khác nhau. Tất cả mọi người đều khuyên cô tỉnh táo đưa ra cách giải quyết phù hợp để không phải hối hận với những quyết định của mình.
Khảo sát trên 100 vụ ly hôn người ta phát hiện bí mật chung khiến hôn nhân tan vỡ, hãy đọc để tránh "dẫm vào vết xe đổ"
Đôi khi, nhiều người cho rằng cuộc hôn nhân của mình đã hoàn thiện nhưng đâu biết, chỉ cần vài vấn đề thôi đã tạo nên một vết rạn khó hồi phục rồi.
Bất cứ một vụ ly hôn nào cũng bắt nguồn từ những lý do phức tạp. Hôn nhân chẳng phải một trò đùa, bởi thế ít ai quyết định chấm dứt nó chỉ vì những thứ quá nhỏ bé, không mang nhiều ý nghĩa.
Một kết quả đến bao gồm cả sự bắt đầu, diễn biến sự việc và kết thúc của nó. Chẳng thể nào đổ lỗi cho người khác về chuyện ly hôn của gia đình mình. Mới đây, một blogger về hôn nhân và gia đình của Trung Quốc đã thực hiện nghiên cứu trên 100 vụ ly hôn. Cô đã lắng nghe các câu chuyện hôn nhân tan vỡ, chiêm nghiệm về nỗi đau hôn nhân của các cặp đôi và đưa ra tổng kết ở bài viết trên blog cá nhân của mình.
Nhiều khi người ta cứ nói rằng chuyện gia đình chẳng ai giống ai vì cách mọi người giải quyết đơn giản là giống nhau hết cả. Tuy nhiên, để dẫn đến tình cảnh ly hôn cũng có "mẫu số chung" nhất định. Dưới đây là 3 yếu tố "thiếu" đã khiến hôn nhân tan vỡ.
Thiếu tầm nhìn khi khởi đầu
Sau khi kết hôn, hai người có xích mích và bắt đầu cãi nhau, họ luôn ném vào đối phương một câu để thể hiện sự bất mãn: "Tôi thật sự mù mắt mới cưới anh/cô". Mặc dù câu này bột phát ra trong lúc giận dữ nhưng ở một mức độ nào đó, nó hoàn toàn chính xác.
Thiếu tầm nhìn hôn nhân, biểu hiện đầu tiên của nó là: "Hiểu biết về nhau không đầy đủ hoặc thậm chí sai hẳn về đối phương". Trong đó, tỉ lệ hiểu sai tương đối nhỏ, ví dụ như bị lừa tình, lừa tiền... Cái đó là điều cố ý tạo nên. Tỉ lệ thiếu hiểu biết về nhau mới nhiều, đến tận cùng, cuộc hôn nhân không thể duy trì cũng do sự lựa chọn của các bạn thôi mà.
Trước khi kết hôn, các bạn không dành nhiều thời gian để tìm hiểu nhau nhiều hơn. Các nhược điểm của hai bên không được bộc lộ đầy đủ, nó sẽ dần dần phá hoại cuộc hôn nhân ấy.
Khi kết hôn, hai người có thể chưa đủ trưởng thành về mặt nhận thức. Cả hai vẫn đang lớn lên, đang thay đổi, chẳng hiểu rõ về nhau.
Bởi vậy, làm gì thì làm, cũng nên tìm hiểu nhau nhiều hơn. Nếu tính đến chuyện gắn bó lâu dài, đừng ngại ngần thể hiện bản chất thật của mình. Cứ giấu giếm mới dẫn đến kết quả tồi tệ đấy.
Thiếu suy nghĩ trong hôn nhân
Chúng ta luôn nói rằng trí tuệ cảm xúc rất quan trọng trong hôn nhân. Nhưng trí tuệ cảm xúc là gì? Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta chỉ cảm thấy rằng EQ (chỉ số cảm xúc) rất quan trọng. Nhưng nhiều người có "EQ thấp", không nhạy cảm, không biết suy nghĩ. Họ sống rất bản năng và dễ dàng gây tổn thương cho đối phương vì lời nói hay hành động thiếu suy nghĩ.
Khi mua thuốc, ai cũng đọc hướng dẫn sử dụng, suy xét xem phụ nữ mang thai và trẻ em hay người già có dùng được không. Khi mua nồi cơm điện, ai cũng đọc hướng dẫn, nhưng tại sao khi kết hôn mọi người lại "tay trắng" như vậy? Mọi người nên học hỏi những kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến hôn nhân chứ? Tại sao bỏ mặc đến nó như thế.
Vì không có kiến thức nên chúng ta thường có suy nghĩ sai về hôn nhân hay những tình huống xảy đến trong hôn nhân. Chính vì sự thiếu suy nghĩ ấy đã tạo nên những điều đáng buồn. Tâm trí, suy nghĩ được xem là một loại "sức mạnh mềm" trong hôn nhân. Loại "sức mạnh mềm" này thậm chí còn quan trọng hơn những điều thực tế ta đối mặt hằng ngày. Nó còn quyết định được liệu hôn nhân có thể tồn tại lâu dài hay không đấy.
Thiếu sức mạnh nền tảng của hôn nhân
Sức mạnh này được sinh ra khi cả hai về chung một nhà. Nó được tạo nên từ sự yêu thương, tin tưởng và tinh thần trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Hôn nhân là một liên minh của hai cá nhân, để gần gũi và mạnh mẽ hơn, cần hai người phải càng mạnh mẽ hơn để giữ gìn nó.
Có sức mạnh trong hôn nhân, nó sẽ giúp chúng ta vượt qua sóng gió, khi thiếu tiền, khi gặp phải chuyện khó khăn hay thậm chí những cuộc cãi vã, mâu thuẫn đẩy hôn nhân đến bờ vực.
Thiếu những sức mạnh này, cả hai sẽ không tạo nên được sự gắn kết cần thiết, chẳng hi vọng vào nhau và cũng không dành sự tin tưởng cho nhau. Cái kết cho cuộc hôn nhân ấy thật dễ đoán mất rồi!
Hôn nhân là một hành trình, có khởi đầu, diễn biến và sự nỗ lực để duy trì. Hãy cố gắng làm hết sức để giữ gìn nếu bạn và bạn đời đã lựa chọn nhau.
An Thanh
Cô vợ CEO thành công với cuộc hôn nhân cả thập kỉ: Phụ nữ ở nhà là một trạng thái chia sẻ, đừng đặt nặng 2 chữ "hi sinh" Đối với nhiều người, cuộc sống vẫn tích cực như vậy, chỉ là mọi thứ chậm rãi 1 chút, nhẹ nhàng 1 chút để người ta có thêm thời gian chiêm nghiệm, yêu thương và trân trọng nhau nhiều hơn. Khi những ngày Sài Gòn tháng 4 nắng chói không còn là nỗi ái ngại với những người phải hoạt động liên tục...