Chăm mẹ chồng ốm liệt giường cả tháng trời, lúc khỏe bà gọi em vào hỏi chuyện tài sản khiến em cạn lời còn chồng tức tối bỏ đi
Câu nói đó gạt đi mọi sự quan tâm của em trong cả tháng qua. Bản thân chồng em cũng cảm thấy bị xúc phạm nên kéo vợ ra về.
Em luôn tâm niệm mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sẽ tốt đẹp nếu mình luôn sống bằng sự chân thành. Về nhà chồng 4 năm nay, em chưa bao giờ cãi mẹ chồng nửa lời, dù đôi lúc mẹ con vẫn có những mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống.
Trong mắt mẹ chồng, em làm là một cô con dâu không có tiếng nói. Bởi lẽ gia cảnh nhà em rất cơ bản, thu nhập hàng tháng cũng chỉ ở mức trung bình. Trong khi chồng em có thể kiếm ra 50 triệu mỗi tháng. Vì thế mà mẹ chồng luôn ghét bỏ và nghĩ em đã mồi chài con trai bà.
Mấy năm nay, mối quan hệ giữa em và mẹ chồng không tốt lắm. Bà luôn so sánh em với cô con dâu út làm trong ngành bất động sản. Thím ấy là nhân viên kinh doanh, một tháng thu nhập vài chục triệu là bình thường. Còn em chẳng có tháng nào được cầm 10 triệu. Vậy nên quà cáp cũng không thể bằng vợ chồng nhà chú út.
Em vẫn thường hay phàn nàn với chồng, không biết nên làm gì để có thể cải thiện định kiến của mẹ chồng dành cho mình. Cho đến một tháng trước, mẹ chồng em bị tai biến và phải nằm viện. Em đã nghĩ đây chính là lúc chứng tỏ bản thân trước mặt bà.
Em ngỡ ngàng nhìn mẹ chồng, còn chồng thì nóng giận kéo em về. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Sau khi bị tai biến, mẹ chồng em không thể đi lại được. Mọi sinh hoạt của bà đều cần có người giúp đỡ. Em dâu sợ bẩn nên chẳng bao giờ đụng tay, chỉ có em là việc gì cũng không nề hà.
Khi mẹ chồng xuất viện về nhà, bà vẫn chưa đi lại được bình thường. Em lo lắng nên mang quần áo sang ở nửa tháng trời, để con ở nhà cho chồng tự chăm sóc. Sống cùng mẹ chồng, em đều nấu cơm ngày 4 bữa và phục vụ bà rất chu đáo, ai vào cũng khen.
Cứ nghĩ mẹ chồng sẽ không còn định kiến về mình. Bởi bây giờ bà đi lại được cũng nhờ công của em cả. Hôm qua nhân lúc vợ chồng em đang ngồi nói chuyện, bà đổi giọng hỏi: “Thế nào, anh chị đang nhòm ngó căn nhà này. Muốn mẹ chia tài sản thì để lại cho anh chị nên bây giờ mới tốt với mẹ đúng không?”.
Em ngỡ ngàng nhìn mẹ chồng, còn chồng thì nóng giận kéo em về. Thật sự em quá ấm ức. Đúng là căn nhà ấy ở mặt tiền và giữa trung tâm thành phố nhưng em chưa bao giờ có ý nghĩ đòi hỏi, chồng em cũng vậy. Em định lúc nào đó sẽ sang nhà nói chuyện một lần cho ra lẽ, nhưng lại sợ bệnh cũ của mẹ chồng tái phát. Theo các chị, em có nên gặp và nói một lần để bà biết mình không có ý đó không?
(ha.linh_mita…@gmail.com)
T.T.H.N
Vợ cầm hai triệu mỗi tháng vẫn nấu cơm ngon canh ngọt, tôi phục em sát đất nhưng khi biết xuất xứ những bữa cơm ấy, tôi cảm thấy kinh sợ
Ngày nào về nhà cũng thấy 3, 4 món đặt trên bàn. Tôi trêu vợ giảm bớt tiền thức ăn vì em nấu ngon quá.
Là trụ cột gia đình, tôi có lỗi khi đã để vợ thiệt thòi trong thời gian qua. Nhưng một phần cũng do vợ tôi. Nếu cô ấy không cố chấp và muốn chứng tỏ bản thân thì chuyện đã chẳng đến nông nỗi này.
