Vừa là phụ kiện trang trí phòng ngủ, vừa giúp ngăn chặn sốt xuất huyết, những chiếc màn chống muỗi này là vật dụng không thể thiếu trong các gia đình
Mùa hè là thời điểm thuận lợi của bệnh sốt xuất huyết, cho nên đối với những ai đang có con nhỏ đều nên trang bị ít nhất 1 chiếc màn chống muỗi.
Đây là kiểu màn truyền thống với dây móc đơn sơ ở 4 góc. Loại hiện đại hơn thì có móc treo kim loại cố định.
Với màn dây cũ không có móc treo, giá từ 100.000 đồng trở xuống. Nếu được bảo quản tốt thì màn có độ bền từ 1 – 2 năm. Sau khoảng thời gian này, sẽ có nhiều trục trặc như dây màn bị đứt, sờn hoặc vải màn bị giãn, chùng.
Màn tuyn truyền thống có giá thành rẻ nhưng độ bền lại không cao
Trong khi đó, màn dây kiểu mới có độ bền cao hơn, khoảng từ 2 đến 3 năm, do bộ móc treo được gia công tốt giúp vải màn đứng dáng hơn. Giá thành của loại màn này tối đa chỉ 300k.
So với màn dây truyền thống, màn chụp tự bung vượt trội hơn rất nhiều về độ tiện dụng cũng như tính thẩm mỹ.
Các chị em không còn phải đóng đinh hay dán móc trên tường làm cho căn phòng kém xinh, cũng không phải mất quá nhiều thời gian cho việc giăng màn, móc màn hay gập màn sau khi sử dụng nữa.
Chỉ cần bung chiếc màn ra là có thể sử dụng và khi không cần thì có thể gấp một cách rất nhanh gọn. Chất liệu vải màn cũng là tuyn nên chức năng chống muỗi của màn bung không hề thua kém màn truyền thống. Giá bán cho 1 chiếc màn dao động trong khoảng 200 – 500k tuỳ theo kích thước.
Được xếp vào hàng cao cấp nhưng màn chụp khung tròn lại không được đánh giá cao về độ bền. Do có một thiết kế khá gọn gàng và độ cố định không cao, phần vải màn lại được thả tự do nên có thể bị giật đứt nếu có một lực tác dụng mạnh như khi một đứa trẻ nghịch ngợm đu người bám lấy hoặc khi chẳng may nằm đè lên màn. Đổi lại, màn lại có vẻ đẹp rất nổi bật, lãng mạn và bay bổng. Giá cho một sản phẩm chỉ từ 400k.
Video đang HOT
Hiện nay, màn khung ròng rọc là sản phẩm được lòng rất nhiều gia đình. Ưu điểm của loại này là độ cơ động, gọn gàng, dễ sử dụng, đẹp và trên hết là độ bền cao so với số tiền đầu tư. Thời hạn sử dụng cho màn khung ròng rọc sẽ được khoảng ít nhất từ 10 năm. Giá cho bộ màn này khá cao, từ 2 triệu đồng.
Đây là loại màn đứng đầu cả về độ bền cũng như độ tinh tế. Chủng loại, mẫu mã và giá cả của màn khung 4 cửa vô cùng đa dạng.
Có những bộ màn khung được làm từ gỗ cao cấp, độ bền đến hàng chục năm và giá đến cả chục triệu. Nhưng có những bộ chỉ từ 4 triệu đổ xuống, khung được làm từ chất liệu rẻ hơn nhưng thời gian sử dụng cũng phải ngót nghét 10 đến 20 năm.
Quả là một sự đầu tư xứng đáng phải không nào?
"Bỏ túi" ngay các mẹo trị muỗi đốt nhanh và hiệu quả cho trẻ nhỏ
Trong mùa muỗi hoành hành và dịch sốt xuất huyết trở nên phổ biến, bố mẹ hãy trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ bé khỏi bị muỗi đốt cũng như biết cách trị vết muỗi đốt nhanh và hiệu quả.
Bị muỗi đốt thường gây ra nhiều nguy hiểm hơn cho trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch của trẻ yếu hơn, chưa kể đến những mối nguy hiểm trong mùa dịch sốt xuất huyết. Vì thế việc bảo vệ trẻ khỏi bị muỗi đốt là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ đã bị muỗi đốt, bố mẹ cũng nên biết một số mẹo để trị những vết đốt cho trẻ thật nhanh và hiệu quả.
Việc bảo vệ trẻ khỏi bị muỗi đốt là rất quan trọng.
Mẹo trị vết muỗi đốt
Chườm đá
Đá lạnh có thể giúp giảm cảm giác ngứa và sưng đỏ nhưng cần lưu ý là không đặt đá trực tiếp lên da quá 5 phút vì có thể làm tổn thương da.
