‘Vừa mang găng tay bốc thức ăn, vừa cầm tiền là rất mất vệ sinh’
Thức ăn đường phố tiện lợi nhưng có nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Việc người kinh doanh ăn uống vừa mang găng tay bốc thức ăn, vừa cầm tiền cũng rất mất vệ sinh.
ẢNH: DUY TÍNH
Tối 28.12, Ban Quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) kết hợp với UBND Q.Tân Bình TP.HCM tổ chức lễ phát động “chung tay đảm bảo ATTP thức ăn đường phố” tại khu thức ăn đường phố (TAĐP) chợ Phạm Văn Hai.
Việc phát động này nhằm giảm thiểu ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm; đồng thời nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về ATTP của người kinh doanh.
Khu TAĐP trước chợ Phạm Văn Hai có 20 cơ sở kinh doanh các mặt hàng, như: bánh xèo, ốc, bún, bánh mì, chè, nước giải khát…
Video đang HOT
PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý ATTP TP, cho biết TAĐP rất tiện lợi, đáp ứng được nhu cầu ăn nhanh, ăn ngon của mọi người. Tuy nhiên, TAĐP tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, gây ngộ độc thực phẩm.
Bà Lan đề nghị các chủ cơ sở kinh doanh TAĐP mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, bảo quản thực phẩm tốt, đảm bảo ATTP trong chế biến, đảm bảo thức ăn ngon, an toàn.
Bà Lan nhấn mạnh việc mang găng tay trong chế biến thực phẩm rất quan trọng, nhưng việc mang găng tay vừa chế biến thức ăn, vừa tính tiền là rất mất vệ sinh. Tuy nhiên, không mang găng tay mức phạt cụng rất cao, tứ 1-3 triệu đồng.
Hiện trên địa bàn TP hiện có hơn 20.000 cơ sở kinh doanh TAĐP, với trên 24.522 người tham gia kinh doanh. 9 tháng đầu năm 2018, các quận huyện, phường xã tiến hành kiểm tra 15.193 cơ sở (76%), phát hiện 6.245 cơ sở vi phạm ATTP, 126 cơ sở bị phạt với số tiền hơn 114 triệu đồng, số còn lại bị nhắc nhở, cảnh cáo…
Bà Lan cho biết thêm, đảm bảo ATTP TAĐP là lĩnh vực khó làm nhất trong các lĩnh vực quản lý ATTP.
Nguyên nhân là tại phường xã chưa có cán bộ chuyên trách về ATTP, chủ yếu kiêm nghiệm, chưa qua đào tạo chuyên ngành về ATTP và thường xuyên thay đổi nên gặp khó khăn trong công tá quản lý, tham mưu cho lãnh đạo UBND phường xã để quản lý địa bàn. Công tác kiểm tra, xử phạt hành chính trong kinh doanh TAĐP chưa triệt để, chỉ dừng lại mức cảnh cáo, nhắc nhở…
Bên cạnh đó, người kinh doanh TAĐP thường buôn bán nhỏ lẻ, đa số là người nghèo, hoạt động thời gian ngắn và không cố định trên địa bàn và việc chấp hành quy định pháp luật về ATTP còn hạn chế.
Kế hoạch của TP là xây dựng 60 phường xã điểm và 20 khu TAĐP.
Theo thanhnien
TPHCM: Lập khu ẩm thực đảm bảo an toàn thức ăn đường phố
Bên cạnh tính tiện lợi, giá rẻ thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, có thể gây nguy hại đến sức khỏe người sử dụng. Để đảm bảo an toàn của mặt hàng thức ăn này, thành phố sẽ xây dựng mô hình, quy hoạch vào các điểm bán tập trung.
Thức ăn đường phố lâu nay đã trở thành nét văn hóa tại Sài Gòn. Ngoài giá rẻ, tiện lợi mua bán thì những món ăn đa dạng với đủ khẩu vị đến từ các vùng miền không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân mà còn "lôi cuốn" cả khách du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố lâu nay đang tự phát gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát chất lượng, đảm bảo an toàn cho người dùng.
TPHCM sẽ quy hoạch, quản lý thức ăn đường phố để bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Sau nhiều nỗ lực tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ khám sức khỏe, phát bao tay, dụng cụ gắp thức ăn, tạp dề... cho người bán, các mặt hàng thức ăn đường phố tại Sài Gòn đã có những chuyển biến tích cực, tình trạng một xô nước rửa cả chồng chén, dĩa, bốc thức ăn bằng tay trần cơ bản được đẩy lùi. Tuy nhiên, những nguy cơ nhiễm vi sinh, bụi bẩn từ môi trường, điều kiện bảo quản hạn chế, nguồn gốc thực phẩm... vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm thành phố sẽ xây dựng các mô hình điểm kiểm soát điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với loại hình kinh doanh thức ăn đường phố. Các quận huyện sẽ lập khu phố ẩm thực, tuyến đường kinh doanh, phường xã điểm trong kiểm soát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, sẽ có những tuyến đường không có thức ăn đường phố để từng bước quy hoạch vào các điểm bán tập trung nhằm tăng cường kiểm soát các điều kiện đảm bảo vệ sinh tốt hơn.
Để thực hiện kế hoạch trên, ngày 28/12 Ban Quản lý An toàn thực phẩm sẽ tổ chức Lễ phát động Chung tay đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, lập khu phố ẩm thực trước chợ Phạm Văn Hai, phường 3, quận Tân Bình. Tiếp đó, Ban sẽ phối hợp với Ủy ban Nhân dân Quận 4, quận Tân Bình triển khai xây dựng và hoàn thiện mô hình điểm về đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố trên tuyến đường Vĩnh Khánh. Sang năm 2019, mô hình trên sẽ tiếp tục được nhân rộng sang các quận huyện khác.
Ban An toàn thực phẩm kỳ vọng, những mô hình điểm về thức ăn đường phố sẽ không chỉ giúp kiểm soát tốt hơn chất lượng, an toàn thực phẩm phục vụ người dân trên địa bàn thành phố mà còn tạo điểm nhấn trong văn hóa ẩm thực của Sài Gòn, thu hút du khách du lịch từ các địa phương trong nước, khách du lịch nước ngoài đến tham quan, thưởng thức.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Hà Tĩnh: Xử phạt hành chính hơn 1.200 cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm Trong 9 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thanh tra, kiểm tra được 9.756 lượt cơ sở, phát hiện 1.284 lượt cơ sở vi phạm và xử phạt hành chính 1.212 cơ sở với số tiền hơn 1,86 tỷ đồng. Lực lượng chức năng tiến hành lấy mẫu thực phẩm để kiểm tra Lực lượng chức năng cũng...