Vợ chồng tôi hiện tại vẫn chưa ra ở riêng. Mặc dù tôi từng có ý định sống cùng với mẹ, vì bố tôi đã qua đời. Nhưng vợ gạt ngay, em bảo phải nhất quyết ra ngoài sống, nếu không sẽ nảy sinh mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu.
Thật ra tôi biết rõ tính mẹ. Vì bà kham khổ nên sống rất tiết kiệm. Thấy con dâu tiêu sài hoang phí, bà xót ruột và cũng nhắc nhở nhiều lần. Vợ tôi thì không biết tiếp thu nên cứ mua sắm quần áo vô tội vạ. Đợt ấy cũng vì chuyện này mà nhà tôi suýt nữa nổ ra đại chiến. Tôi đứng giữa nên đã đứng ra quyết định, hàng tháng tôi sẽ giữ tiền tiết kiệm. Còn vợ chỉ cần mua đồ ăn.
Vợ tôi thì không biết tiếp thu nên cứ mua sắm quần áo vô tội vạ. (Ảnh minh họa)
Sau khi tham khảo ý kiến của mẹ, tôi đưa vợ hai triệu để mua đồ ăn. Mọi người đừng vội cho rằng tôi đưa ít. Chúng tôi sống ở tỉnh lẻ, thực phẩm vốn không đắt đỏ như thành phố. Chưa kể buổi trưa cả hai vợ chồng đều ăn cơm ở chỗ làm. Vì thế số tiền ấy cũng không có gì là thiếu thực tế.
Lúc đầu vợ tôi phản ứng dữ dội lắm. Em bảo tôi không cầm tiền đi chợ nên chẳng biết lương thực giờ tăng giá thế nào. Tôi phải nói mấy ngày, vợ mới chịu thỏa hiệp, mặc dù có chút hậm hực khó chịu.
Đưa vợ hai triệu để mua đồ ăn, tôi cũng lo lắm. Nhưng kỳ lạ là hôm nào cũng có 3, 4 món đặt trên bàn, món nào cũng cầu kỳ lạ mắt. Thấy vậy, tôi còn trêu vợ và nói chỉ những lúc khó khăn mới biết khả năng của con người. Chứng tỏ bấy nhiêu tiền cũng đủ có bữa cơm tươm tất. Vợ tôi chỉ đáp lại với nụ cười nhạt nhẽo.
Tôi làm lạ và hỏi thì vợ trả lời tỉnh bơ: "Em trả tiền cho quản lý để mua lại đấy". (Ảnh minh họa)
Chuyện sẽ không có gì cho đến hôm nay, tôi đến nhà hàng nơi vợ làm việc để đón em. Thấy em thu dọn thức ăn thừa của khách để lại, trên đường về, tôi làm lạ và hỏi thì vợ trả lời tỉnh bơ: "Em trả tiền cho quản lý để mua lại đấy. Dù sao đồ mới nấu hôm nay, về hâm lại ăn là được".
Tôi choáng váng với câu trả lời đó, một tháng nay tôi và mẹ không hề hay biết gì. Bởi tôi đi làm về muộn, mẹ cũng tập thể dục từ 5 giờ chiều đến gần 7 giờ tối. Thành ra vợ tôi mới dễ dàng qua mặt. Về đến nhà, tôi phải chạy vào nhà vệ sinh nôn thốc tháo. Bực hơn là khi tôi yêu cầu vợ mua đồ tươi sống để nấu, em vênh mặt nói tiền tôi đưa không đủ.
Thật sự tôi rất ức chế với vợ. Cứ nghĩ em biết tiết kiệm và chi tiêu, ai ngờ lại chống chế tôi kiểu này. Nếu giờ tôi đưa thêm tiền cho vợ thì chẳng biết bao giờ mới đủ tiền mua nhà để ra ở riêng. Còn ăn đồ thừa của người khác, tôi thấy khó chịu quá. Phải làm sao bây giờ hả mọi người?
Theo T.T.H.N/Báo Tổ quốc
Tháng nào cũng đưa vợ 5 triệu đều như vắt chanh, vậy mà khi mẹ tôi bị tai nạn cần tiền, 100 triệu cô ấy cũng không có Tôi nghi vợ lén gửi về cho bố mẹ đẻ, vì nhà vợ tôi cũng hay đào mỏ lắm. Tôi không biết những người đàn ông khác trong trường hợp của tôi thì sẽ như thế nào. Nhưng ngay lúc này đây, tôi đang vô cùng giận vợ. Vợ chồng tôi lấy nhau cũng được 3 năm rồi. Nói nhiều thì không phải,...