Dùng tay hoặc vải mềm xoa nhẹ nhàng vết muỗi đốt
Không để trẻ gãi vùng da bị đốt vì làm vậy có thể gây nổi mẩn đỏ cho da và để lại sẹo. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng dùng tay hoặc vải mềm xoa nhẹ vết đốt để giảm ngứa và bôi kem chống ngứa.
Bôi kem
Các loại kem kháng histamin, kem lô hội hoặc kem dưỡng calamine rất có hiệu quả trong việc loại bỏ vết đốt và sưng tấy.
Mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm, vì vậy nhỏ một giọt mật ong lên vết đốt sẽ làm giảm tình trạng viêm.
Muối biển
Bố mẹ có thể pha một ít hạt muối biển với nước ấm để bôi lên vết muỗi đốt cho trẻ vì muối có tác dụng khử trùng và chống viêm rất hiệu quả.
Baking soda
Baking soda có rất nhiều công dụng và một trong số đó chính là làm dịu vết muỗi đốt. Hãy trộn baking soda với nước và thoa hỗn hợp này lên vết muỗi đốt trong 10 phút, sau đó rửa sạch với nước.
Yến mạch
Yến mạch chứa các thành phần đặc biệt, có khả năng chống kích ứng. Giống với baking soda, chỉ cần trộn bột yến mạch với nước, sau đó thoa hỗn hợp này lên vết đốt trong 10 phút và rửa sạch với nước.
Cách phòng tránh muỗi đốt cho trẻ
Cho trẻ mặc quần áo dài tay
Một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ tránh bị muỗi đốt đó là giảm thiểu vùng da lộ ra bên ngoài. Điều đó có nghĩa là bố mẹ nên cho trẻ mặc những trang phục dài tay bởi chúng sẽ như một lớp bảo vệ mỏng cho làn da của con trước sự tấn công của muỗi. Tuy nhiên cũng nên nhớ chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt sáng màu hoặc có màu sắc nhẹ nhàng, ít hoa văn, họa tiết bởi theo nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy, muỗi thường bị thu hút bởi các màu sắc sẫm màu (màu đen, tím, nâu, đỏ) hơn là những màu sắc nhẹ nhàng.
Luôn mắc màn cho trẻ khi ngủ
Mỗi khi cho con đi ngủ, đừng quên mắc màn. Bố mẹ cần chú ý những chiếc màn phải lành lặn, nếu không chỉ với một vết rách, muỗi có thể xâm nhập và "tấn công" trẻ ngay. Không những thế, bố mẹ cũng cần nên kiểm tra thường xuyên xem bên trong màn có muỗi không vì mỗi lần mở màn ra muỗi cũng đã có thể lẻn vào.
Chọn loại kem hoặc xịt chống muỗi đúng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chống muỗi dành cho trẻ nhỏ, nhưng một số loại hóa chất tổng hợp có trong kem chống muỗi đều có khả năng tác động lên hệ hô hấp và ảnh hưởng đến làn da của trẻ, đặc biệt là những bé dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy tốt nhất bố mẹ nên chọn những sản phẩm có chiết xuất thiên nhiên hoặc có nồng độ hóa chất thấp để đảm bảo an toàn. Và cũng nên nhớ không nên dùng bất kì sản phẩm chống muỗi nào cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.
Loại bỏ những khu vực muỗi sinh sôi
Bố mẹ hãy loại bỏ môi trường phát triển của muỗi bằng cách dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, phun thuốc diệt muỗi trong và xung quanh nhà. Đặc biệt chú ý dọn sạch sẽ ở những nơi muỗi dễ trú ngụ và sinh sôi như chậu cây, thùng rác, thùng nước, góc tủ, nơi nước đọng,... Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng rải bã trà và cà phê ở sân cũng có thể giúp giảm muỗi sinh sôi.
Tránh những thời điểm muỗi hoạt động nhiều
Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ra ngoài vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn vì đó là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất. Đồng thời, bố mẹ cũng đảm bảo đóng kín cửa vào những khoảng thời gian này để giảm thiểu muỗi bay vào nhà. Ngoài ra hiện nay các gia đình cũng chọn giải pháp lắp cửa chống muỗi để bảo vệ trẻ nhỏ và cả nhà.
Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm cho trẻ
Muỗi thường bị thu hút bởi mùi thơm có trong nhiều sản phẩm như xà phòng, sữa tắm, kem dưỡng da. Vì thế khi cho trẻ sử dụng các sản phẩm này, bố mẹ nên ngửi qua hoặc đọc kỹ các thành phần trên nhãn mác để đảm bảo chúng không có hương liệu hoặc chỉ có mùi thơm nhẹ nhàng.
Chủ động ứng phó với dịch mùa và bệnh bạch hầu Hiện nay, thời tiết đang chuyển mùa, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển. Đến trung tuần tháng 7, Quảng Ngãi đã có hàng nghìn trường hợp mắc các loại bệnh dịch mùa. Bên cạnh diễn biến của dịch mùa, bệnh bạch hầu cũng đang bùng phát ở các tỉnh giáp ranh...