Vừa mở cửa bước vào nhà, bé 11 tuổi bị rắn hổ mèo cắn nguy kịch
Sau buổi sáng học ở trường, bé trở về nhà để nghỉ ngơi và chuẩn bị cho buổi học chiều. Vừa mở cửa bước vào nhà, bé bị rắn quay lại cắn trúng chân.
Bé T.N.N.Y, hiện đang học lớp 5 tại một trường Tiểu học ở Định Quán, Đồng Nai nhập viện Nhi đồng 2 trong tình trạng chân trái sưng to. Các bác sĩ nhận định: Đây là vết thương do rắn hổ mèo cắn và loại rắn này được xếp vào loại nguy hiểm. Hiện tại, chân bé đã dần bình phục sau thời gian điều trị.
Người nhà bé cho biết, khi bị rắn cắn bé rất hoảng sợ, la lớn, người nhà nhanh chóng chạy tới sơ cấp cứu cho bé bằng cách caro chân lại và chuyển bé đến cơ sở y tế gần đó. Sau một thời gian điều trị, tình trạng chân của bé sưng to không giảm. Gia đình đã chuyển bé lên bệnh viện Nhi đồng 2 để điều trị.
Theo BS.CK2. Vũ Hiệp Phát – Trưởng khoa Nội tổng hợp cho biết: Tùy vào từng loại rắn (rắn chàm quạp, lục xanh, hổ đất, hổ mèo, hổ chúa, cạp nia…) mà có cách điều trị khác nhau và mức độ nguy hiểm của chúng cũng khác nhau.
Video đang HOT
Chân trái bệnh nhi bị rắn hổ mèo cắn sưng tấy.
Bác sĩ đưa ra một số cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn: Trấn an tinh thần của người bị rắn cắn; hạn chế di chuyển và nẹp; không cởi bỏ quần áo hay rửa, chạm vào vết thương; tuyệt đối không dùng các mẹo, các bài thuốc dân gian để chữa hay hút máu độc…; dùng băng thun bản rộng để băng chặt vùng bị cắn (băng chặt như khi bị bong gân), băng từ dưới vết cắn băng lên càng cao càng tốt; nẹp cố định và giữ bất động chi khi bị rắn cắn; sau đó, chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất có điều kiện cấp cứu hồi sức.
Khi bị rắn cắn, một số triệu chứng có thể gặp: Suy hô hấp, sốc, xuất huyết…
Bác sĩ đưa ra lời khuyên, để hạn chế rắn vào nhà: Cần phát quang các bụi rậm, đóng kín các cửa nhà, thường xuyên chú ý khi tới những khu vực xung quanh bể nước, bồn tắm, máy giặt,…
Phong Linh
Theo nguoiduatin
TP.HCM thí điểm xe cấp cứu 2 bánh
Sở Y tế TP.HCM đã có chỉ đạo thực hiện mô hình thí điểm xe cấp cứu 2 bánh tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Sài Gòn (Q.1).
Dich vụ xe cấp cứu 2 bánh tại TP.HCM - DUY TÍNH
Ngày 7.10, PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết Sở đã có chỉ đạo thực hiện mô hình thí điểm xe cấp cứu 2 bánh tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Sài Gòn (Q.1), sau khi các đơn vị đề xuất.
Theo đó, BVĐK Sài Gòn, Trung tâm cấp cứu 115, Phòng Nghiệp vụ y thuộc Sở nghiên cứu và triển khai thí điểm mô hình xe cấp cứu 2 bánh nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn trên địa bàn Q.1 trong các tình huống: cấp cứu người dân trong các lễ hội đông người mà xe cứu thương khó tiếp cận hiện trường, tắc đường, các tình huống tại nhà dân trong hẻm nhỏ để đưa đến BV.
Xe cứu thương 2 bánh có động cơ 110 - 125 phân khối, màu trắng, được trang bị túi chứa thuốc, dụng cụ cấp cứu... ở phía sau và 2 bên xe.
Lãnh đạo Sở Y tế giao BVĐK Sài Gòn và Trung tâm cấp cứu 115 xây dựng danh mục thuốc, trang thiết bị cấp cứu cho xe cứu thương 2 bánh; xây dựng quy định sử dụng xe cấp cứu 2 bánh báo cáo về Phòng Nghiệp vụ y xem xét phê duyệt.
PGS-TS Thượng cho biết thêm, mô hình xe cấp cứu 2 bánh trên thế giới đã có. Tại TP.HCM, trong các tình huống hẻm nhỏ, kẹt xe... có người cần cấp cứu thì lực lượng cấp cứu phải đến hiện trường nhanh, quan trọng nhất là sơ cấp cứu ban đầu thì xe cấp cứu 2 bánh cũng là một phương án lựa chọn.
Dự kiến mô hình sẽ hoàn thiện vào cuối tháng 11.2018 và đi vào hoạt động thí điểm. Sau đó ngành y tế sẽ đánh giá và nhân rộng nếu có kết quả tốt.
Theo thanhnien
Thực hư việc ngâm chân cho trẻ nhỏ trị khỏi ho Nhiều mẹ cho rằng khi con bị ho, thay vì điều trị, chỉ cần ngâm chân bằng nước gừng sẽ khỏi bệnh. - Gần đây tôi thấy nhiều phụ huynh chia sẻ trên mạng xã hội cách dùng gừng ngâm chân cho con để trị ho, sổ mũi. Tôi nghĩ cách này người lớn dùng có thể tốt, nhưng với trẻ con không...